Huy động vốn và điều hoà vốn thông qua các Công ty Tài chính thành viên của tập đoàn.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn trong các mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (Trang 64 - 68)

17 TCT CN Tàu thuỷ VN Bộ GTVT 27 Đã có 626.704 9

2.2.2.4. Huy động vốn và điều hoà vốn thông qua các Công ty Tài chính thành viên của tập đoàn.

thành viên của tập đoàn.

hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhân tiền gửi dưới một năm”. Về công ty tài chính do Nhà nước thành lập, luật quy định: “công ty Tài chính Nhà nước là công ty tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh”.

Hiện nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho 5 công ty tài chính trong 5 Tổng công ty 91 là: Bưu chính viễn thông, Công nghiệp tàu thuỷ, Dầu khí, Dệt may, Cao su.Tuy nhiên trong những năm qua vai trò của các công ty Tài chính này còn rất mờ nhạt.

Do mới thành lập và tính chất hoạt động của Công ty tài chính thuộc loại hình này ở nước ta chưa có kinh nghiệm cho nên không tránh khỏi những lúng túng và khó khăn ban đầu. Các Tổng công ty và bản thân công ty tài chính đều phải xây dựng cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý mới để tự thích ứng với điều kiện riêng của trong tổng công ty. Các công ty Tài chính đã thực hiện chức năng trung gian tài chính phục vụ các thành viên của Tổng công ty trong phạm vi hoạt động tài chính được quy định.

Bảng 2.4: Tổng quan về các công ty tài chính của các tổng công ty 91

Đơn vị: tỷ đồng TT Tên công ty Vốn điều lệ Năm thành lập Huy động tiền gửi Vay vốn của các TCTD khác Phát hành giấy tờ có giá 2002 2003 2002 2003 2002 2003 1 CTTC Dệt may 50 1998 4,1 14,3 132,3 140,5 0 0 2 CTTC Cao su 60 1998 16,1 76,2 26,9 65,9 0 0 3 CTTC Bưu điện 70 1998 0 0 0 15,3 0 0 4 CTTC Tàu thuỷ 50 2000 0,68 19,8 20,1 301,4 0 50,07 5 CTTC Dầu khí 100 2000 31,7 141,7 89,2 769,3 0 309,6

2

(Nguồn: Trích Báo cáo kết quả hoạt động của các công ty tài chính trong các tổng công ty nhà nước năm 2002, 2003)

Một trong những vấn đề có liên quan mật thiết đối với các công ty Tài chính trong quá trình hoạt động của nó là: lĩnh vực hoạt động của công ty thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước, công ty tài chính phải tuân thủ các quy định, các chế độ do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Đồng thời, công ty cũng phải thực hiện các quy định của Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản của tổng công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do điều kiện mới nên giai đoạn đầu hầu hết các công ty tài chính gặp một số khó khăn trong hoạt động.

Công ty tài chính thuộc tổng công ty Dệt may Việt nam đã thực hiện vai trò huy động vốn và cho vay tổng công ty. Lượng vốn mà công ty tài chính Dệt may huy động qua hình thức tiền gửi của cán bộ công nhân viên từ 1 năm trở lên chỉ đạt khoảng 10%vốn điều lệ của công ty. Công ty Tài chính Dệt may đã cho vay các công ty thành viên trong tổng công ty đạt 160 tỷ đồng, chỉ bằng 3 lần vốn điều lệ, như thế là quá thấp so với khả năng cho vay của công ty tài chính . Công ty tài chính Cao su tuy có khả quan hơn, tuy nhiên quy mô huy động và cho vay vẫn còn rất nhỏ. Tổng vốn huy động khoảng 150 tỷ, tổng vốn cho vay và nhận uỷ thác đầu tư khoảng 430 tỷ đồng. Mặc dù thành lập sớm nhất nhưng đến nay cả hai công ty tài chính này vân chưa thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn. (Xem bảng 2.4 và 2.5)

Trong tổng công ty Bưu chính Viễn thông, là tập đoàn kinh doanh cần có sự phát triển công ty tài chính, Công ty tài chính Bưu điện đã được thành lập năm 2000 và cũng đã phát huy bước đầu chức năng trung gian của nó, nhưng còn ở mức sơ khai. Tình hình cho vay và nhận uỷ thác đầu tư của các thành viên trong tổng công ty Bưu chính Viễn thông đạt cao hơn so với các công ty tài chính của các tổng công ty khác trong các năm 2001, 2002, 2003. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ huy động vốn qua công ty Tài chính Bưu điện còn quá

thấp so với tiềm năng của công ty. Công ty này đến năm 2003 vẫn chưa huy động vốn tiền gửi, và đến nay vẫn chưa thực hiện phát hành giấy tờ có giá.

Công ty Tài chính Tàu thuỷ và công ty tài chính Dầu khí đã thực hiện vay vốn thông qua phát hành trái phiếu và giấy tờ có giá khác, nhờ đó đã huy động được số vốn tương đối lớn cho các thành viên tổng công ty vay (công ty tài chính Tàu thuỷ huy động đuợc 50 tỷ đồng, công ty tài chính Dầu khí huy động được 309 tỷ đồng trong năm 2003). Tuy nhiên tổng số vốn cho vay và uỷ thác của các công ty này cũng chỉ lớn hơn 8 lần so với vốn điều lệ, trong khi luật các tổ chức tín dụng cho phép không quá 20 lần vốn điều lệ.

Bảng 2.5: Tổng vốn cho vay và nhận uỷ thác đầu tư của công ty tài chính đối với các thành viên của tổng công ty giai đoạn 2001-2003

Đơn vị: triệu đồng STT Công ty tài chính 2001 2002 2003 1 CTTC Cao su 61.841 300.685 434.933 2 CTTC Dệt may 159.396 190.806 224.287 3 CTTC Bưu điện 258.081 624.072 730.646 4 CTTC Tàu thuỷ 226.131 323.613 483.093 5 CTTC Dầu khí 126.876 723.677 812.274 Tổng cộng 832.325 2.162.853 2.685.233

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của các công ty tài chính trong các tổng công ty nhà nướcgiai đoạn 2001 – 2003)

Một số khó khăn trở ngại đối với các công ty tài chính có thể tóm lược trong mấy điểm sau:

-Cơ chế quản lý bên trong các tổng công ty 91 chưa thông suốt, chưa tạo điều kiện cho các công ty Tài chính hoạt động. Lấy ví dụ: Công ty tài chính muốn đầu tư ra ngoài tổng công ty thì chưa có quy định của luật nên phải được sự đồng ý của tổng công ty mới được phép hoạt động, trong khi hoạt động này là tất yếu đối với công ty tài chính của bất cứ tập đoàn kinh doanh lớn nào trên thế giới hiện nay.

-Các công ty tài chính chưa được giao quyền lư chuyển vốn trong các tổng công ty. Đây là điểm bất cập vì chức năng của công ty tài chính trong tập đoàn kinh doanh quan trọng nhất là lưu chuyênr vốn nội bộ, thế nhưng các tổng công ty vẫn chưa tin tưởng giao quyền luân chuyển vốn và phân phối vốn giữa các công ty thành viên của tập đoàn kinh doanh cho công ty tài chính.

-Cơ chế quản lý tài chính đối với giao dịch tài chính hiện còn quá chặt chẽ, đặc biệt là giao dịch ngoại tệ. Đến năm 2003 các công ty tài chính mới được cấp phép kinh doanh ngoại tệ. Ngay cả việc mở tài khoản ngoại tệ cũng gặp một số khó khăn, do đó giao dịch của các công ty Tài chính và các doanh nghiệp gặp nhiều ách tắc.

-Sự thành lập các công ty tài chính trong các tập đoàn kinh doanh là yêu cầu tất yếu để điều hoà và huy động nguồn vốn cho tập đoàn. Tuy nhiên khi xuất hiện công ty tài chính thì nảy sinh vấn đề phân định chức năng, ranh giới nhiệm vụ giữa hai bộ phận là Công ty Tài chính và Phòng, Ban Tài chính của tổng công ty.Trên thực tế, ở một số tổng công ty 91 đã nảy sinh khó khăn về phối hợp các hoạt động của hai bộ phận này.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn trong các mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w