Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của các tổng công ty 91 định hướng phát triển tập đoàn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn trong các mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

17 TCT CN Tàu thuỷ VN Bộ GTVT 27 Đã có 626.704 9

2.1.2. Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của các tổng công ty 91 định hướng phát triển tập đoàn kinh doanh.

định hướng phát triển tập đoàn kinh doanh.

Sau khi được thành lập lại theo quyết định 90/TTg và 91/TTg năm 1994, các tổng công ty nhà nước đã từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được những kết quả nhất định đồng thời bộc lộ những hạn chế.

Nét đặc trưng của các tổng công ty nhà nước, đặc biệt là các tổng công ty 91, là tính chất chuyên ngành tương đối cao, trong mỗi ngành hoặc lĩnh vực thường chỉ có một tổng công ty 91, trừ một số ngành như lương thực có 2 tổng công ty 91 được thành lập. Đặc điểm đó của các tổng công ty 91 cần được nhìn nhận ở hai mặt:

Thứ nhất, với vị trí tổng công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước nắm giữ hầu hết thị phần của ngành kinh doanh, các tổng công ty 91 thể hiện vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, chi phối lĩnh vực hoạt động chuyên ngành và góp phần thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, vị thế “độc tôn” đó tạo cho các tổng công ty 91 lợi thế lớn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực. Từ đó kinh doanh tương đối thuận lợi và có thể đạt kết quả cao.

Thứ hai, sự “độc tôn” với các lợi thế thương mại của các tổng công ty 91 đã dẫn đến tình trạng độc quyền ở các mức độ khác nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy vị thế độc quyền hoặc “gần như độc quyền” của một số tổng công ty 91 như trong các ngành Điện lực, Dầu khí, Bưu chính viễn thông.v.v... Độc quyền có thể dẫn đến những kết quả không có lợi như: cửa quyền, hạn chế cạnh tranh, chậm đổi mới, hiệu quả hoạt động kém, gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng và sự phát triển của nền kinh tế.

Từ đặc điểm đó của các tổng công ty 91, trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, các tổng công ty 91 đang chiếm lĩnh hầu hết thị trường và phát triển mạnh mẽ với xu hướng thành lập các tập đoàn kinh doanh.

Trong lĩnh vực dầu khí, Tổng công ty Dầu khí Việt nam (Petro Vietnam) là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất hoàn toàn chi phối lĩnh vực khai thác và cung cấp dầu thô của cả nước. Năm 1999, Petro Vietnam đạt doanh thu khoảng 14.000 tỷ đồng, chiếm gần 20% ngân sách nhà nước; sản lượng dầu đạt 15 triệu tấn, khí khí thác đạt 1 tỷ m3, dịch vụ thu từ dầu khí đạt xấp xỉ 200 triệu USD.

Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức đổi tên thành tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Vietnam Posts and Telecommunications Group). Trước đây, VNPT đã chiếm tỷ trọng tuyệt đối về dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước. Tính chất độc quyền trong kinh doanh đã chấm dứt bằng việc Thủ tướng cho phép thành lập Công ty Điện tử viễn thông quân đội (02/3/2005), Công ty cổ phần dịch vụ Viễn thông Sài gòn, Công ty Viễn thông Điện lực...Tuy nhiên thị phần và vị thế của tổng công ty Bưu chính viễn thông vẫn đứng đầu trong ngành bưu chính viễn thông Việt nam. Đây là Tổng công ty đầu tiên thí điểm thành lập công ty ‘mẹ’ - tập đoàn kinh doanh trên cơ sở Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.

Bảng 2.2:Một số chỉ tiêu của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 ‘04/03 ‘05/04 1 Tổng vốn kinh doanh 18000 25000 31714 39% 27% 2 Tổng doanh thu 26920 31532 37234 17% 18% 3 Lợi nhuận 4316 5954 7152 34% 21% 4 Lợi nhuận/Vốn 23% 24% 22% +1% -1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng công ty BCVT giai đoạn 2003-2005)

Trong ngành điện, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Electricity of Vietnam - EVN) cung cấp hầu như 100% sản lượng điện của cả nước, tính đến nay tổng công ty đã cung cấp cho nền kinh tế khoảng 7,2 ngàn tỷ kWh, năm 2005 là 53 tỷ kWh, bán điện cho hơn 8 triệu khách hàng. Tuy nhiên do thị

trường điện ở Việt nam chưa hình thành, sự phát triển của Tổng công ty Điện lực Việt Nam là độc quyền hoàn toàn. Sản lượng điện cung cấp cho thị trường trong nước còn thiếu, giá điện là giá độc quyền không phản ánh giá trị thực. Trong mục tiêu phát triển EVN thành tập đoàn kinh doanh, Tổng công ty và Nhà nước đang nghiên cứu tạo lập thị trường điện trong nước, đa dạng hoá đầu tư trong lĩnh vực này.

Trong ngành Cà phê, năm 2003 diện tích cà phê cả nước đạt hơn 500.000 ha, sản lượng xấp xỉ 900.000 tấn/năm. Trong đó, Tổng công ty Cà phê Việt Nam chỉ chiếm trung bình từ 10% đến 15% sản lượng cà phê của cả nước. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Cà phê Việt Nam chiếm khoảng 23% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) có 16 nhà máy đóng tàu, 4 công ty liên doanh với nước ngoài với tổng mức sản lượng năm 2004 đạt 2.091 tỷ đồng, tăng bình quân trên 20%/năm. Trong đợt phát hành tría phiếu quốc tế vừa qua, Nhà nước đã huy động được 750 triệu USD đầu tư cho tổng công ty phục vụ cho công nghiệp đóng tàu. Vừa qua, tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ đã đóng thành công và hạ thuỷ con tàu Floren có trọng tải 53000 DWT lớn nhất từ trước đến nay, mặc dù chất lượng còn chưa thật tốt.

Trong ngành than, Tổng công ty Than Việt Nam sau khi liên kết với công ty khai thác khoáng sản Việt Nam đã thành tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam. Đây là tập đoàn đa ngành đầu tiên của Việt nam. Sản lượng than năm 2004 đạt 27,3 tỷ tấn than, xuất khẩu hơn 10,5 tỷ tấn than sạch, lợi nhuận trước thuế khoảng 1000 tỷ đồng, nộp ngân sách 609 tỷ đồng. Tính chất đa ngành của tập đoàn than thể hiện trong cơ cấu ngành kinh doanh bao gồm: công nghiệp than - điện lực - cơ khí - vật liệu nổ công nghiệp- xây dựng - thương mại dịch vụ, trong đó công nghiệp than chiếm khoảng 64,8%, các ngành còn lại chiếm 35,2% trong tổng doanh thu 15,2 ngàn tỷ đồng..v.v...

Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của các tổng công ty 91 được thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của các Tổng công ty 91 giai đoạn 1995-1999 và giai đoạn 2000-2004 TT Chỉ tiêu Đv 1995 1996 1997 1998 1999 1 Vốn NN tại TCT Tỷ đ 65.354 66.722 71.668 74.099 76.160 2 Doanh thu Tỷ đ 165.124 167.113 169.123 182.653 189.776 3 Lợi nhuận Tỷ đ 9.135 9.208 9.526 9.717 10.080

4 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn

NN % 13,9 13,8 13,29 13,11 13,23 5 Tỷ trọng số DNTV lãi % 77,6 78 77,8 70 70 6 Tỷ trọng số DNTV hoà vốn % 2,4 1 5,2 5 13 7 Tỷ trọng DNTV lỗ % 20 21 17 25 17 TT Chỉ tiêu Đv 2000 2001 2002 2003 2004 1 Vốn NN tại TCT Tỷ đ 88.572 93.645 115.308 128.868 134.023 2 Doanh thu Tỷ đ 195.992 254.268 261.642 295.304 315.268 3 Lợi nhuận Tỷ đ 12.254 13.726 15.971 17.945 18.790

4 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn

NN % 13,82 14,6 13,85 13,92 14,02

5 Tỷ trọng số DNTV lãi % 74 75 77,2 77,3 76

6 Tỷ trọng số DNTV hoà

vốn % 10,4 9,2 9,2 9,1 10,3

7 Tỷ trọng DNTV lỗ % 15,6 15,8 13,6 13,6 13,7

*Nguồn: Cục tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính.

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, từ năm 1994 đến năm 1999, các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh tại các tổng công ty 91 hàng năm đều tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng rất chậm. Về vốn nhà nước tại tổng công ty hàng năm tăng trung bình khoảng 4,7%/ năm, tốc độ tăng như vậy là thấp mặc dù cũng đã thể hiện được sự mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổng công ty nhà nước. Về doanh thu trung bình tăng khoảng 4,1%/ năm, đây là tốc độ tăng rất chậm so với tiềm năng của các tổng công ty. Hơn nữa về tỷ suất lợi

nhuận trên vốn nhà nước có xu hướng thấp dần: năm 1995 là 13,9%, năm 1996 giảm xuống 13,8% và năm 1997, 1998 thì chỉ còn 13,29% và 13,11%.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, nhờ công tác đổi mới tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp được tiến hành khẩn trương và mạnh mẽ hơn, các tổng công ty 91 đã có được những tiến bộ trong hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn nhà nước ở mức tương đối cao, trung bình 14%, cao hơn so với giai đoạn trước đó. Kết quả này chứng minh cho sự đúng đắn của việc thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty ‘mẹ’, công ty ‘con’ của hơn 23 Tổng công ty nhà nước, phát triển các tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh doanh.

*Về vốn kinh doanh:

Vốn nhà nước tại tổng công ty mặc dù có tốc độ tăng chậm (trung bình chưa đến 4%/năm), tuy nhiên đây là sự giảm tốc độ có chủ định, và điều đó không làm giảm sút việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các tổng công ty. Do tốc độ cổ phần hoá diễn ra nhanh hơn, số vốn của các cổ đông khác góp vào kinh doanh tăng lên, cùng với các hình thức huy động vốn có linh hoạt hơn nên trước nên nguồn vốn bổ sung từ ngân sách không cần nhiều, ngân sách nhà nước được tập trung cho các lĩnh vực khác.Bằng chứng cho thấy là mặc dù vốn nhà nước tăng chậm như vậy nhưng doanh thu của các tổng công ty vẫn có sự tăng trưởng nhanh chóng trung bình tăng 13% /năm, cao hơn hẳn so với giai đoạn trước. Lợi nhuận cũng tăng với tốc độ khá, bình quân 11%/ năm.

Tuy vậy, hiệu quả sử dụng vốn của các tổng công ty 91 chưa ổn định, các tổng công ty vẫn luôn ở trong tình trạng thiếu vốn. Năm 2000 tỷ suất lợi nhuận là 13,82%, đến năm 2001 tăng lên 14,6, nhưng trong hai năm 2002 và 2003 lại tụt xuống còn 13,85% và 13,92%. Điều đáng nói ở đây là các nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn tự huy động không phải ngân sách nhà nước đang chiếm tỷ lệ rất thấp và chưa đa dạng.Tình hình vốn kinh doanh của các tổng công ty 91 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4: Tình hình vốn kinh doanh của các tổng công ty 91 giai đoạn 1996-2004 Đơn vị: tỷ đồng

TT Tổng công ty Tổng vốn KD Vốn Ngân sách Vốn tự bổ sung

1996 6/2004 1996 6/2004 1996 6/2004 1 TCT Điện lực 20.930 25.342,5 20.512 20.804,3 119 4.537,9 2 TCT Dầu khí 9.020 21.758,3 9.221 21.242,8 570 490,3 3 TCT Bưu chính -VT 4.897 15.857,2 2.158 4.242,7 3,511 6.953,9 4 TCT Xi măng 2.517 9.863,5 2.038 1.795 509 1.506,0 5 TCT Dệt - may 1.693 5.448,0 996 1.232,0 697 746,0 6 TCT Hàng hải 1.419 4.365,2 510 750,6 1011 1.430,4 7 TCT Cao su 2.909 3.860,5 2.148 2.604,7 760 1.255,7 8 TCT Hàng không 1.151 2.331,2 210 343,2 2.313 2.352,8 9 TCT Cà phê 445 3.210,0 38 452,0 68 162 10 TCT Hoá chất 1.178 1.596,2 1.009 1.125,0 309 469,6 11 TCT Thép 1.131 1.433,7 1.160 1.173,7 271 230 12 TCT Than 815 1.314,1 621 1.014,7 190 295,2 13 TCT L.thực miền Bắc 212 1.121,6 155 345,1 88 65,2 14 TCT Giấy 952 989,6 918 933,4 33 56,18 15 TCT L.thực miền Nam 566 874,1 395 606,1 171 261,14 16 TCT Thuốc lá 1.019 806,3 476 533,6 145 272,6 17 TCT CN Tàu thuỷ 226 302,9 195 264,7 31 38,2 Tổng cộng 51.432 100.475 42.760 59.464 7.289 21.123

(Nguồn: Cục tài chính doanh nghiệp – Bộ tài chính)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy vốn kinh doanh của các tổng công ty 91 tăng không nhiều qua một giai đoạn khá dài hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ năm 1996 đến năm 2004, trong vòng 8 năm, tổng vốn kinh doanh chỉ tăng 2 lần từ 51.432 lên 100.475 tức là trung bình mỗi năm tăng chưa đến 12%, đây là một tỷ lệ thấp so với tiềm năng của các lĩnh vực hoạt động của các tổng công ty 91.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn trong các mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w