e) Kinh nghiệm của tập đoàn Samsung Hàn Quốc
2.1.1. Quá trình hình thành các Tổng công ty 91 và định hướng phát triển các tập đoàn kinh doanh ở Việt nam
CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔNG CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁTTRIỂN THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRIỂN THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH Ở VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành các Tổng công ty 91 và định hướng phát triểncác tập đoàn kinh doanh ở Việt nam các tập đoàn kinh doanh ở Việt nam
Quá trình thí điểm xây dựng các Tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở nước ta đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Sự hình thành và phát triển tập đoàn kinh doanh phản ánh xu thế phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình tập trung hoá và tích tụ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp liên kết lại để tăng cường thế và lực trong cuộc cạnh tranh gay gắt trước sức ép của quá trình toàn cầu hoá.
Theo định hướng đó, nhằm thực hiện một bước đổi mới trong quá trình quản lý kinh tế, ngày 22/3/1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 27/HĐBT (hiện nay không còn hiệu lực mà thay bằng Nghị định 199/CP) về điều lệ của các liên hiệp xí nghiệp quốc doanh. Thời kỳ sau đó,
trong những năm 1992 -1993 cả nước có khoảng 250 liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty.
Tuy nhiên, do hiệu quả hoạt động thấp và sự phân tán trong sản xuất kinh doanh, ngày 7/3/1994 Nhà nước thực hiện sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp và các tổng công ty theo chủ trương mới. Theo đó, đã có 17 Tổng công ty được thành lập thí điểm mô hình tập đoàn kinh doanh theo quyết định 91/TTg và 74 Tổng công ty Nhà nước thành lập theo quyết định 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc hình thành các Tổng công ty đặc biệt là các Tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh phù hợp với quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.
Bảng 2.1: Các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định 91/TTg (Tính đến ngày 31/12/2005)
T