17 TCT CN Tàu thuỷ VN Bộ GTVT 27 Đã có 626.704 9
2.2.1.2. Cơ chế giao vốn và bảo toàn vốn đối với các Tổng công ty
Cơ chế giao vốn đối với các tổng công ty nhà nước thể hiện tính chất đặc thù của việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước ở nước ta. Việc giao vốn là một trong những biện pháp nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản lý vốn thuộc sở hữu nhà nước, thúc đẩy các doanh nghiệp thành viên sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo được vốn đã tiếp nhận từ nhà nước.
Nghị định 199/2004/NĐ-CP đã quy định về quy chế giao vốn và bảo toàn vốn đối với công ty nhà nước như sau:
1.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao vốn nhà nước đầu tư cho các công ty nhà nước mới thành lập.
2.Việc giao vốn phải được hoàn thành trong vòng 60 ngày, kể từ ngày công ty nhà nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Đối với công ty nhà nước phải đầu tư và xây dựng thì việc giao vốn thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ khi công ty nhà nước đi vào hoạt động kinh doanh.
3.Bên giao vốn:
a) Bộ Tài chính đối với các công ty do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
b) Bộ quản lý ngành đối với công ty nhà nước do Bộ, ngành quyết định thành lập.
c) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các công ty nhà nước do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
4. Bên nhận vốn:
a) Chủ tịch hội đồng quản trị đối với công ty nhà nước có hội đồng quản trị.
b) Giám đốc đối với công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị.
Về chế độ bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước, Nghị định 199/2004 quy định như sau:
Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước tại công ty bằng các biện pháp sau đây:
1. Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước.
3. Xử lý kịp thờii giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy chế và trích lập các khoản dự phòng rủi ro: Dự phòng giảm gia hàng tồn kho; dự phòng các khoản phải thu khó đòi; dự phòng cấc khoản giảm giá các khoản đầu tư dài hạn;dự phòng trợ cấp mất việc làm, thôi việc.
4. Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Bộ tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản.
Như vậy về quy chế giao vốn và bảo toàn vốn đã có những tiến bộ đáng kể so với những quy định trước đây. Lấy ví dụ: so với quy định trước đây là bên nhận vốn là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) thì bây giờ luật quy định là chỉ có chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng ra nhận vốn, trường hợp không có hội đồng quản trị thì Tổng giăm đốc (Giám đốc) mới đứng ra nhận vốn. Đây là một thay đổi đúng đắn vì nếu để cơ chế hai người đứng ra nhận vốn như vậy thì sẽ rất khó xác định nghĩa vụ và trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước trong công ty là Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc (Giám đốc) và Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng không biết là người đại diện cho vốn nhà nước giao hay đại diện cho công ty nhận vốn giao. Tuy nhiên trong cơ chế giao vốn và bảo toàn vốn như hiện nay vẫn còn những vướng mắc cần giải quyết:
Thứ nhất: Tính rủi ro trong kinh doanh và sự biến động khó dự đoán của thị trường. Nếu nhìn từ góc độ kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, không ai có thể đảm bảo chắn chắn về những biến động trong tương lai. Vì vậy, ở một chừng mực nào đó, chế độ bảo toàn vốn có sự hạn chế. Việc bắt buộc một Tổng giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm pháp lý về bảo toàn vốn trong tổng công ty do người đó phụ trách là thiếu tính khả thi, có ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là tính hiện thực. Đó là do trong thực tế không phải bao giờ cũng tách bạch được các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Trong một tổng công ty rất khó xác định được bao nhiêu phần trăm là lỗi của Tổng giám
đốc, bao nhiêu phần trăm là lỗi của Chủ tịch hội đồng quản trị nếu xét trong cơ cấu tổ chức nhân sự như hiện nay.
Thứ hai: Các tiêu chuẩn định mức chưa đồng bộ. Trong việc xác định giá trị tài sản làm căn cứ bảo toàn vốn, một trong những khó khăn lớn nhất là các căn cứ chính xác để đánh giá giá trị tài sản. Nếu không có quy định cụ thể thì khái niệm "mặt bằng giá thị trường" có thể được ấn định một cách chủ quan, thiếu chính xác. Chẳng hạn, khi giao vốn thì các tài sản bị đánh giá thấp xuống, nhưng khi xác định vốn được bảo toàn cuối kỳ thì các tài sản của công ty được định giá cao hơn thực tế.
Thứ ba: Các thủ tục để hoàn tất đầy đủ quy trình giao vốn, bảo toàn và phát triển vốn còn phức tạp, gây tốn kém thời gian và nguồn lực. Thủ tục giấy tờ còn phiền phức, sự chứng kiến của các cá nhân nhiều khi mang tính hình thức. Nếu lấy căn cứ pháp lý trên giấy tờ, trên các chứng tứ thì rõ ràng có thể loại bỏ hình thức chứng kiến và các nghi lễ giao nhận vốn phức tạp, tốn kém.