Huy động vốn bằng tín dụng thương mại và ký hợp đồng hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn trong các mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (Trang 62 - 64)

17 TCT CN Tàu thuỷ VN Bộ GTVT 27 Đã có 626.704 9

2.2.2.3. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại và ký hợp đồng hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Nguồn vốn tín dụng thương mại cũng chiếm một vị trí nhất định trong tổng nguồn vốn hoạt động của các tổng công ty. Tuy nhiên, phần lớn các quan hệ tín dụng thương mại chưa được thúc đẩy mạnh mẽ. Cơ sở pháp lý điều tiết các quan hệ tín dụng và công cụ thương phiếu còn rất hạn chế. Pháp lệnh thương phiếu do Uỷ ban Thương vụ Quốc hội đã ban hành từ ngày 24/12/1999 cho đến nay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và chưa thực sự trở thành căn cứ pháp lý vững chắc cho công cụ thương phiếu. Đây là một biểu hiện thiếu đồng bộ của cơ chế quản lý trong điều kiện thị trường, gây trở ngại cho việc huy động

vốn cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có các tổng công ty thí điểm mô hình tập đoàn kinh doanh.

Huy động vốn thông qua liên doanh liên kết là một lợi thế của các tổng công ty 91 đồng thời là một đặc trưng của mô hình tập đoàn. Thông qua liên doanh, liên kết các tổng công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hợp tác được với những công ty lớn trên thế giới. Thông qua liên doanh các tổng công ty vừa có được nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và tiếp cận công nghệ tiên tiến vừa học hỏi được kinh nghiệm kinh doanh, đào tạo nhân lực. Thời gian qua các tổng công ty 91 tuy chưa thực sự huy động được nhiều vốn từ nguồn này nhưng cũng đã khá thành công trong việc gọi vốn đầu tư nước ngoài xét trên điều kiện nền kinh tế nước ta hiên nay. Các tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam, tập đoàn Than Việt nam, tổng công ty Dầu khí Việt nam, tổng công ty Điện lực Việt nam… đều đã thu hút được nguồn vốn liên doanh đầu tư đổi mới công nghệ đem lại những thành công rõ rệt.

Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn thông qua hình thức Liên doanh của tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt nam.

TT T Tên liên doanh Đối tác Vốn pháp định (1000 USD) Tổng vốn đầu tư (1000 USD) Tỷ lệ góp vốn(%) T.gianhoạt động Đối tác VN

1 DEASUNGVINA- (Hàn Quốc)Deasung 9.400 17.500 54,8 45,2 15 năm

2 ANSV Acatel (Pháp) 4.222,5 14.075 51,2 48,8 20 năm

3 VINA-GSC (Hàn Quốc)LG 8.100 8.100 50 50 20 năm

4 VKX LG

5 FOCAL Simens (Đức) 4.698,6 8.643,2 51 49 20 năm

6 TELEQ Simens (Đức) 4.500 15.000 60 40 15 năm

7 VFT (Nhật bản)Fujitsu 6.000 12.000 50 50 15 năm

8 VINECO (Nhật bản)Nec 7.000 15.000 51 49 15 năm

(* Nguồn: Báo cáo tổng kết tổng công ty BCVT - 2001)

Bên cạnh đó, hình thức liên kết cũng phải hết sức linh hoạt, trong điều kiện nên kinh tế thị trường phát triển,các giá trị vô hình như thương hiệu và bản quyền phải được đánh giá đầy đủ. Một ví dụ rất điển hình đó là khi các công ty muốn trở thành công ty ‘con’ của công ty ‘mẹ’ - Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam thì công ty đó phải chấp nhận 50% vốn điều lệ của công ty phải thuộc về tổng công ty này, khi đó công ty ‘con’ đó được phép lấy tên gọi và hoạt động dưới thương hiệu VinaShin của Tổng công ty.

Một nguồn huy động vốn quan trọng nữa là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ và các tổ chức quốc tế - ODA. Đối với các tổng công ty nhà nước, nguồn vốn ODA là nguồn vốn lớn và hết sức quan trọng. Đây là một nguồn vốn lớn được ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ và các ưu đãi khác. Đối với nguồn vốn này thì các tổng công ty phải sử dụng có hiệu quả, tạo uy tín mới có thể thu hút và tăng số lượng cam kết của các tổ chức hỗ trợ và cho vay. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc sử dụng nguồn vốn này có nhiều bất cập. Do tính ưu đãi của nguồn vốn nên các tổng công ty sử dụng chúng tuỳ tiện không đề cao vấn đề hiệu quả sử dụng, thậm chí gây thất thoát nhiều. Hiện nay, trong các tổng công ty có công ty tài chính thành viên, việc quản lý nguồn vốn ODA vẫn chưa được giao cho các công ty tài chính này quản lý.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức huy động vốn trong các mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w