Hoàn thiện và đổi mới công tác cán bộ nghiệp vụ

Một phần của tài liệu TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 98 - 102)

- Đối với phơng pháp xác định định mức chi theo học sinh có u điểm đảm bảo đủ ngân sách chi thờng xuyên cho các trờng; Đối với khu vực giáo dục

1. Tổng khả năng nguồn tài chính chi cho GD ĐT (Tỷ đồng)

3.3.6. Hoàn thiện và đổi mới công tác cán bộ nghiệp vụ

+ Nhất thiết phải có đủ đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch tài chính đợc đào tạo cơ bản và đợc bồi dỡng nghiệp vụ thờng xuyên đối với các cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo từ cấp Phòng GD-ĐT trở lên; đồng thời phải có đủ đội ngũ kế toán chuyên nghiệp tại mỗi cơ sở giáo dục - đào tạo. Nhanh chóng ban hành và thống nhất áp dụng kế toán bằng máy vi tính.

Kết luận

Thực hiện Nghị quyết Trung ơng 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, toàn ngành giáo dục - đào tạo đã nỗ lực phấn đấu, quyết tâm đổi mới nhằm tạo ra chuyển biến rõ nét cả về quy mô, chất lợng và hiệu quả, từng bớc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc.

Những kết quả đạt đợc trong việc duy trì hoạt động giáo dục, từng b- ớc khắc phục những yếu kém về chất lợng và hiệu quả trong điều kiện hết sức hạn hẹp về tài chính và cơ sở vật chất là rất đáng kể. Tuy nhiên, sự hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội, về năng lực giáo viên và cơ sở vật chất của ngành giáo dục, về thu nhập và chất lợng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân tác động mạnh mẽ, tạo ra khoảng cách về chất lợng giáo dục giữa các vùng miền, giữa các loại hình, giữa các phơng thức giáo dục. Nhìn chung, đối chiếu với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc và so sánh với trình độ giáo dục - đào tạo của các nớc có nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới, chất lợng và hiệu quả giáo dục nớc ta vẫn có phần yếu kém. Nâng cao chất lợng và hiệu quả vẫn đang là yêu cầu bức xúc, là thách thức chủ yếu mà ngành giáo dục phải cố gắng vợt qua.

Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, Bộ Kế hoạch - Đầu t và Bộ Tài chính đã giúp Chính phủ tăng ngân sách cho giáo dục, bảo đảm yêu cầu định mức do Nghị quyết TW2 đề ra. Năm 1996, phần ngân sách nhà nớc chi cho giáo dục chiếm 11%, đến năm 2000, chiếm 15%. Về con số tuyệt đối, phần ngân sách nhà nớc chi cho giáo dục năm 2000 so với năm 1996 gấp 1,6 lần Mặc dầu vậy, ngân sách nhà nớc chỉ mới đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Phần lớn ngân sách dùng để trả lơng và các khoản phụ cấp theo lơng (có nơi tới 90%).

Với nguồn kinh phí đầu t cho giáo dục - đào tạo còn hạn hẹp, để sử dụng một cách có hiệu quả hơn nữa thì tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách là một khâu hết sức quan trọng, luận văn này đã tập trung phân tích thực trạng quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nớc ta trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đổi mới khâu quản lý ngân sách.

Đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo cần đợc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đợc nêu ra sau đây:

- Đổi mới quy trình kế hoạch hóa ngân sách GD-ĐT: trong đó phân tích các căn cứ mới để xây dựng dự toán chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo; Đổi mới qui trình lập, thẩm tra, phê duyệt dự toán chi ngân sách GD-ĐT và phân định rõ trách nhiệm và sự phối hợp giữa các Bộ trong việc lập dự toán chi giáo dục- đào tạo.

- Đổi mới công tác phân bổ và giao kế hoạch - Đổi mới quy trình cấp phát kinh phí cho GD-ĐT. - Đổi mới quy trình quyết toán ngân sách GD-ĐT.

Tóm lại: Những giải pháp quan trọng nhất trong quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo mà luận văn đề xuất là:

+ Nhất thiết phải xây dựng đợc dự toán trung hạn và dài hạn; trên cơ sở đó xây dựng dự toán hàng năm theo kết quả đầu ra, căn cứ vào chiến lợc phát triển của ngành, có xác định mục tiêu u tiên nhằm đảm bảo sử dụng các nguồn tài chính đạt hiệu quả cao nhất.

+ Việc giao chỉ tiêu ngân sách cho các Bộ, địa phơng tổng hợp theo từng nội dung, nhiệm vụ chi tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phơng chủ động phân bổ kinh phí, tổ chức lồng ghép các chơng trình mục tiêu trên cùng địa bàn.

+ Việc cấp phát trực tiếp kinh phí chi thờng xuyên từ cơ quan tài chính qua kho bạc cho các cơ sở giáo dục - đào tạo hàng quí (Không cấp qua cơ quan

quản lý giáo dục) theo một Mục chi duy nhất (Mục 134) đã giảm đợc 1 cấp trung gian, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục - đào tạo chủ động và tăng cờng tính chịu trách nhiệm trong việc phân bổ và sử dụng kinh phí cho các hoạt động giáo dục - đào tạo phù hợp với cơ chế quản lý mới, với điều kiện mới. Từ những giải pháp nói trên, luận văn đã chỉ rõ 6 điều kiện để thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề xuất.

Một phần của tài liệu TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 98 - 102)