Đa dạng hoá các nguồn tài chính tại ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Giải pháp tự chủ tài chính ĐHQGHN (Trang 54 - 59)

III. Các khoản chi do thủ tr ởng đơn vị quyết định

3.2.1. Đa dạng hoá các nguồn tài chính tại ĐHQGHN

Một trong những thách thức to lớn đối với giáo dục đại học các nớc đang phát triển, Việt Nam và ĐHQGHN hiện nay là nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lợng và sự thiếu hụt nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính. Làm thế nào để có thể thu hút tối đa các nguồn tài chính đầu t cho giáo dục đại học đợc đặt ra cho các nhà quản lý.

Qua nghiên cứu thực trạng đã cho thấy các trờng đại học Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn đầu t của ngân sách nhà nớc, điều này đã dẫn đến việc các trờng rất thụ động trớc sự thay đổi của môi trờng, trong các hoạt động của bản thân trờng mình. Một trong các nội dung quan trọng của cải cách quản lý ở các trờng đại học theo hớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm là đa dạng hoá các nguồn tài chính.

Đa dạng hoá nguồn tài chính không chỉ nhằm cải thiện khả năng tài chính của các cơ sở đào tạo mà còn giúp các trờng đại học đứng vững trớc thay đổi của môi trờng bên trong và ngoài trờng đại học.

Các nguồn tài chính đầu t cho ĐHQGHN hiện nay gồm có ngân sách nhà nớc cấp, các nguồn thu sự nghiệp và các nguồn tài trợ, viện trợ... Trong điều kiện nguồn lực từ ngân sách nhà nớc tăng thêm có hạn và ngày càng có xu hớng giảm đi khi các trờng thực hiện xã hội hoá và cơ chế tự chủ tài chính thì việc đa dạng hoá và tăng cờng thu hút các nguồn tài chính là giải pháp hiệu

quả. Trong đó quan trọng nhất đối với các trờng đại học và ĐHQGHN là nguồn thu học phí.

Kinh nghiệm thu học phí dể tăng cờng cơ sở tài chính cho giáo dục đại học đã có nhiều nớc thực hiện. Có thể lấy ví dụ ở Trung Quốc, bắt đầu từ thập kỷ 90, học phí của sinh viên chiếm khoảng 9% các chi phí đào tạo, tuy nhiên những sinh viên tự túc phải đóng học phí cao hơn 10 lần để trang trải toàn bộ chi phí đào tạo. Nguồn thu chủ yếu của các trờng đại học Mỹ là từ học phí, nguồn đầu t từ ngân sách chỉ chiếm dới 50% tổng kinh phí của các trờng. Các trờng đại học ở Anh hiện nay cũng gặp phải những khó khăn về tài chính, họ dự kiến tăng mức học phí lên 300% nhằm đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho giảng dạy và học tập.

Từ những năm 90 của thập kỷ trớc, Đảng và Nhà nớc ta đã có chủ trơng xã hội hoá giáo dục, cho phép các trờng đại học đợc thu phí và giữ lại để đầu t cho hoạt động giáo dục - đào tạo của trờng. Học phí đã trở thành nguồn tài chính quan trọng của các trờng đại học Việt Nam. Kết quả khảo sát đào tạo tài chính các trờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam năm 2001 cho thấy nguồn thu học phí chiếm khoảng 36% tổng nguồn thu.

Tại điểm 1 Điều 92 của Luật giáo dục quy định “Học phí là khoản đóng góp của gia đình ngời học hoặc ngời học để góp phần bảo đảm các hoạt động giáo dục”.

Nguồn thu học phí của các trờng đại học công lập hiện đang thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ - TTg ngày 31/8/1998 của Thủ tớng Chính phủ. Quyết định 70/1998/QĐ - TTg bớc đầu tạo lập đợc hành lang pháp lý quan trọng để tăng cờng quản lý thu, chi học phí ở các trờng công lập. Việc tổ chức thu và quản lý tốt nguồn thu này đã tạo ra một nguồn lực tài chính đáng kể đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo, góp phần đầu t cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện giảng dạy – học tập và nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Đặc biệt học phí có vai trò quan trọng vì nó không phụ thuộc vào tốc độ tăng trởng kinh tế, quan điểm, chủ trơng đầu t của Nhà nớc

cho giáo dục - đào tạo, điều đó tạo ra tính chủ động rất cao cho các trờng đại học. Tuy nhiên, do đợc ban hành và thực hiện từ năm 1998, Quyết định trên đã trở lên bất cập, không phù hợp về định mức thu, về tỷ lệ trích cho các nội dung chi.

Xuất phát từ những lý do trên, việc thay đổi khung học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ - TTg đã đợc các Bộ, ngành nhất trí. Về phía ĐHQGHN đã đợc Thủ tớng Chính phủ cho phép xây dựng khung học phí thí điểm thực hiện trong ĐHQGHN. Để thực hiện đợc yêu cầu này, ĐHQGHN cần thiết phải xây dựng một đề án học phí với các nội dung cơ bản sau:

- Điều chỉnh lại khung học phí theo yêu cầu phát triển của giáo dục - đào tạo trong điều kiện mới nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu cho giảng dạy – học tập.

- Xây dựng khung học phí theo chơng trình đào tạo, cơ cấu ngành đào tạo. Mức thu học phí trớc đây cha có sự phân biệt theo chơng trình, ngành đào tạo. Vì vậy cha đáp ứng đợc các yêu cầu đặc thù riêng của từng chơng trình, ngành đào tạo, khung học phí mới cần phân biệt:

+ Học phí theo các chơng trình đào tạo hiện nay của ĐHQGHN nh: Ch- ơng trình đào tạo đại trà, đào tạo chất lợng cao, đào tạo liên kết quốc tế).

+ Học phí theo ngành nghề đào tạo: Chi phí đào tạo là cơ sở quan trọng để xác định mức học phí mà học sinh phải đóng góp. Đối với từng nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo khác nhau, sẽ có mức chi phí khác nhau do đó mức thu học phí cũng khác nhau. Khung học phí mới phải phù hợp theo ngành: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, các ngành lý thuyết, các ngành thực nghiệm, ngành công nghệ...

+ Học phí theo khu vực nhằm đảm bảo thực hiện tốt chính sách xã hội. Một mặt xây dựng khung học phí mới, đồng thời vẫn phải bảo đảm công bằng xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội của Nhà nớc. Khung học phí sẽ có một chế độ miễn giảm đối với sinh viên nghèo, sinh viên dân tộc thiểu số, sinh viên vùng sâu, vùng xa, sinh viên là con em gia đình thơng binh liệt sĩ, gia

đình có công với cách mạng. Việc thực hiện miễn giảm học phí cho sinh viên theo chính sách của Nhà nớc cũng là một gánh nặng cho trờng đại học hiện nay (có trờng số miễn, giảm chiếm tới 30% số sinh viên). Vì vậy hiện nay các trờng đại học rất mong muốn Nhà nớc có chính sách, cơ chế mới cho vấn đề này. ĐHQGHN đã có kiến nghịo đề nghị Nhà nớc chuyển ngân sách về địa ph- ơng để thực hiện chế độ, chính sách xã hội.

Nguồn thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN cha đợc khai thác hiệu quả theo khả năng và tiềm lực vốn có.

Để tích cực khai thác hiệu quả nguồn thu từ hoạt động giáo dục đào tạo trong thời gian tới cần khuyến khích các trờng đại học, cơ sở đào tạo trong ĐHQGHN mở rộng các hoạt động thu hút đầu t cho đào tạo. Bằng cách:

- Cho phép các trờng đợc đa dạng hoá các loại hình đào tạo (chính quy, không chính quy, tập trung, không tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo liên thông), các bậc đào tạo (sau đại học, đại học, phổ thông chuyên), các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dỡng.

- Ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp, các công ty lớn và các địa phơng. Trong vài năm gần đây, ĐHQGHN đã có các văn bản thoả thuận hợp tác với các địa phơng nh Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng... nhằm giúp họ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lợng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phơng và đã có nguồn thu lớn mang lại từ các hoạt động này. Tuy nhiên, với tiềm lực về đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có, ĐHQGHN còn có thể thu hút một nguồn đầu t lớn hơn cho các yêu cầu cho đào tạo chất lợng cao.

Một mặt nhiệm vụ quan trọng khác đã đem lại uy tín rất lớn cho ĐHQGHN đó là nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó còn có khả năng thu hút nguồn thu đáng kể cho ĐHQGHN. Với tiềm lực chất xám và điều kiện nghiên cứu khoa học hiện tại của ĐHQGHN nguồn thu này còn cha tơng xứng. Có thể nói hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai kết quả khoa học – công nghệ phục vụ đời sống xã hội ở

ĐHQGHN còn rất khiêm tốn, đờng nh mới chỉ tập trung cho nghiên cứu cơ bản. Các giải pháp tích cực cần phải đợc thực hiện để tăng cờng nguồn thu này là:

- Xây dựng thị trờng khoa học – công nghệ cho ĐHQGHN.

- Ký hợp đồng cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các công ty, doanh nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm khoa học của ĐHQGHN.

- Gắn nghiên cứu cơ bản với triển khai ứng dụng để tăng hiệu quả nghiên cứu, khuyến khích các dự án nghiên cứu, sản xuất thử và thử nghiệm để tăng hiệu quả nghiên cứu.

- Tích cực tham gia các đề án lớn phục vụ việc phát triển kinh tế của đất nớc. ĐHQGHN có rất nhiều các nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, cần khuyến khích họ chủ động đăng ký tham gia các dự án, đề án khoa học lớn cấp Bộ, ngành, Nhà nớc có liên quan đến chuyên môn của mình. Điều này một mặt giúp các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu, nâng cao kiến thức, một mặt khai thác đợc sự đóng góp chất xám của họ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nớc.

- Tranh thủ kinh phí từ các đề tài hoạt động nghiên cứu khoa học của thầy hỗ trợ cho sinh viên làm nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tốt nghiệp. Mô hình kết hợp giữa các trờng đại học và viện nghiên cứu ở các nớc phát triển tỏ ra rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lợng đào tạo và nghiên cứu khoa học - ĐHQGHN cũng đang tích cực đổi mới cơ chế quản lý theo h- ớng đại học nghiên cứu. Vì vậy bớc đầu cần tạo cơ chế cho sinh viên đợc tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học của thầy để có điều kiện nghiên cứu khoa học, giải quyết những khó khăn về tài chính giành cho việc đi thực tập, mua hoá chất thí nghiệm của sinh viên.

ĐHQGHN cần phát huy vai trò của một trung tâm đào tạo chất lợng cao hàng đầu của cả nớc để thu hút các nguồn viện trợ thông qua hợp tác song ph- ơng, đa phơng, ủng hộ của các nhà hảo tâm, tổ chức nớc ngoài. Chủ động xây

dựng các dự án lớn để thu hút vốn đầu của các chính phủ, tổ chức nớc ngoài cho việc phát triển giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Tạo điều kiện cho các nớc, các tổ chức (trong và ngoài nớc), cá nhân tham gia liên doanh liên kết đào tạo, nghiên cứu triển khai ứng dụng để tăng c- ờng nguồn tài chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm hiện đang hoạt động trong ĐHQGHN có tham gia liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học để phát huy nội lực của ĐHQGHN, tranh thủ đầu t bên ngoài cho hoạt động đào tạo, NCKH của ĐHQGHN, nhằm nâng cao chất lợng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tự chủ tài chính ĐHQGHN (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w