Giai đoạn thứ ba: Khi kể, giảng viên muốn soi sáng một câu truyện trong Kinh Thánh hay phụng vụ, để rồi chính trong cuộc cử hành Lời Chúa, giảng

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 58 - 60)

Kinh Thánh hay phụng vụ, để rồi chính trong cuộc cử hành Lời Chúa, giảng viên giúp học viên kết hợp mình với câu truyện Kinh Thánh.

Phương pháp thính thị ( nghe - nhìn)

Ngày nay, phương tiện truyền thông đã giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục và huấn luyện ở môi trường gia đình,trường học, xã hội.phương pháp thính thị là việc ứng dụng các phương pháp truyền thông vào công việc huấn giáo. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xác định: "Thường người ta ưu tiên ứng dụng các

phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng và huấn luyện. Vì chính việc loan báo Tin Mừng cho một nền văn hoá mới tuỳ thuộc phần lớn vào ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông"[68].

Sau đây là cách sử dụng phương tiện thính thị trong huấn giáo.

Trước hết là kể chuyện và đặt học viên trước những thực tại. "Ðiều chúng

tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa" (1Ga 1, 3).

Ðặt học viên đối diện với những điều xảy ra chính là giáo dục đức tin trong sự thật. Ðối với người Việt Nam cũng như người Á châu, phương pháp kể chuyện rất am hợp vì kho tàng văn hoá Việt Nam đầy dẫy các câu truyện. Vì người Việt Nam mang tâm hồn người Á đông thích cụ thể chứ không thích trừu tượng, lý luận như người Tây phương.

Tiếp đến là diễn tả vô hình bằng các biểu tượng: Ðặt trong một không gian và một thời gian có thực, đa số con người tìm được điều họ thấy, điều họ làm và điều người khác làm. Trong công việc tìm kiếm sự siêu việt, cách diễn tả bằng biểu tượng là cách thích hợp nhất, vì nó gợi ý nhiều hơn là giải thích, bày tỏ mầu nhiệm trong khi ta vẫn không nắm bắt mầu nhiệm. Lúc này, nhà thừa sai phải nắm ý nghĩa các biểu tượng và vận dụng vào cho hợp lý. Có nhiều loại biểu tượng biểu thị nhiều cấp độ: công khai - riêng tư, trật tự - lộn xộn, thánh thiện - trần tục, mạnh - yếu.

Bước nữa là khai thác hình ảnh tôn giáo. Dân gian Việt Nam có câu: "Trăm nghe không bằng mắt thấy. Dưới nhiều hình thức khác nhau, ảnh hưởng tôn giáo làm cho huấn giáo phong phú với các hình thức diễn tả đức tin trong quá khứ và khơi dậy những cách thức mới. Ðây là con đường rất thích hợp với người thời

đại, vì họ bị tra trấn bởi quá nhiều thông tin, nên họ không còn muốn nghe mà chỉ thích nhìn.

Bước tiếp là kêu gọi sống đức tin: ngôn ngữ thính thị có sức kêu gọi người ta hành động. Giáo dục đức tin là kêu gọi hành động, hoán cải bản thân và thay đổi xã hội.

Bước cuối cùng là giảng dạy: Sứ điêp Ki-tô giáo phải được trình bày cách trọn vẹn và hệ thống. Bước này đòi hỏi giảng viên phải đưa ra những giải thích vững chắc để học viện hiểu đúng và hiểu kỹ sứ điệp. Giai đoạn này, giảng viên có thể ứng dụng những phương tiện hiện đai: Internet, màn chiếu, video, để làm cho giờ học đạt hiệu quả. Nhưng lưu ý rao giảng còn là chia sẻ kinh nghiệm lòng tin của người giảng cho người nghe.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Trên đây là nỗ lực của người viết tổng hợp từ nhiều tài liệu và ứng dụng vào bối cảnh cụ thể,với những nét đặc thù, đó là xây dựng tài liệu với những nét căn bản để huấn luyện các tu sĩ thành nhà thừa sai ở Việt Nam.

Trước hết, để muốn trở nên tu sĩ thừa sai, thì tu sĩ phải là người bao hàm những đức tính cần thiết. Phải trưởng thành về mặt tình cảm để sống sung mãn trong đời sống khiết tịnh, độc thân và quân bình trong các mối quanhệ với người khác. Nhà thừa sai phải biết sử dụng sự tự do đích thực để thong dong dâng hiến toàn thân cho sứ vụ, và đồng thời phải có thái độ cởi mở, đón nhận, lịch sự, chịu đựng và kiên nhẫn để đương đầu trước mọi vấn đề và biết hợp tác với mọi người để hoàn thành sứ vụ.

Ðể hoạt động thừa sai có hiệu quả, nhà thừa sai phải có đời sống thiêng lliệng sâu sắc. Ðó là người luôn thuộc về Chúa, ngoan nguỳ vâng nghe và để Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong mọi hoàn cảnh. Vì Chúa Thánh thần là Ðấng khởi xướng và hoàn tất công cuộc loan báo Tin Mừng. Ðời sống nhà thừa sai phải được nuôi dưỡng bằnng việc suy niệm Lời Chúa và lãnh nhận các bí tích, noi gương Mẹ Maria là nhà thừa sai đầu tiên mang Chúa đến cho người khác. hiệu quả truyền giáo không chỉ đem lại do hoạt động mà còn do đời sống hy sinh, khổ chế của nhà thừa sai.

Trong một xã hội luôn biến chuyển, trình độ dân trí được nâng cao trên nhiều lãnh vực, đòi hỏi nhà thừa sai không những phải am hiểu sâu xa các môn khoa học thánh mà còn phải có trình độ đáng kể về các môn khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Thời gian rèn luyện này phải được cập nhật liên tục, nên quá trình đào tạo trường kỳ là yếu tố rất quan trọng đối với nhà thừa sai. Bởi vì nhận thức và tâm thức con người Việt Nam dễ thay đổi do ảnh hưởng nhiều bởi toàn cầu hoá. Nhờ các môn khao học thánh, nhà thừa sai khám phá dung mạo của Thiên Chúa và ý định của Ngài trên lịch sử này. Nơi các môn triết học, nhà thừa sai học được sự khôn ngoan của nhân loại và những phương tiện để bước vào thần học, hầu khai sáng cho nhân loại những chân lý dựa trên lý trí tự nhiên.

Tiếp đến, nhà thừa sai phải noi gương Chúa Ki-tô, yêu thương những người mà Chúa Ki-tô đã trao phó bằng tấm lòng mục tử, sẵn sàng hy sinh vì ơn cứu độ của họ. Nhà thừa sai cần sáng suốt để biện phân các dấu chỉ thời đại hầu nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử nơi một thời gian, không gian nhất định. Khả năng hội nhập văn hoá và đối thoại tôn giáo là hai yếu tố quan trọng trong bối cảnh ngày hôm nay. Ðặc biệt là có khả năng đưa Tin Mừng vào nền văn hoá Việt Nam - một nền văn hoá lúa nước.

Mặt khác, để loan báo Tin Mừng thì nhà thừa sai phải nắm chắc nội dung Tin Mừng là gì? Ðó là Mầu Nhiệm Ðức Ki-tô Chết - Phục Sinh, Tin Mừng Cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại và Mầu Nhiệm Nước Thiên Chúa đã có rồi nhưng chưa hoàn tất.

Nắm chắc nội dung Tin Mừng rồi, nhà thừa sai phải tuân theo trật tự loan báo để hợp lý và có hệ thống. Trước hết là đến sống với người bản xứ để học hỏi ngôn ngữ, văn hoá, tập quán. , đây là giai đoạn đầu tiên để nhà thừa sai nắm vững tình hình xã hội và con người. Sau đó giới thiệu Thiên Chúa cho người bản xứ bằng nhiều hình thức: đời sống chứng tá, bằng lời rao giảng, nghi thức phụng vụ và huấn giáo. Ðây là quá trình đòi hỏi rất nhiều khả năng của nhà thừa sai. Cuối cùng là cử hành bí tích nhập đạo cho người không Công Giáo và đào tạo họ trở nên những nhà thừa sai tại chỗ.

Ðó là những nguyên tắc chính yếu để đào tạo tu sĩ thừa sai Việt Nam. Nhưng để đi vào chi tiết hơn, thiết nghĩ nên thực hiện những chi tiết sau:

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w