Trong sứ điệp mà Giáo Hội loan báo chắc chắn có nhiều yếu tố chính yếu và phụ thuộc. Việc trình bày những nội dung phụ thuộc thay đổi phụ thuộc rất nhiều vào những hoàn cảnh, còn nội dung chính yếu thì không thể sánh đôi hay pha trộn. Ðó là sự công bố minh nhiên rằng: Ðức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa làm người, chịu chết và phục sinh, ơn cứu độ được ban cho mọi người. Nơi Ðức Giê- su Ki-tô, Nước Thiên Chúa được thể hiện.
1. Mầu nhiệm Ðức Giê-su Ki-tô
Mục đích của việc loan báo Tin Mừng là đưa mọi người đến việc hoán cải và tin vào Ðức Ki-tô-Tin Mừng cứu độ. Biến cố cứu chuộc là nền tảng ơn cứu độ của tất cả mọi người, " Bởi vì mọi người được đưa vào mầu nhiệm cứu độ, và qua
mầu nhiệm này, Ðức Ki-tô luôn luôn kết hợp với từng người"[48].
Thánh Gioan đã khẳng định: " Không ai có thể đến được với Chúa Cha mà
không qua Thầy"[49]. Chính Ðức Ki-tô là Ðấng cứu độ duy nhất của mọi người
trong mọi thời. Như thánh Phê-rô đã mạnh dạn tuyên bố: " Ðấng mà qúy vị đã
đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Ðấng ấy và chúng ta phải nhờ vào Danh đó mới được cứu độ"[50]. Trong bối
cảnh châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, một dân tộc chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi các tôn giáo lâu đời như Phật, Lão, Khổng, thì vai trò Chúa Giê-su là Ðấng cứu độ duy nhất không dễ dàng được người Việt Nam đón nhận. Hơn nữa, ngày nay ý thức hệ " tương đối hóa" đã xâm nhập vào tâm thức người Việt Nam, cho nên họ không dễ dàng chấp nhận tính tuyệt đối hóa của một tôn giáo nào. Dứng trước hoàn cảnh này, nhà thừa sai phải nắm vững mầu nhiệm ơn cứu độ có tính duy nhất và phổ quát được thể hiện nơi Chúa Ki-tô. Nếu không thì dễ có nguy cơ viện vào lý do hòa đồng tôn giáo rồi nhượng bộ hay đánh mất căn tính của ơn cứu độ. Nhưng mặt khác nếu quá cứng nhắc, bảo thủ thì không thể đối thoại với các tôn giáo khác.
Ðiểm đáng chú ý đối với nhà thừa sai đó là trong thời đại công nghiệp này họ phải trình bày cho người khác về một Ðức Ki-tô sống động qua cách nói nămg nà hành động của Người, chứ đừng qúa chú trọng đến giáo điều, vấn đề Ngôi vị với hai bản tính. Bởi vì lối trình bày đó chỉ phù hợp với não trạng con người Phương tây do ảnh hưởng bởi thuyết nhị nguyên và triết học về hữu thể.
Ðức Ki-tô phải đóng vai trò vị Trung gian duy nhất phổ quát như Kinh Thánh đã ghi " Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và
loài người: đó là một con người, Ðưc Giê-su Ki-tô, Ðấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người"[51]. Như vậy vai trò trung gian của Ðức Ki-tô là duy nhất và phổ quát,
nhưng không loại trừ các thứ loại và cấp bậc trung gian khác. Tuy nhiên những trung gian này chỉ có thể có ý nghĩa và giá trị do từ trung gian duy nhất của Ðức Ki- tô, và những trung gian đó không thể được coi là đồng hành, ngang bằng hoặc bổ túc cho trung gian của Ðức Ki-tô( Rm5).
2. Mầu nhiệm cứu độ
Ðề tài " Cứu độ" không chỉ được nhấn mạnh, nổi bật trong Ki-tô giáo mà còn được bàn bạc nơi các tôn giáo khác thể hiện bằng nhiều từ ngữ khác nhau như: giải phóng, giải thoát, cứu rỗi. Vì thế để biện phân và đối thoại với các tôn giáo khác, nhà thừa sai phải hiểu đúng và trình bày cách trung thực.
Theo Ki-tô giáo, Thiên Chúa yêu thương muốn cứu độ mọi người không phân biệt ngôn ngữ, dân tộc, màu da. Ý định cứu độ dược thực hiện nơi Ðức Ki- tô, Ngài đã chịu chết để hòa giải mọi người với Chúa Cha. Như vậy vấn đề đặt ra là nơi các tôn giáo không phải là Ki-tô giáo có hàm chứa giá trị cứu độ không? Các tôn giáo có phải là những trung gian của ơn cứu độ cho các tín đồ của mình không?
Ðể trả lời cho các câu hỏi trên, thiết nghĩ trước hết nhà thừa sai phải xác định rõ ý nghĩa và bản chất của ơn cứu độ trong Ki-tô giáo và các tôn giào lớn ở Việt Nam.
Ðối với Ki-tô giáo, mầu nhiệm cứu độ được thể hiện nơi Ðức Ki-tô, Con Thiên Chúa làm người, chịu chết và sống lại để cứu độ mọi người, đó là tặng phẩm của ân sủng và lòng yêu thương của Thiên Chúa. Ðấng không phải là thứ cứu độ nội tại, chỉ thoả mãn những nhu cầu vật chất hay tinh thần ở trong khuôn khổ cuộc sống trần thế, nhưng là ơn cứu độ vượt qua mọi giới hạn đó để được hiệp thông với Ðấng duy nhất Tuyệt đối là Thiên Chúa: ơn cứu độ mang tính siêu việt đã bắt đầu ở đời này, nhưng được hoàn thành trong vĩnh cữu. Hồng ân cứu độ do Thiên Chúa ban cách nhưng không xuất phát từ lòng yêu thương của Người và loài người chỉ cộng tác qua việc mở lòng đón nhận bằng đức tin.
Ðối với Phật giáo, ơn cứu độ là ở quan niệm hoàn toàn khác. Theo lý thuyết của Phật học, mọi sự đau khổ đều do Tâm Trí sai lầm mà ra. Vì thế để giải thoát khỏi đau khổ, thì con người phải giác ngộ biết thật về bản tính con người và vũ trụ. Như vậy con người giải thoát của Phật giáo là một cố gắng vĩ đại của sức lực con người để tìm cách tự cứu lấy mình. Phật Thích Ca không phải là đấng cứu độ.
Khi bàn đến trung gian ơn cứu độ nơi các tôn giáo, lập trường các nhà thàn học được liệt kê thành ba lập trường: Bao hàm thuyết, Ða nguyên thuyết và Chấp nhất thuyết. Học thuyết " Bao hàm thuyết" lấy Ðức Ki-tô làm làm tâm điểm, nó chấp nhận lấy ơn cứu độ có thể xảy ra trong các tôn giáo nhưng lại từ chối một sự đối lập tự túc về ơn cứu độ này nơi các tôn giáo, vì phải dựa vào duy nhất và phổ quát tính của ơn cứu độ đến từ Chúa Giê-su Ki-tô.[52]
Còn học thuyết " Ða nguyên thuyết" lấy Thiên Chúa làm trọng điểm và chủ trương nhìn nhận những ngồn phong phú của các tôn giáo và chứng tá đạo đức của cá tín đồ, các tôn giáo này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đoàn kết cho tất cả các tôn giáo để cùng nhau xây dựng hòa bình và công lý trên thế giới. Như vậy giá trị các tôn giáo ở ngay trong sự kiện cổ võ Nước trời, Sự cứu độ và cuộc sống an lành của nhân loại. Vì thế lập trường này mang tính duy thực hiện và duy thực tại. Học thuyết " Chấp nhất thuyết" hình thành do sự hiểu lầm câu " ngoài Hội Thánh không có ơn cứu độ", đã khẳng định lấy Hội Thánh làm trung tâm rồi khước từ mọi tôn giáo khác. Lập trường này không được các nhà thần học Công Giáo chấp nhận.
Tóm lại khi bàn đến giá trị cứu độ nơi các tôn giáo khác, nhà thừa sai phải có cái nhìn thần học Ki-tô giáo để soi vào các tôn giáo ấy. Ðồng thời luôn luôn phải dựa trên những nền tảng căn bản: Chỉ trong Ðức Giê-su Ki-tô con người mới được cứu độ trọn vẹn và Thiên Chúa luôn luôn muốn cho con người được cứu độ.
3. Mầu nhiệm nước Thiên Chúa
Nét chính yếu trong sứ điệp Tin Mừng của Chúa Giê-su khi Ngài rao giảng công khai là Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. " Nước Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy
sám hối và tin vào Tin Mừng"[53]. Vì thế nội dung rao giảng của nhà thừa sai phải
Trước hết ngày nay có nhiều tư tưởng đã hoặc hiểu sai về bản chất Nước Thiên Chúa hoặc muốn giản lược Nước Thiên Chúa vào một bình diện xã hội. Có khuynh hướng nghĩ rằng Nước Thiên Chúa là triệu đại đáp ứng những nhu cầu trần thế của nhân loại và binh vào đấu tranh cho quyền lợi của người nghèo trên phương diện xã hội. Khuynh hướng này không đề cập đến giá trị siêu việt của Nước Thiên Chúa. Tiếp đến là khuynh hướng khẳng định sự độc lập của Nước Thiên Chúa không chấp nhận Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa quy hướng về Chúa Ki-tô và Giáo Hội. Lập trường này đề cao mầu nhiệm tạo dựng ẩn trong các nền văn hóa mà không màng gì đến mầu nhiệm cứu chuộc. Quan niệm này đã gạt Giáo Hội ra ngoài hoặc đánh giá thấp Giáo Hội, chỉ nhìn Giáo Hội như một dấu chỉ. Như vậy Nước Thiên Chúa là gì?
Trước tiên Nước Thiên Chúa biểu lộ trong con người Ðức Ki-tô, Con thiên Chúa và là Con Người "Ðấng đã đến để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá
chuộc thiên ha "[54]. Vậy Nước Thiên Chúa không phải là một khái niệm, một học thuyết hay một chương trình xã hội mà người ta có thể tự phác họa. Nước Thiên Chúa phải có dung mạo và danh xưng là Giê-su Na-da-rét, một khuôn mặt của Thiên Chúa vô hình. Nếu tách rời Nước Thiên Chúa ra khỏi Ðức Giê-su, sẽ có nguy cơ biến Nước Thiên Chúa thành một đối tượng hoàn toàn có tính nhân loại hoặc ý thức hệ.
Cũng vậy, chúng ta không thể tách rời Nước Thiên Chúa ra khỏi Hội Thánh vì Hội Thánh là thân mình Chúa Ki-tô, Hội Thánh là mầm sống, là dấu chỉ và là khí cụ của Nước Thiên Chúa. Mặc dù khác biệt với Ðức Ki-tô và Nước Thiên Chúa, Hội Thánh vẫn hiệp nhất chặt chẽ với Ðức Ki-tô và Nước Thiên Chúa. Ðức Ki-tô ban tặng ơn ích và phương tiện cứu độ một cách sung mãn cho Hội Thánh, và Thánh Thần trong Hội Thánh không ngừng thánh hóa, hướng dẫn và canh tân Hội Thánh.
Nhà thừa sai là đại diện cho sự hiện diện Hội Thánh đến dân ngoại để phục vụ Nước Thiên Chúa khi loan truyền trong bối cảnh xã hội đó những giá trị Tin Mừng và những giá trị này là cách diễn tả Nước Thiên Chúa và giúp con người đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa. Như thế, thực tại Nước Thiên Chúa đã khởi đầu cũng có thể gặp thấy bên ngoài Hội Thánh, bởi lẽ Chúa Thánh Thần, Ðấng muốn thổi nơi đâu và thế nào tuỳ ý Người[55]. Những nhà thừa sai phải lưu ý rằng chiều kích trần thế của Nước Thiên Chúa vẫ chưa trọn vẹn nếu chiều kích nó
không khớp với Vương quốc của Chúa Ki-tô, đang hiện diện trong Hội Thánh và đang hướng đến sự viên mãn cánh chung.
Chính vì Nước Thiên Chúa mang đặc tính phục vụ con người nên nhà thừa sai phải nhận ra những giá trị Tin Mừng trong bối cảnh xã hội cụ thể và ra sức cổ võ tích cực xây dựng những giá trị đó nếu nó bị đánh mất. Cụ thể trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay tại cá đô thị lớn: tình trạng cách biệt người giàu-nghèo quá lớn, số người di dân từ quê lên đô thị càng ngày càng đông, chủ nghĩa hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng mạnh đến người trẻ. Những nguyên nhân trên làm cho người nghèo bị loại ra bên lề xã hội, không được tôn trọng, xã hội bất công và tục hóa. Ðứng trước tình trạng đó nhà thừa sai phải ra sức cổ võ các giá trị: đối thoại, thăng tiến người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình, giải phóng người bị áp bức. Việc loan báo Tin Mừng nhất thiết phải gắn liền với việc thăng tiến con người, vì con người cần được Tin Mừng hóa không phải là một hữu thể trừu tượng mà gắn liền với những vấn đề xã hội và kinh tế. Ðiều đáng lưu ý là trong công cuộc thăng tiến và giải phóng loài người thì phải tránh hiểu từ " giải phóng" trong phạm vi ý thức hệ, các hệ thống hay các nhóm chính trị. Sự giải phóng mà công cuộc Tin Mừng hóa công bố là sự giải phóng mà chính Ðức Ki- tô đã loan báo cho con người bằng việc hy sinh hiến tế của Người.