Nghi thức chuẩn bị trực tiếp

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 35 - 36)

- Kinh nghiệm con người cảm nhận về đau khổ nhưng luôn khao khát về ChânThiệnMỹ Vì thế, phải có Ðấng thỏa mãn khao khát của con người.

q Nghi thức chuẩn bị trực tiếp

Nghi thức này thường được cử hành vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh, bao gồm các nghi thứ nhỏ: trả Kinh Tin Kính, mở ra, chọn tên thánh và xức dầu dự tòng. Trong ngày thứ Bảy này, nên tập trung người dự tòng lại để tĩnh tâm và cầu nguyện để chuẩn bị lãnh các bi tích nhập đạo.

Cuối cùng là cử hành các bí tích nhập đạo: Thanh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể trong lễ vọng Phục Sinh vào tối thứ Bảy Tuần Thánh. Nhưng lưu ý, trước đó các tâm hồn người dự tòng phải được chuẩn bị lỹ lưỡng bằng việc tham dự các buổi tĩnh tâm trong Mùa Chay.

Thời gian nhiệm huấn ( hậu tân tòng)

Ở Việt Nam, phần đông các giáo xứ thường bỏ qua thời gian huấn luyện này, vì lý do: không có nhân sự, không tập trung được các người tân tòng, không có chương trình huấn luyện cụ thể. Nhưng đây lại là thời gian rất cần thiết cho đời sống đạo của người tân tòng.

Thời kỳ này được tiếp nối ngay sau khi người dự tòng chịu các bí tích nhập đạo, nghĩa là nằm trong Mùa Phục sinh. Suốt Mùa Phục sinh, người đỡ đầu động viên người tân tòng siêng năng tham dự Thánh lễ và chủ tế nên nhắc đến họ trong bài giảng. Mục đích của thời nhiệm huấn là giúp các người tân tòng đào sâu mầu nhiệm Chúa Ki-tô, siêng năng suy niệm Lời Chúa, và để Lời Chúa chi phối cuộc sống thường ngày. Nhà thừa sai nên tạo điều kiện cho họ thực thi tông đồ, nhằm giúp họ thấy hiệu quả của tác động Lời Chúa. Ðồng thời, người có trách nhiệm giúp họ có cảm nghiệm mới về Chúa Ki-tô và Hội Thánh qua việc cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận các bí tích. Cuối cùng là động viên họ tham dự tích vào cá sinh hoạt của Giáo Hội địa phương, và như thế là cách nào đã giúp họ ý thức vị trí và vai trò của họ trong Thân Mình Chúa Ki-tô.

Hằng năm, đặc biệt là năm đầu, nên tập họp họ lại để tạ ơn Thiên Chúa, trao đổi với nhau những kinh nghiệm thiêng liêng và lãnh thêm sức sống mới. Trong ngày họp mặt này nên có thánh lễ dưới sự chủ tọa của Giám mục giáo phận để họ cảm thấy được nâng đỡ và liên kết với vị Thủ lãnh đại diện Chúa Ki-tô. Thời gian quy tụ trong năm để học hỏi giáo lý tuỳ thuộc Giáo Hội địa phương nhưng đừng gián đoạn quá lâu.

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w