Phúc Âm hoá( Evangelization)

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 38 - 40)

- Kinh nghiệm con người cảm nhận về đau khổ nhưng luôn khao khát về ChânThiệnMỹ Vì thế, phải có Ðấng thỏa mãn khao khát của con người.

2. Phúc Âm hoá( Evangelization)

Ðây là tình trạng thứ hai, không phải lúc nào nhà thừa sai cũng được gửi đến những nơi có những người chưa được nghe Tin Mừng. Bởi do nhiều lý do nên có thể nhà thừa sai phải đến những nơi những giáo xứ đã ổn định về mặt cơ cấu lẫn đời sống đức tin.Trong hoàn cảnh này, nhà thừa sai đóng vai trò như một chủ chăn thông thường, phải tìm mọi cách đẻ giúp giáo dân đào sâu đức tin và sống đức tin nhiệt thành trong môi trường giáo xứ, và công việc đó gọi là Phúc Âm hoá.

Trong Giáo Hội Việt Nam , cụ thể là các xứ toàn tòng, bị ảnh hưởng bởi truyền thống lâu đời, tập quán làng xóm nên họ giữ đạo hơn là sống đạo. Họ quan niệm Thiên Chúa là Ðấng siêu việt ở trên trời, tách hẳn với con người và liên hệ với con người qua lệnh truyền giữ mười giới răn.Với quan niệm này, sống đạo là giữ nhặt mười giới răn. Chắc chắn tư tưởng này do ảnh hưởng tư tưởng nho giáo và Khổng giáo.Vì thế một Thiên Chúa làm người, đang họat động trong lịch sử nhân loại có vẻ xa lạ dối với họ. Do đó nhà thừa sai phải giúp họ thay đổi suy nghĩ về Thiên Chúa đúng theo mặc khải bằng việc huấn giáo. Nội dung các bài giảng và chương trình giáo lý thường huấn phải tập trung vào Mầu Nhiệm Chúa Ki-tô làm người.

Tiếp đến, tâm tình tín hữu Việt Nam vẫn coi trọng Bí tích Thánh Thể, đề cao sắc thái nhiệm mầu vì tâm hồn người Việt Nam hướng về những gì bí nhiệm. Vì thế, họ chưa coi trọng hay nhận ra tác động của Lời Chúa trong phụng vụ cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, nhà thừa sai phải giúp họ đào Sâu Lời Chúa, có kiến thức về lịch sử cứu độ cách hệ thống. Ðồng thời mở những lớp học hỏ Thánh Kinh và áp dụng Lời Chúa vào trong cuộc sống cụ thể. Hơn nữa, phải đào tạo, huấn luyện những nhóm có khả năng suy niệm Lời Chúa hằng ngày và biết cách đọc Lời Chúa để tìm hiểu ý nghĩa.

Với ảnh hưởng của tập thể, thói quen được tập luyện, người công giáo Việt Nam tham dự thánh lễ rất đều đặn, tích cực tham gia các sinh hoạt tôn giáo nhiệt thành, nhưng lại thiếu kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Ki-tô trong cuộc sống. Ðể đáp ứng, khắt phục tình trạng này, nhà thừa sai phải giúp họ mở rộng nhãn quan nhờ đức tin. Ðức tin không chỉ dừng lại ở các chân lý phải tin mà còn là sự gặp gỡ giữa con người với Chúa Ki-tô, lắng nghe và đáp lại lời mời gọi của Ngài bằng cuộc sống dấn thân toàn diện. Cố gắng giúp họ tham gia phụng vụ sống động, ý thức chứ không phải thói quen và dễ xem đó như là một nghi thức văn. Ðời sống phải là sự thống nhất và hài hòa giữa đời sống ở nhà thờ và đời thường. Nhà thừa sai phải cố gắng linh đạo cho họ ngày càng có khả năng nhận ra đâu là những giá trị Tin Mừng hiện diện trong các mối quan hệ ở địa phương để vun trồng và loại bỏ những gì không phù hợp với Tin Mừng. Ðặc biệt hơn cần giáo dục họ thoát ra khỏi não trạng hạn hẹp xem đức tin như là việc tuân giữ nền luân lý mang tính cá nhân. Gây cho họ ý thức cao về sự liên đới, các giá trị xã hội, việc thăng tiến con người, công bình.

Thật vậy, nhìn chung, tín hữu Việt Nam cố gắng giữ Luật Chúa nhưng chưa có kinh nghiệm gặp Chúa. Cho nên, nhà thừa sai trước tiên phải là người có kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa. Ðể giúp họ gặp Chúa, nhà thừa sai nên giúp họ có thói quen cầu nguyện riêng và tha dự những đợt tĩnh tâm ngắn ngày. Chẳng hạn, tổ chức những đợt linh thao vào mùa hè cho sinh viên, học sinh. Một ngày tĩnh tâm cho các nhóm nhỏ, mở các lới cầu nguyện với Thần Khí. Nếu muốn nâng cao đời sống thiêng liêng và đức tin cho toàn giáo xứ thì nên tổ chức những kỳ đại phúc, hiện hoạt động này có các cha Dòng Chúa Cứu Thế sẵn sàng hướng dẫn.

Cuối cùng, xin gợi ra các bước để nhà thừa sai tham khảo hầu đưa ra những kế hoạch, giải pháp mục vụ thích ứng với nhu cầu của giáo xứ. Các bước lần lược là: kinh nghiệm, phân tích xã hội, suy tư thần học và kế hoạch mục vụ.

Kinh nghiệm là yếu tố trước tiên và căn bản cho hoạt động mục vụ. Vì thế, nhà thừa sai phải đồng hành để có kinh nghiệm sống của cộng đoàn. Xem họ đang cảm nhận điều gì? Ðiều gì họ đang phải chịu đựng? Họứng đáp lại như thế nào?

Tiếp đến là việc phân tích xã hội. Công việc này giúp cho nhà thừa sai hiểu được kinh nghiệm qua việc nghiên cứu những nguyên nhân, hậu quả và những yếu tố chính yếu, nhờ đó biết đặt những kinh nghiệm đó vào một viễn cảnh lớn hơn và nối kết các kinh nghiệm lại với nhau.

Thứ đến là suy tư thần học. Ðây là nỗ lực để hiểu kỹ hơn những kinh nghiệm đã được phân tích dưới ánh sáng của đời sống đức tin, Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo Hội. Chính Lời Chúa sẽ mang lại những ánh sáng mới, những giải đáp mới trong các tình huống trên.

Cuối cùng là đưa ra kế hoạch mục vụ. Dưới ánh sáng của các kinh nghiệm đã được phân tích và suy tư, vấn đề còn lại điều gì đáp ứng cho những đòi hỏi và làm sao đưa ra những giải pháp để mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w