Lời rao giảng

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 44 - 47)

IV. CÁCH THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG

2.Lời rao giảng

Ðức cố Giáo Hoàng Phaolô Lô VI nhấn mạnh rằng: "Qui luật rao giảng

Tin Mừng bằng lời ngày xưa đã được Tông đồ Phaolô đề ra, ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị"[61].

Thật vậy, ngày nay con người hiện đại đã chán nghe những ngôn từ và thậm chí còn tỏ ra miễn nhiễm đối với lời nói, như nhận định của các nhà tâm lý học và xã hội học. Họ thích tiếp nhận thông tin bằng những hình ảnh hơn là lơi nói. Cho dù tình trạng này chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng trong tương lai gần nó sẽ xảy ra. Thế nhưng, không vì vậy mà coi nhẹ hiệu lực của lời nói hay mất tin tưởng ở lời nói, nhất là một khi lời nói đem chân lý đến cho người nghe. Cho nên, nhà thừa sai phải hết sức ý thức sứ mạng của mình trong lãnh vực rao giảng Tin Mừng bằng lời. Như thánh Phaolô khẳng định: "Làm sao họ kêu cầu Ðấng họ

không tin? Làm sao họ tin Ðấng họ không được nghe? Làn sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?"[62]. Ðiều quan trọng là cách thức rao giảng phù hợp với

tâm thức con người thời đại mà không giảm thiểu nội dung Tin Mừng.

Trước hết, lời rao giảng xảy ra trong bầu khí cử hành phụng vụ, cụ thể là bài giảng (Homily). Lời Chúa mặc khải tình yêu cứu độ của Ngài đối với tất cả mọi người nên một khi những người nghe được Lời Chúa thì Lời Chúa tác động biến

người đó trở nên những chứng nhân đi loan báo Tin Mừng cho người khác. Vì thế, nhà thừa sai phải chú trọng kỹ lưỡng đến việc soạn bài giảng, tất nhiên nó được hình thành từ suy niệm và cầu nguyện. Bài giảng là phương tiện Thiên Chúa dùng ngang qua lời nói của thừa tác viên lời, để hoán cải và đưa ra những giải đáp cho người nghe trong bối cảnh cụ thể. Từ đó, họ được biến đổi trong cách sống và trở nên chứng của người được Lời Chúa chiếm đoạt và tác động. Khi bàn đến tầm quan trọng của bài giảng đối với việc loan báo Tin Mừng, cũng đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói rõ:

Người ta sẽ lầm nhiều nếu không coi bài giảng như một dụng cụ có giá trị và rất thích hợp để Tin Mừng hoá. Bài giảng phải biểu lộ đức tin sâu xa và lòng yêu mến của người giảng. Nó gắn bó sâ xa với lời dạy của Tin Mừng và trung thành với giáo huấn của Giáo Hội, nó sinh động nhờ sự nhiệt tình tông đồ, nó có sức nuôi dưỡng đức tin, làm nảy sinh hoà bình và hiệp nhất[63].

Ðiều nhắc nhở trên đây cho thấy bài giảng phải là kết quả của kinh nghiệm gặp gỡ giữa người giảng với Thiên Chúa, chứ không phải một mớ những lời khuyên khuyến thiện suông. Hơn nữa, người Việt Nam ngày nay, đặc biệt là giới trẻ, họ đề cao sự tự do, dân chủ, họ rất dị ứng với những định chế áp đặt, bó buộc. Do đó, bài giảng ngày nay đừng đặt nặng về giáo điều hay đòi buộc luân lý mà nên chia sẻ kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa.

Tiếp đến, nhà thừa sai cũng cần tận dụng những cơ hội trong các dịp lễ để loan báo Tin Mừng. Ðó là những khi tổ chức cử hành nghi lễ hôn phối dị giáo, lễ tang cho người tân tòng, lễ rửa tội cho người lớn hay các dịp lễ lớn có người không công giáo tham dự.

Trong bài giảng lễ cưới cho đôi hôn nhân dị giáo, nhà thừa sai nên tìm hiểu tôn giáo, văn hoá của những người không Công giáo để tìm những điểm chung làm khởi điểm cho bài giảng. Chẳng hạn, nếu họ là những người theo đạo Phật, thì nội dung bài giảng nên đề cập đến tình yêu trong Ki-tô giáo là giới răn quan trọng và ở trong Phật giáo có "Ðức từ bi" là đức tính đứng đầu trong các đức tính khác. rồi từ đó người giảng dẫn đến tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Còn nếu họ là những người theo đạo Ông bà, tôn giáo bình dân thì bài giảng có thể khởi đi từ những điểm chung là các chân lý tự nhiên: sự chung thủy trong tình yêu, thờ cha kính mẹ. nên đề cao giá trị của việc thờ kính ông bà tổ tiên và cho họ thấy đạo công giáo chẳng những không hủy bỏ tập tục tốt đẹp này, mà còn khuyến khích,

thậm chí bắt buộc do bởi giới răn Thảo kính cha mẹ. Sau đó đi lên một bậc nữa là trên tổ tiên còn có Thiên Chúa, Ðấng mà họ thường gọi là Ông trời. Ðối với người Việt nam, ông Trời là đấng được người Việt Nam tin tưởng, kêu khẩn, phó thác và yêu mến.

Người không Công giáo thường hay tham dự Thánh lễ có nghi thức Thánh tẩy cho người thân của họ. Ðây là cơ hội thuận tiện để nhà thừa sai trình bày cho họ về Mầu nhiệm Thiên Chúa yêu thương. Bằng thái độ tiếp đón họ cách niềm nỡ và tôn trọng, phong cách cử hành nghi thức nghiêm trang và sốt sắng cũng là yếu tố đánh động họ. Bên cạnh đó, nhà thừa sai cần trình bày bài giảng làm nổi bậc các ý chính: phẩm giá được làm con Chúa, sự giải thoát, sự đổi mới, tình yêu Phụ tử. để qua đó, họ có vài ý niệm về Thiên Chúa, Ðấng rất gần gũi nhưng cũng rất siêu việt. Ðặc biệt là người Việt Nam chịu ảnh hưởng của đạo Nho giáo, nên rất gần gũi với bộ ba "thiên-địa-nhân", nhà thừa sai có thể đề cao việc tạo dựng dất đai, cây cối, con người và sau đó giới thiệu Ðấng duy nhất có quyền năn tạo dựng là Thiên Chúa, và như vậy, cách nào đó đã phủ nhận các thần khác.

Cũng có thể gợi lê những giá trị Tin Mừng trong các tôn giáo bạn nhưng vẫn thuộc chương trình mặc khải của Thiên Chúa, và qua đó cho họ thấy rằng Thiên Chúa luôn quan phòng, yêu thương họ bằng nhiều cách. Nhưng nhà thừa sai cần lưu ý, phải luôn lu6n tôn tyrọng tín ngưỡng của họ, và xác tín rằng nếu như họ có bị tác động lôi cuốn đến vơi Chúa là do Chúa chứ không phải do tài hùng biện, khôn ngoan của mình.

Vào dịp có người qua đời cũng là cơ hội tốt để nhà thừa sai tận dụng giới thiệu Chúa cho người không Công giáo. Với tư cách là cha xứ trước khi dâng thánh lễ tại gia hay đi viếng xác, nhà thừa sai nên để ý đến tình trạng của thân nhân và bà con tại chỗ. Chẳng hạn, trong bài giảng Thánh lễ tại gia cho người tân tòng, có sự hiện diện của nhiều người không Công giáo, thì nhà thừa sai nên nhấn đến giá trị của đời sau. Vì quan niệm của người Việt Nam là: "Sinh ký, tử qui" (sống gửi, thác về). vậy,chết là trở về nơi vĩnh cửu, và đối với đạo công giáo là thiên đàng, là ở với Thiên Chúa.

Ngoài ra, nhà thừa sai còn trình bày về Thiên Chúa cho người không Công giáo vào các dịp lễ lớn như Lễ Giáng Giáng Sinh, lễ Vọng Phục Sinh. Ðây là thời điểm phần đông người không Công giáo có thói quen đi dự lễ với người Công giáo. Cho nên, trong bài giảng, nhà thừa sai phải dùng ngôn từ phổ thông, sáng

sủa, dễ hiểu để trình bày những mầu nhiệm Thiên Chúa mang tính gần gũi với những con người cụ thể. Nên giới thiệu dung mạo Chúa Ki-tô với những nét gần với con người Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy, đây là dịp nhiều người không công giáo được lôi kéo trở về với Chúa, nên nhà thừa sai phải lưu ý đặc biệt.

Hiện nay, các cha xứ đã có nhiều sáng kiến, nỗ lực giới thiệu Tin Mừng cho người không Công giáo bằng nhiều hình thức. Cụ thề là vào dịp các lễ lớn (Lễ Giáng Sinh), các ngài tổ chức các buồi gặp gỡ giao lưu, để tạo cơ hội cho những người không công giáo đến tìm hiểu đạo công giáo và ý nghĩa tôn giáo của các Thánh lễ lớn, như nhà thờ Tân Ðịnh, thuộc Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đã làm.

Cuối cùng, còn một con đường nữa giúp nhà thừa sai rao giảng bằng lời đó là con đường truyền thông: sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet. Ðây là con đường rất hữu hiệu để truyền đạt Lời Chúa, vì nó vừa nhanh lại vừa phổ biến được rộng rãi. Mới đây, nhân ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 35 (27/05/2001), chủ đề chính mà Ðức Thánh Cha đưa ra trong sứ điệp là "rao giảng từ trên mái nhà". Thực tế ở Việt Nam, mọi nhà mọi nơi hầu hết đều có thể tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông, phổ biến nhất là ti-vi và ra-đi-ô. Mặc dầu trong bối cảnh thực tế, Giáo Hội Việt nam chưa có đài phát thanh riêng hay một kênh htruyền hình để phục vụ cho việc rao giảng Tin Mừng, nhưng trong tương lai tình hình sẽ khác đi, nên nhà thừa sai cần phải trang bị và nắm những nguyên tắc sử dụng phương tiện truyền thông trong việc loan báo Tin Mừng.

Riêng đối với giới trí thức trẻ Việt Nam tại các thành phố, họ có điều kiện tiếp nhận thông tin bằng phương tiện Internet, nên nhà thừa sai cần tìm nhiều người hợp tác với mình để đưa lên mạng những bài chia sẻ Tin Mừng, những ánh sáng đức tin giải đáp cho những câu hỏi thâm sâu nhất trong tâm khảm con người sống trong xã hội đầy dẫy những thông tin hời hợt không chứa đựng chân lý. Hiện nay đã có một số dòng tu dùng phương tiện Internet để linh hướng và giải đáp các vấn nạn thiêng liêng cho con người, mô hình này rất thành công.

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 44 - 47)