Hình thức thứ hai là dạy cho cá nhân hoặc một nhóm nhỏ. Loại hình này có ưu điểm là học viên có thể đối thoại, chất vấn với giảng viên, qua đó, giảng viên phần nào biết được mức độ cảm nhận đức tin của học viên. Thế nhưng, hình thức này xa rời bầu khí cộng đoàn.
Ðể dung hoà, nhà thừa sai phải khôn ngoan sử dụng nhiều phương pháp trong lúc giảng dạy, để tạo điều kiện cho học viên nói lên suy nghĩ của mình.
Thủ tục
Học viên muốn học đến đăng ký vào phiếu ghi danh. Phiếu này có hai loại, một dành cho người độc thân và một dành cho người đã có gia đình ( xem phụ lục). Trong phiếu phải có thêm những chi tiết: tôn giáo của học viên, khả năng và lý do học đạo. Biết được tôn giáo cũ của từng học viên, giảng viên mới biết cách đối thoại và tế nhị trong khi giảng. Biết khả năng để tạo điều kiện cho học viên tham gia công tác của lớp nhằm giúp họ làm việc chung và thấy mình có giá trị. Tìm hiểu lý do theo đạo là đề giúp giảng viên đồng hành với họ để khai sáng, chỉ ra những động lực chính đáng hơn.
c. Nội dung và nguồn mạch
Nội dung giáo lý trong chương trình huấn giáo là toàn bộ mầu nhiệm Ki-tô giáo và phải qui Ki-tô. Thế nhưng, chúng được trình bày theo trình tự nào là tuỳ thuộc vào đối tượng và kinh nghiệm của giảng viên.
Chẳng hạn, đối với học viên am hiểu và có thiện cảm với Chúa Giê-su thì huấn phải khởi đi từ con người Chúa Giê-su, rồi đến Chúa Cha, Chúa Thánh Thần . qua sự mặc khải của Chúa Giê-su. Nhưng đối với người bình dân đã mang trong tâm hồn hình ảnh "ông Trời", thì ta phải dạy về Chúa Cha trước tiên và đặc biệt là mầu nhiệm tạo dựng.
Theo truyền thống Giáo Hội, nội dung giáo lý có thể diễn giải theo 4 lược đồ chính: năm Phụng vụ, Lịch sử cứu độ, Kinh Tin Kính, .
Nguồn mạch bao gồm các nguồn sau: Kinh Thánh, truyền thống, Giáo phụ, phụng vụ, giáo huấn của Giáo Hội và các thánh.
d. Phương pháp
Tuỳ thuộc vào văn hoá và tâm thức của đối tượng mà giảng viên áp dụng phương pháp nào cho phù hợp. Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á châu đề nghị: "Việc dạy giáo lý phải theo một lối sư phạm có tính gợi ý, sử dụng những câu
truyện, những dụ ngôn và những ký hiệu đặc trưng của phương pháp học Á châu"[66].
Trước khi bàn đến phương pháp trình bày, ta nên đề cập đến các mô hình huấngiáo đã được áp dụng trong lịch sử. Có 3 mô hình chính:
q Mô hình "Huấn giáo loan báo"
Mô hình này xuất hiện vào thập niên 60, nó có ưu điểm hoàn hảo về mặt lý thuyết và chứa đựng các nguyên tắc căn bản cho việc canh tân huấn giáo ngày nay. Trước hết có sự mới mẽ trong cách sử dụng từ ngữ. Các từ "giáo lý, giảng dạy" được thay thế bằng các từ "Tin Mừng, sứ điệp, chứng tá, loan báo, đáp trả." huấn giáo không còn xem như việc giảng dạy các điều phải tin và các giới răn phải giữ, nhưng là một sứ điệp truyền lại và mời gọi con người đáp trả. Huấn gíao đi theo lược đồ lịch sử cứu độ, và bắt đầu bằng Tin Mừng Ðức Ki-tô Phục Sinh và nhân mạnh đến việc gắn bó giữa người nghe với Ðức Ki-tô. Ðặc biệt nội dung đi sát với phụng vụ và hàm chứa chứng từ bằng lời nói và việc làm của người tin. Diễn tiến khai triển nội dung gồm 3 giai đoạn: