Nguyên tắc thứ ba: Ðiều gì ta diễn tả ra được bằng lời, bằng động tác, sẽ hiểu sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 56 - 57)

hiểu sâu sắc hơn.

Diễn tiến của phương pháp này như sau:

Trước hết, xin học viên đọc bài trước ở nhà, chẳng hạn, đọc trước một đoạn Kinh Thánh cùng một số câu hỏi gợi ý. Sau đó, đến lớp, giảng viên sẽ đặt câu hỏi trong quá trình dạy để học viên trả lời. Ðây là hình thức đối thoại, nên đối với người bình dân, họ chưa quen và rất ngại, nhất là trong bầu khí đám đông. Vì thế, giảng viên cần tế nhị và tập cho họ dần dần. Tiếp đến là hình thức thảo luận theo nhóm. Ðối với người Việt Nam nói chung, hình thức này còn lạ đối với nhiều người, nên giảng viên phải kích thích, hướng dẫn, bằng cách cho câu hỏi đi sát với thực tế. Sau đó, có thể đại diện mỗi nhóm đúc kết chia sẻ cho lớp. Khi cho họ được phát biểu chia sẻ là ta trân trọng hoạt động của Chúa Thánh Thần trên cuộc đời họ. Ðể hiểu được tâm tư, suy nghĩ và cảm nhận lòng tin của mỗi học viên, giảng viên nên lần lượt tham dự giờ chia sẻ của các nhóm. Hiện nay, ở các giáo xứ, vì không có thời gian hoặc giảng viên không thấy được tầm quan trọng của hình thức này nên thường không áp dụng. Ðúc kết của mỗi nhóm có thể minh họa bằng bài hát, hoạt cảnh, kịch.

Lưu ý, trong quá trình diễn giải, giảng viên nên đưa ra những dẫn chứng sống động, cụ thể, gần gũi với đời sống của học viên. Muốn thế, giảng viên phải trau dồi báo chí, sách và đồng hành với học viên.

Ðể cho sinh động trong lớp, giảng viên có thể sử dụng dụ ngôn để trình bày giáo lý. Phương pháp này được Chúa Giê-su sử dụng để rao giảng Mầu nhiệm Nước Trời cho dân du mục và dân sống nghề nông. Chúa Giê-su đã dùng những hình ảnh rất quen thuộc, như: nước, đất, hạt giống, cây nho. Ở Việt Nam, người dân ở các vùng quê hầu hết sống nghề nông nên phương pháp dùng dụ ngôn ắt có hiệu quả. Vì thế, giảng viên phải tìm ý nghĩa và mục đích của việc sử dụng dụ ngôn. Hơn nữa, người Việt Nam vốn có kho tàng phong phú về truyện thần thoại và truyện cổ tích, nên hiểu dụ ngôn là điều không mấy khó khăn.

Dụ ngôn vận dụng một phương pháp sư phạm về câu hỏi thay vì câu trả lời. Phương pháp này hoàn toàn trái ngược với việc nhồi sọ, lặp đi lặp lại các chân lý, các mệnh đề buộc học viên phải nhớ. Nó kể lại cuộc đời Ðức Giê-su và mở ngõ cho sự ứng đáp của học viên.

Người dự tòng (học viên) đi vào thực tại của Tin Mừng là Mầu Nhiệm Sự Chết - Phục Sinh, là mầu nhiệm vựơt qua của đời sống con người. Họ cũng đi theo con đường mà các môn đệ đã đi: từ chỗ không hiểu biết gì, các ông đã được lời của Ðấng phục Sinh soi sáng, nuôi dưỡng: "Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, người giải thích cho 2 ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh[67].

Khi dùng dụ ngôn để truyền đạt Lời, thường phải theo 3 giai đoạn: Trao đổi về câu truyện ở mức độ các từ ngữ, kết hợp với hoàn cảnh sống, và cuối cùng là cầu nguyện.

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 56 - 57)