QUÁ TRÌNH LOAN BÁO TIN MỪNG

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 31 - 33)

Mặc dù sứ vụ của Giáo Hội là làm cho mọi người. Nhưng tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau mà sứ vụ này được thể hiện bằng những hoạt động khác nhau.Khi nhận định về thế giới ngày nay, theo quan điểm loan báo Tin Mừng, chúng ta có thể phân biệt 3 tình trạng: Trước hết, đó là những nơi chưa biết Ðức Ki-tô và Tin Mừng của Người, vì thế, sứ vụ của Giáo Hội là "đến với muôn dân" (Ad Gentes); tiếp đến, có những cộng đoàn Ki-tô hữu với cơ cấu Giáo Hội vững chắc và có đức tin mạnh mẽ. Sứ vụ của Giáo Hội là mục vụ giáo xứ (Phúc Âm hoá); sau hết là những nơi có truyền thống lâu đời, nhưng người Ki-tô hữu đã đánh mất cảm quan đức tin, sống xa rời Giáo Hội và Tin Mừng, trong tình trạng này, sứ vụ của Giáo Hội là tái rao giảng Tin Mừng.

1. Ad Gentes

Tình trạng đầu tiên là nhà thừa sai đến những nơi mà con người ở đó chưa được nghe Tin Mừng cách minh nhiên hoặc ở đó chưa có cộng đoàn người Ki-tô hữu. Cụ thể ở Việt Nam ta thấy có những người dân tộc ở miềm

Bắc, hoặc người Kinh ở các vùng miền Tây. Chính những nơi này đang cần rất nhiều sự hiện diện của nhà thừa sai. Sau đây, chúng ta bàn đến quá trình đem Tin Mừng cho họ. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn: Thời gian tiền rao giảng, loan báo Tin Mừng, dạy giáo lý, xây dựng Giáo Hội địa phương và đào tạo đội ngũ truyền giáo.

a. Tìm hiểu và hội nhập (tiền rao giảng)

Bước đầu, nhà thừa sai phải đến sống âm thầm như một người dân bản địa, để học hỏi ngôn ngữ, tìm hiểu văn hoá, tập quán, tâm lý, đạo đức của người bản địa. Ðây là giai đoạn cần thiết không thể thiếu và xảy ra trước tiên. Ðây là thời gian "sống với và lắng nghe". Do đó, nhà thừa sai phải tích cực gặp gỡ dân chúng địa phương bằng các cuộc viếng thăm, qua các mối tương quan công việc. vận dụng các phương pháp tìm hiểu con người và xã hội trong các môn khoa học nhân văn vao bối cảnh cụ thể.

Ðể có thể tiếp cận được con người và văn hoá, thì nhà thừa sai cần thiết phải học ngôn ngữ của người bản xứ. Khi đã thông thạo ngôn ngữ, nhà thừa sai có thể xúc tiến việc dịch Kinh Thánh ra ngôn ngữ địa phương,để sau này phục vụ cho việc rao giảng Lời Chúa. Tiếp đến là việc tiếp cận, tìm hiểu văn hoá. Có hai con đường để tiếp cận: chủng tộc học và nhân loại học.

Tìm hiểu văn hoá bằng con đường chủng tộc học là khảo sát các tác phẩm văn chương, công trình kiến trúc, cổ vật. Ðó là những sản phẩm của quá khứ để giúp ta hiểu được văn hoá, tư tưởng của con người.

Tìm hiểu văn hoá bằng con đường nhân loại học là tìm hiểu cách sống hằng ngày, cách tự diễn tả cảm xúc, đức tin, các mối tương quan giữa người với người và người với thiên nhiên. Con đường này đòi buộc nhà thừa sai phải sống gần gũi với người bản địa.

Hơn nữa, trong giai đoạn này nhà thừa sai nên có vài hoạt động tông đồ đáp ứng nhu cầu của người địa phương, cụ thể ở Việt Nam là: sự công bình, phẩm giá con người, quyền có việc làm. Tất cả những hoạt động đó là phần nào đã đưa những giá trị Tin Mừng vào xã hội địa phương.

b. Loan báo Tin Mừng

Sau khi đã tiếp cận được với người bản địa, nhà thừa sai có thể rao giảng Tin Mừng bằng nhiều hình thức: đời sống chứng tá, rao giảng minh nhiên bằng

lời, cử hành phụng vụ. Từ đó, khi người bản xứ có cảm tình với đạo Chúa Ki-tô thì bắt đầu cho họ tham gia vào lớp tiền dự tòng.

Thời gian tiền dự tòng

Giai đoạn tiền dự tòng bắt đầu bằng việc chất vấn và đối thoại với người dự tòng. Ðây còn được gọi là giai đoạn khơi gợi đức tin. Trong những buổi gặp ban đầu, nhà thừa sai dùng những lý luận tự niên phù hợp với lý trí để nói về sự có mặt của Thiên Chúa, linh hồn, sự sống đời đời. Ðồng thời cần dựa vào tục ngữ, ca dao, phong tục tập quán, tất cả những gì là nền tảng cảm thức thần

thiêng của người Việt Nm tùy vào tuổi tác và địa vị để gợi mở các chân lý đức tin. Chẳng hạn, chân lý đức tin "là người thì ai cũng muốn có hạnh phúc vĩnh cửu".

Các chân lý cần trình bày trong thời gian này là:

Một phần của tài liệu BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH (Trang 31 - 33)