- Kinh nghiệm con người cảm nhận về đau khổ nhưng luôn khao khát về ChânThiệnMỹ Vì thế, phải có Ðấng thỏa mãn khao khát của con người.
d. Ðào tạo đội ngũ truyềngiáo
mặc dù từ bảnchất Giáo Hội địa phương là truyền giáo, nhưng để công cuộc loan báo Tin Mừng được hữu hiệu hơn, nhà thừa sai cần phải lưu tâm đến thành phần giáo dân, những người cộng tác đắc lực cho công cuộc truyền giáo. Hơn nữa, bản thân nhà thừa sai không thể đáp ứng nổi nhu cầu quá bao la trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Trước hết, thành phần phải kể đến là đội ngũ giáo lý viên. Như lời đánh giá của Hồng y Tổng Trưởng thánh Bộ Phúc Âm Hoá các Dân Tộc: "Giáo lý viên là một
Hội Thánh. Họ không đơn thuần là người giúp đỡ linh mục, nhưng họ đích thực là chứng nhân của Chúa Ki-tô trong cộng đoàn của mình. Hiện Thánh Bộ Phúa Âm Hoá các Dân Tộc đã phát hành "tài liệu hướng dẫn giáo lý viên ở các xứ truyền giáo" năm 1993. Ðể có thể đào tạo giáo lý viên thành người thừa sai, đòi hỏi nhà
thừa sai phải nghiên cứu, thấu triệt tài liệu này và linh hoạt áp dụng vào bối cảnh cụ thể.
Một lực lượng đáng kể mà nhà thừa sai không thể không lưu tâm đó là giới trẻ. Họ chiếm số đông, nhiệt thành và có mặt trong nọi nghành nghề của xã hội. Họ có điều kiện tiếp xúc với nhiều người chưa biết Chúa Ki-tô trong các môi trường đa dạng. Ðặc biệt ở Giáo Hội Việt Nam, người trẻ chưa ý thức cao về sứ mạng này, nên nhà thừa sai phải gây ý thức nơi họ. Chính vì ý thức về tầm quan trọng của giới trẻ mà Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phaolô II đã nói trong thông điệp gửi cho giới trẻ như sau:
Các bạn trẻ yêu mến. Chúa Ki-tô không chỉ kêu gọi các bạn đồng hành với Ngài trên lữ hành trần thế này, nhưng Ngài còn sai các bạn đi làm sứ giả cho sự thật và làm chứng cho Ngài trong thế giới này, cụ thể là đến với các bạn trẻ cùng lứa tuổi như các bạn, bởi vì họ đang khao khát kiếm con đường, sự thật và sự sống nhưng họ không biết bắt đầu từ đâu[58].
Nơi người trẻ, họ luôn luôn khao khát những giá trị Tin Mừng, đòi hỏi những giá trị này lộ diện trong xã hội. Chỉ có Chúa Ki-tô là mẫu gương của họ, chỉ có Ngài mới đáp ứng những đòi hỏi của họ một cách thỏa đáng
Phải công nhận rằng những người trẻ ngày nay đang cưu mang những lý tưởng đang dần dà hội nhập vào lịch sử: niềm khao khát tự do, sự nhận thức giá trị vô song của nhânvị, sự truy tầm xác tín và say mê nhằm tiến tới một thế giới công bằng hơn, sự mở ngõ hướng đến đối thoại với mọi người, sự dấn thân cho hoà bình.[59]
Nhận ra những yếu tố thuận lợi có sẵn nơi người trẻ, buộc nhà thừa sai phải động viên, tạo mọi điều kiện để giúp người trtẻ bước theo Chúa Ki-tô bằng đời sống chứng nhân. Ðể trở thành người có khả năng huấn luyện người trẻ trở thành chứng nhân Tin Mừng, nhà thừa sai phải trau dồi, học hỏi nhiều tài liệu về việc hướng dẫn thiêng liêng, cách thức và phương pháp linh đạo cho người trẻ trong khi họ thực thi sứ mạng khó khăn này.
Thực tế ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, các bạn trẻ đã góp phần vào công cuộc loan báo Tin Mừng qua các công việc bác ái, tông đồ. Chẳng hạn, tại Thành phố Hồ Chí Minh, có các nhóm chuyên lo cho các người bị bệnh si đa, các chị em lỡ lầm, các trẻ em bụi đời. Riêng nhóm "Vươn Tới" chuyên giúp những người nghèo và những người dân tộc. Thế nhưng, đó là những hoạt động đi trước dọn đường cho việc loan báo Tin Mừng cách minh nhiên. Chúng ta chưa có đội ngũ được đào tạo để thực thi sứ mạng truyền giáo cách trực tiếp bằng lời rao giảng. Ðây là điểm nhà thừa sai cần lưu tâm. Cụ thể, tại thành phố Hồ Chí Minh, một mặt có rất nhiều bạn trẻ tích cực, tương đối có vốn giáo lý và nền linh đạo khá vững, nhưng mặt khác, ở những vùng quê xa xôi lại thiếu dân sự trầm trọng, đặc biệt là trong bối cảnh người trẻ từ vùng quê lên thành thị để lập nghiệp. Ðứng trước tình trạng đó, nhà thừa sai phải suy nghĩ để đào tạo số bạn trẻ có nghề nghiệp ổn định và lòng đạo sâu xa hầu sẵn sàng đi phục vụ ở những vùng xa trong một thời gian ngắn. Mô hình này ở nhiều nước đã được áp dụng.
Bên cạnh đó, ở các Giáo Hội như Phi Luật Tân, Ấn Ðộ đã xuất hiện những cộng đoàn nhỏ gọi là Cộng đoàn Giáo Hội Cơ Bản ( Basis Ecclesial Communities), viết tắt là BEC. Ðây là một nhóm nhỏ gồm một số các bạn trẻ tập trung theo định kỳ để cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa, chia sẻ kinh nghiệm đời sống đức tin trong môi trường sống và sẵn sàng làm chứng. Hiện ở Việt Nam đã có một vài nhóm nhưng con số vẫn khiêm tốn. Nhà thừa sai có thể nghiên cứu mô hình này để huấn luyện người trẻ thành người thừa sai.
Cuối cùng là việc gây ý thức cho mọi phần tử của Giáo Hội tham gia vào công cuộc truyền giáo. Do bởi Bí tích Thánh Tẩy mà mọi Ki-tô hữu đều có bổn phận và trách nhiệm truyền giáo.