Kiến nghị với Habubank

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 77 - 83)

Phòng kế hoạch

3.3.3. Kiến nghị với Habubank

Habubank cần có những bước đi đúng đắn trong quy trình hoạt động của mình, đặc biệt là trong hoạt động cho vay. SGD Habubank cần phải hoàn thiện hơn nữa về nội dung cũng như quy trình thẩm định cho vay tài trợ XNK theo hướng cụ thể hơn các chỉ tiêu phân tích, đánh giá được tính toán và so sánh với các giá trị cơ sở, các chỉ số của ngành trong từng lĩnh vực cụ thể, phát triển đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng.

Habubank cần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành công tác quản lý tín dụng thông qua việc xây dựng và ứng dụng chương trình quản lý tín dụng trên máy vi tính, thiết lập hệ thống dữ liệu, thông tin tín dụng, thông tin ngành hàng và các thông tin khác có liên quan.

Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ thẩm định trong toàn bộ hệ thống. Thường xuyên triển khai các buổi toạ đàm, thảo luận, nghiên cứu... và tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi nhằm nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quá trình hiện đại hoá ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đặc biệt với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, vai trò của ngành ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển và giao lưu hợp tác kinh tế giữa các nước trên thế giới. Đứng trước những cơ hội và thách thức mới, các ngân hàng phải chú trọng phát triển các hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDTTXNK nói riêng. Tuy nhiên để vừa đảm bảo phát triển an toàn vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cao, ngân hàng phải tích cực hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong hoạt động tín dụng XNK, vì chỉ có thông qua thẩm định mới đánh giá được hiệu quả thực sự của hoạt động tín dụng và hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.

Thẩm định khách hàng trong TDTTXNK tại SGD Habubank đã và đang được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm hoàn thiện qua mỗi chặng đường phát triển của mình. Tuy nhiên để phát triển hoạt động tín dụng XNK một cách bền vững, SGD Habubank cần xem xét việc nâng cao hiệu quả hoạt động TDTTXNK nói chung và công tác thẩm định khách hàng trong TDTTXNK nói riêng. Do vậy, ngân hàng cần phải có sự đầu tư nghiên cứu và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau đề hoàn thiện hơn nữa việc thẩm định khách hàng.

Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế tại SGD Habubank cũng như tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận ở nhà trường, chuyên đề của em đã đề cập đến một số nội dung sau:

Thứ nhất: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thẩm định khách hàng TDTTXNK của ngân hàng thương mại, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định khách hàng trong TDTTXNK.

Thứ hai: Đánh giá công tác thẩm định khách hàng trong TDTTXNK tại SGD Habubank, rút ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong TDTTXNK tại SGD Habubank. Đồng thời, chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, Habubank để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho SGD Habubank trong việc hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong TDTTXNK.

Hoạt động thẩm định khách hàng trong TDTTXNK có nhiều vấn đề phức tạp và mang tính thực tiễn cao và một phần do trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng phát triển kinh doanh của SGD Habubank đề em có thể hoàn thiện hơn nữa chuyên đề của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

3. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia. 4. TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê.

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, NXB Lao động – xã hội.

6. GS.TS. Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân, Tín dụng XNK thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Tài chính.

7. PGS.TS. Lê Văn Tề, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

8. TS. Nguyễn Văn Thanh, Quản trị tài chính quốc tế, NXB Thống kê. 9. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

10. Edward W.Reed Ph.D, Edward K.Gill Ph.D, Ngân hàng thương mại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Feredric S.Miskin (1992), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật.

12. Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

13. Tạp chí Ngân hàng thương mại. 14.Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ. 15.Thời báo kinh tế Việt Nam.

16.Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội các năm 2005 – 2007.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SGD: Sở giao dịch. XNK: Xuất nhập khẩu.

NHTM: Ngân hàng thương mại. NHNN: Ngân hàng Nhà nước. TCTD: Tổ chức tín dụng.

TDTTXNK: Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. TS ĐB: Tài sản đảm bảo.

Habubank: Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. KH&ĐT: Kế hoạch và đầu tư.

CNĐK: Chứng nhận đăng ký. TP: Thành phố.

HĐQT: Hội đồng quản trị. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SGD Habubank giai đoạn 2005 – 2007. Bảng 2.2: Tổng dư nợ cho vay tại SGD Habubank giai đoạn 2005 – 2007. Bảng 2.3: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại SGD Habubank giai đoạn 2005 – 2007.

Bảng 2.4: Doanh số cho vay XNK tại SGD Habubank giai đoạn 2005 – 2007. Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng XNK tại SGD Habubank giai đoạn 2005 – 2007. Bảng 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn trong TDTTXNK tại SGD Habubank giai đoạn 2005 – 2007.

Biểu đồ 2.1: Tình hình TDTTXNK tại SGD Habubank giai đoạn 2005 – 2007. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng XNK tại SGD Habuabnk giai đoạn 2005 – 2007.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 77 - 83)