Nội dung thẩm định khách hàng trong TDTTXNK tại SGD Habubank

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 45 - 50)

Phòng kế hoạch

2.3.2. Nội dung thẩm định khách hàng trong TDTTXNK tại SGD Habubank

Habubank.

2.3.1. Quy trình nghiệp vụ tín dụng của SGD Habubank

Tại SGD Habubank, hoạt động tín dụng do phòng phát triển kinh doanh trực tiếp phụ trách. Khi phát sinh một nghiệp vụ tín dụng nào thì đều phải áp dụng theo một quy trình tín dụng chung, thống nhất của ngân hàng. Quy trình tín dụng của Habubank gồm 6 bước:

- Bước 1: Thu thập, xử lý thông tin và thẩm định tín dụng. - Bước 2: Tái thẩm định và duyệt vay.

- Bước 3: Đăng ký giao dịch bảo đảm và lập hồ sơ tín dụng. - Bước 4: Giải ngân.

- Bước 5: Quản lý sau giải ngân.

- Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải toả tài sản.

2.3.2. Nội dung thẩm định khách hàng trong TDTTXNK tại SGD Habubank Habubank

2.3.2.1. Nội dung

• Thẩm định tư cách pháp lý

Ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ pháp lý, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định tính chính xác, hợp pháp của thông tin. Các hồ sơ pháp lý bao gồm:

- Quyết định thành lập Doanh nghiệp - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Điều lệ hoạt động hoặc các văn bản pháp luật quy định các hoạt động của tổ chức.

- Đăng ký mã số thuế, mã số XNK

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc của Hội đồng sáng lập viên Công ty. Hoặc Quyết định bổ nhiệm người cầm đầu tổ chức của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp.

- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng của Giám đốc hoặc người cầm đầu tổ chức.

- Uỷ quyền vay vốn: Uỷ quyền của Hội đồng sáng lập viên cho người tiến hành làm thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng tại Habubank. Hoặc uỷ quyền của cơ quan chủ quản cấp trên cho một người đại diện cho tổ chức đứng ra vay vốn tại Habubank.

- Các giấy tờ khác có liên quan (Mẫu dấu, chữ ký...).

• Thẩm định lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, tư cách chủ doanh nghiệp:

* Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp:

- Xuất xứ hình thành doanh nghiệp.

- Các bước ngoặt đã trải qua: Thay đổi quy mô, công nghệ, loại sản phẩm, bộ máy điều hành…

- Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp.

- Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

* Tư cách chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp:

- Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình của

lãnh đạo doanh nghiệp.

- Trình độ học vấn chuyên môn.

- Trình độ quản lý, hiểu biết pháp luật.

- Uy tín trên thương trường với các bạn hàng và đối tác.

- Khả năng giao tiếp, sức khoẻ.

- Những kinh nghiệm công tác đã trải qua, những thành

- Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, sự hợp tác với cán bộ tín dụng.

* Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường:

- Khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào? Quốc gia

nào? Mối quan hệ làm ăn ra sao, có bền vững không?

- Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường như thế nào?

Chiếm bao nhiêu phần so với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng ngành nghề? Việc sản xuất kinh doanh có ổn định không?

* Đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng và các TCTD khác:

- Khách hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng hay chưa?

Khách hàng có thường xuyên trả nợ đúng hạn không?

- Đánh giá các giao dịch, hoạt động cấp tín dụng trong quá

khứ: vay, bảo lãnh, mở L/C…

• Thẩm định về tài chính:

* Thẩm định tài chính đối với hồ sơ vay vốn

 Thẩm định phương án vay vốn ngắn hạn:

- Đánh giá tính hợp pháp của phương án kinh doanh.

- Đánh giá khả năng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của phương án trong hiện tại và tương lai.

- Đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm.

- Xác định các điều kiện tác động đến việc triển khai thực hiện phương án: Kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh này như thế nào? Khách hàng có những lợi thế gì để đảm bảo yếu tố đầu vào, đầu ra cho sản phẩm; các điều kiện khách quan và chủ quan có thể tác động tốt hoặc xấu đến việc triển khai và hiệu quả của phương án; các rủi ro có thể

xảy ra và các biện pháp khách hàng nêu ra để phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại mà rủi ro đem lại.

- Xác định nhu cầu vay vốn và phương án trả nợ của khách hàng. - Xác định doanh thu và lợi nhuận của phương án.

- Xác định thời gian để thực hiện phương án hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh để xác định thời hạn cho vay.

- Xác định nguồn trả nợ của phương án.

- Phân tích sự lưu chuyển của dòng tiền của phương án để đảm bảo có nguồn tiền thực tế dùng để trả nợ.

- Đánh giá chung về nhu cầu vay của khách hàng: Cán bộ thẩm định cần đưa ra nhận xét về nhu cầu vay của khách hàng có hợp lý hay không, việc cho vay có phù hợp với quy định của Habubank không.

 Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng:

Cán bộ thẩm định căn cứ vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC, các nguồn thông tin khác để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng. Nội dung thẩm định năng lực tài chính bao gồm:

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ tài chính.

- Phân tích sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và

số tương đối để đánh giá từng phần và toàn diện về khả năng tài chính của khách hàng.

 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu với vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở hữu.

+ Xem xét kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước, quý trước, tìm hiểu nguyên nhân lỗ lãi.

+ Phân tích tình hình công nợ của khách hàng: Nợ ngân hàng và các TCTD khác.

+ Tình hình thanh toán với nhà cung cấp và người mua: Phân tích những khoản phải thu từ người mua, phải trả người bán để xác định rõ phần đi chiếm dụng vốn và phần bị chiếm dụng vốn. Đánh giá thời hạn luân chuyển hàng tồn kho, thời hạn lưu chuyển các khoản phải thu, phải trả.

+ Nhận xét tình hình thanh toán với ngân sách, đặc biệt chú ý đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của khách hàng.

+ Phân tích tình hình doanh thu qua các năm.

 Phân tích các chỉ tiêu tài chính:

+ Các tỷ số về khả năng sinh lời: LNTT/DT; LNST/DT; LNST/TTS; LNST/VCSH.

+ Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán: Tỷ lệ thanh toán hiện hành; tỷ lệ thanh toán nhanh; tỷ lệ thanh toán tức thời.

+ Các tỷ số phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp: Vòng quay hàng tồn kho; số ngày tồn kho bình quân; vòng quay các khoản phải thu; số ngày phải thu bình quân; vòng quay các khoản phải trả; số ngày phải trả bình quân; vòng quay tổng tài sản; vòng quay tài sản lưu động; chu kỳ sản xuất kinh doanh.

+ Các tỷ lệ về vay nợ: Nợ phải trả/TTS; Nợ phải trả/VCSH.

Cán bộ thẩm định phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu trên và đưa ra nhận xét về thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tính hợp lý của nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng hoàn trả, hiệu quả của phương án vay. Từ đó đưa ra kiến nghị có cho vay hay không. Nếu cho vay thì đề xuất số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, loại hình tín dụng, mục đích khoản vay, các biện pháp quản lý, kiểm tra, phòng ngừa rủi ro.

 Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tương tự như đối với khách hàng vay vốn.

 Thẩm định nhu cầu bảo lãnh

- Phân tích khả năng thực hiện phương án xin bảo lãnh:

Mục đích bảo lãnh, kinh nghiệm của của khách hàng trong lĩnh vực nêu trong phương án xin bảo lãnh, năng lực hành nghề, trình độ, khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp, công nghệ và công suất máy móc, thiết bị thực tế đảm bảo khả năng thực hiện phương án.

- Phân tích các rủi ro khi ngân hàng phát hành bảo lãnh và các biện pháp hạn chế rủi ro.

- Kết luận: Đánh giá thực trạng kinh doanh, đánh giá khả

năng của khách hàng trong việc thực hiện phương án xin bảo lãnh, đánh giá rủi ro của ngân hàng, đề xuất ý kiến giải quyết.

* Thẩm định tài chính đối với hồ sơ xin mở L/C:

 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp.

 Thẩm định đề nghị mở L/C.

- Phân tích tính khả thi của phương án mở L/C: Phân tích

thị trường sản phẩm, phân tích khả năng thực hiện phương án.

- Phân tích các rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro.

- Kết luận: Đánh giá thực trạng kinh doanh, tính hợp lý và độ an toàn của việc mở L/C, đề xuất ý kiến giải quyết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w