Phân tích ví dụ về trường hợp xin mở L/C của công ty PAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 50 - 56)

Phòng kế hoạch

2.3.2.2. Phân tích ví dụ về trường hợp xin mở L/C của công ty PAM

Gi i thi u khách h ngớ ệ à

Công ty Cổ Phần PAM có trụ SGD tại số 148A, phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Giám đốc công ty là ông Lê Trung Dũng.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty : Xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, văn hoá và công trình giao thông. Dịch vụ tư vấn xây dựng. Lắp đặt trang thiết bị các công trình xây dựng, trang trí nội ngoại thất. Dịch vụ tư vấn nhà đất. Môi giới và xúc tiến thương mại. Dịch vụ giao nhận hàng hoá XNK. XNK các mặt hàng công ty đăng ký kinh doanh.

Vốn điều lệ: 1.900.000.000 VND

Ngày 17/10/2007 Công ty mở L/C bằng vốn tự có, trị giá L/C: 31.200USD theo giá CIF tại cảng Hải Phòng, Việt Nam.

Mặt hàng nhập khẩu là tấm lợp cách nhiệt. Bên bán: ADVANCED

TECHNICAL LAMINATES MANUFACTURING SDN. BHD – Malaysia.

Nguồn thanh toán bằng vốn tự có của công ty.

Nguồn ngoại tệ để thanh toán: Công ty nhờ ngân hàng mua hộ. Ký quỹ: 20% giá trị L/C.

Như vậy đây thực chất là một hình thức cấp tín dụng nhập khẩu cho khách hàng, vốn tín dụng là 80% giá trị L/C.

•Thẩm định của cán bộ tín dụng

H s Pháp lýồ ơ

Số Ngày Được cấp/ký bởi

Giấy CNĐK kinh doanh 0103010331 15/12/2005 Sở KH&ĐT Hà Nội

Giấy chứng nhận đăng ký thuế 0101843479 23/12/2005 Cục thuế TP Hà Nội

Bổ nhiệm giám đốc 18/CV 16/12/2005 Sáng lập viên

Bổ nhiệm kế toán trưởng 05/QĐ 07/12/2006 Chủ tịch HĐQT

C c u t ch c, s h uơ ấ ổ ứ ở ữ

Công ty Cổ Phần PAM được thành lập 15/12/2005, loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần, Công ty có quy mô nhỏ nên cơ cấu tổ chức đơn giản, Giám đốc phụ trách chung mọi công việc của công ty. Ngoài ra còn có phòng kế toán tài chính và phòng kinh doanh. Phòng kế toán chịu trách nhiệm

trong lĩnh vực thống kê, lập báo cáo kế toán thường xuyên gửi giám đốc và đề xuất những phương án tài chính phù hợp, phòng kinh doanh thực hiện việc lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động kinh doanh của Công ty....

Đánh giá chủ doanh nghiệp: Ông Lê Trung Dũng - Giám đốc Công ty. Chủ doanh nghiệp đã từng là nhân viên làm thương mại cho Công ty VINACONEX 10 năm đối với các hoạt động mua bán máy móc, vật liệu trong ngành xây dựng, do đó có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty.

Qui trình ho t ạ động chính

Hoạt động chính của Công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài (như từ Italy, Malaisia, Hàn Quốc...) máy móc, vật liệu trong ngành xây dựng rồi thực hiện bán lại cho các doanh nghiệp tổ chức trong ngành xây dựng có nhu cầu.

Ho t ạ động ã qua v hi n t iđ à ệ ạ

Công ty Cổ Phần PAM mới thành lập được gần 02 năm kể từ ngày 15/12/2005. Công ty thực hiện lập báo cáo kết quả kinh doanh 01 năm một lần do đó hiện tại Công ty chỉ có báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006.

Kết quả hoạt động bán hàng

Doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2006 là: 2,195 tỷ VND. Điều này có thể chứng minh bằng việc tổng giá trị 02 L/C mở bằng vốn tự có của Công ty năm 2006 tại Habubank thì giá trị của hợp đồng ngoại ở mức 2,046 tỷ VND.

K t qu ho t ế ả ạ động t i chínhà

*V ngu n v n:ề ồ ố

Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2006 nguồn chủ sở hữu là 1,903 tỷ đồng chiếm 99,98% tổng nguồn vốn. Theo báo cáo tài chính của Công ty thì nguồn vốn của Công ty được hình thành từ vốn

góp của các cổ đông (vốn kinh doanh 1,9 tỷ đồng) và lợi nhuận chưa phân phối (2,9 triệu), không có vốn vay.

*Về tài sản:

Vì là công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại cho nên tài sản cố định của công ty không đáng kể, chủ yếu tài sản thể hiện dưới hình thức tiền mặt tại quỹ. Tiền mặt tại quỹ của Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, tiền mặt tại quỹ của Công ty năm 2006 là 1,777 tỷ đồng. Điều này là do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh thương mại luôn phải có một lượng tiền mặt lớn. Thời điểm cuối năm 2006 doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán của khách hàng nên lượng tiền mặt là rất lớn.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Năm 2006 là năm đầu tiên đi vào hoạt động của Công ty, kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua doanh thu đạt 2.195 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,9 triệu đồng. Do doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được vẫn còn nhỏ.

* Các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp:

− Khả năng sinh lời

Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần năm 2006 là: 31,73% nhưng chỉ tiêu Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần chỉ ở mức 0.4%. Điều này là do chi phí quản lý của doanh nghiệp rất lớn: 687 triệu đồng. Điều này là do doanh nghiệp mới thành lập nên chi phí quản lý lớn. Trong thời gian tới Công ty phải nâng cao năng lực quản lý, phấn đấu giảm chi phí quản lý để tăng lợi nhuận.

Hiệu quả quản lý vốn lưu động và hoạt động:

Công ty làm thương mại nên tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản lưu động, tài sản cố định của công ty rất nhỏ như máy tính nên Công ty tính luôn

vào chi phí và khấu hao hết trong năm. Do đó trên khoản mục tài sản chỉ thể hiện khoản mục tài sản lưu động.

Khả năng thanh khoản và an toàn tài chính:

Các chỉ số về thanh khoản và an toàn tài chính của Công ty đều cao. Điều này là do Công ty có tài sản lưu động lớn, lượng tiền mặt nhiều, trong khi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn.

Vay nợ và khả năng thanh toán nợ:

Trên báo cáo tài chính của Công ty thể hiện nguồn vốn của Công ty chỉ bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chỉ có thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 0,4 triệu đồng. Do vậy, khả năng thanh toán nợ của Công ty rất cao.

Về khả năng độc lập tài chính:

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2006 chiếm 99,98% do đó khả năng độc lập về tài chính của Công ty là tốt.

Quan hệ với các tổ chức tín dụng:

Hiện tại Công ty không có dư nợ tại Habubank.

Th trị ường, chi n lế ược, chính sách marketing

+ Thị trường

Thị trường chính của Công ty là các Công ty xây dựng có nhu cầu về máy móc và các thiết bị trong ngành xây dựng.

+ Chiến lược, chính sách marketing của doanh nghiệp

Trong giai đoạn tới đây, Công ty tập trung vào mảng hoạt động lắp đặt cũng như cung cấp trang thiết bị (như các tấm trần, vách ngăn, tấm cách điện…) cho các công ty xây dựng, trang trí nội ngoại thất chủ yếu cho các Khu nhà chung cư. Có thể thấy, thị trường này tiềm năng đối với các công ty.

T i s n b o à ả ả đảm

Xe ô tô biển kiểm soát số 29Z-5025 được định giá với giá trị: 475.000.000VND theo biên bản định giá ngày 13/11/2007.

Ph ương án kinh doanh của công ty

- Tổng thu của phương án: 58.560 USD - Tổng chi phí của phương án: 56.916 USD

+ Tiền hàng theo giá CIF: 32.100 USD + Thuế nhập khẩu (30%): 9.360 USD + Thuế VAT (10%): 4.056 USD

+ Chi phí thủ tục hải quan, vận tải: 1.000 USD + Chi phí ngân hàng: 400 USD

Như vậy, theo phương án này thì việc nhập khẩu lô hàng về bán công ty sẽ có lãi khoảng 11.644 USD.

Nhận xét: Nhìn chung cán bộ tín dụng đã thẩm định đầy đủ và đạt yêu cầu về tư cách pháp lý của công ty. Cán bộ tín dụng cũng đã tìm hiểu khá kỹ về mặt hàng công ty kinh doanh, đối tượng khách hàng, nguồn hàng. Tuy nhiên, phần lớn những thông tin này là do doanh nghiệp cung cấp, ít thông tin bên ngoài, vì vậy cán bộ thẩm định nên chú ý hơn đến tính chân thực của những thông tin mà giám đốc công ty cung cấp. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng đã phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty. Tuy nhiên do công ty mới thành lập nên chỉ có báo cáo tài chính của năm 2006, do vậy không có số liệu để so sánh giữa các năm. Như vậy, chưa đủ cơ sở để kết luận về tình hình hoạt động của công ty. Mặt khác, không thấy cán bộ thẩm định xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Như vậy sẽ khó xác định được dòng tiền của doanh nghiệp vào/ra như thế nào, có đảm bảo đúng chu kỳ và hoàn trả đúng hạn không. Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp cung cấp thông tin chưa đầy đủ hoặc do thời hạn ngắn nên cán bộ thẩm định có phần chủ quan. Khi xem xét phương án kinh doanh của công ty, cán bộ thẩm định đã phân tích về giá cả và lợi nhuận của phương án. Tuy nhiên, trong TDTTXNK, cần phải xem xét đến các chính sách của Nhà nước về XNK xem liệu có ảnh

hưởng gì đến hoạt động của khách hàng không, phải xét đến rủi ro đối tác nước ngoài không thể thông quan xuất khẩu hay việc khách hàng có thể nộp thuế nhập khẩu kịp thời để nhập lô hàng về không. Nhưng trong trường hợp này không thấy đề cập đến vấn đề đó, cũng không nhắc đến thời gian nhập dự tính, thời gian tiêu thụ dự tính. Do vậy, việc thẩm định của cán bộ tín dụng là

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 50 - 56)