Đối với công nhân viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 88 - 90)

II Đối với chủ thu gom vận chuyển, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy CTNH

c.Đối với công nhân viên

Công nhân, viên chức hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở dịch vụ cần có nội dung khác và đơn giản, thiết thực hơn, để các đối tượng này hiểu và tự nguyện phát hiện, phản ánh, đóng góp vào quá trình cải thiện môi trường của nhà máy, nơi làm việc, nơi công cộng cũng như sinh hoạt hằng ngày. Một số biện pháp áp dụng:

− Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác hại của CTR đặc biệt là CTNH;

− Tuyên truyền những thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày như giữ vệ sinh chung, không xã rác, thực hành tiết kiệm năng lượng, nước…;

− Cần thực hiện những chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân các xí nghiệp về tác động của CTNH của con người và môi trường.

5.2.3.2. Giải pháp về sử dụng công cụ kinh tế

Công cụ pháp luật sử dụng trong quản lý CTR chưa mang lại hiệu quả cao thiết thực vì quá cứng nhắc nhiều lúc chưa phù hợp với thực trạng tình hình phát triển trong và ngoài nước, chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy cần áp dụng kết hợp giữa công cụ pháp luật với sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý CTR mới mang lại hiệu quả cao nhất vì công cụ kinh tế giúp cân bằng phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Các công cụ phát triển kinh tế tạo cơ hội và điều kiện để nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm, người tiêu dùng chịu một ít do đó chi phí đầu tư sẽ gồm chi phí cho sản xuất và chi phí bảo vệ môi trường. Mặc khác công cụ kinh tế thúc đẩy nhà sản xuất tìm mọi cách để giảm giá thành sản phẩm mà không gây ô nhiễm môi trường. Một số biện pháp sử dụng khi áp dụng công cụ kinh tế:

− Phí đổ bỏ chất thải rắn: Phí này áp dụng dựa vào thành phần và tính chất của CTR. Phí này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công nghệ sản xuất để giảm lượng chất thải;

− Các phí sản phẩm và hệ thống ký quỹ hoàn trả: phí này áp dụng đánh vào các sản phẩm như bao bì dầu nhờn, phân bón, thuốc trừ sâu, các lốp xe, các nhiên liệu ô tô…Hệ thống ký qỹ hoàn trả được áp dụng phổ biến nhất là đối với đồ uống như chai hộp bia, rượu, nước giải khát,… để khuyến khích các loại vỏ chai, vỏ hộp. Người ký quỹ phải ký quỹ trả tiền các vỏ hộp, chai khi mua, khi dùng xong đem các vỏ hộp, chai trả lại sẽ được nhận lại số tiền trên.

− Các khoản trợ cấp: nhà nước trợ cấp các khoản kinh phí cho các cơ quan và cá nhân tham gia vào việc quản lý CTR, trợ cấp cho việc lắp đặt và phát triển công nghệ sản xuất tạo ra ít chất thải hơn; trợ cấp, hỗ trợ giá, ưu tiên miễn thuế đối với công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải…

Ngoài ra còn có thể thu thêm các loại nghiên cứu khác như: Phí xử lý ô nhiễm, nhãn hiệu bảo vệ môi trường cho sản phẩm, thị trường khai thác tài nguyên, … Đây là hướng quản lý môi trường mới, có tính khả thi cao nhưng cần có sự thống nhất phối hợp nghiên cứu, áp dụng vào thực tế cho tất cả các ngành, cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 88 - 90)