Công tác giáo dục tuyên truyền cho mỗi xí nghiệp để quản lý tốt CTR – CTNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 86 - 87)

II Đối với chủ thu gom vận chuyển, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy CTNH

5.2.3.1.Công tác giáo dục tuyên truyền cho mỗi xí nghiệp để quản lý tốt CTR – CTNH

b. Giải pháp quản lý phát sinh chất thải tại nguồn

5.2.3.1.Công tác giáo dục tuyên truyền cho mỗi xí nghiệp để quản lý tốt CTR – CTNH

Hệ thống thu gom CTR – CTNH phải được xây dựng một cách đồng bộ, các đơn vị nhận thu gom chất thải phải ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất. Cần có chính sách buộc các đơn vị sản xuất phải ký hợp đồng thu gom chất thải với đơn vị thu gom, tránh trường hợp đơn vị sản xuất không ký hợp đồng thu gom mà xả thải ra môi trường. Cần có những nghiên cứu về điều kiện kho chứa, trạm trung chuyển, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại từng đơn vị sản xuất từ đó quyết định chọn phương tiện thu gom, tần suất thu gom, tuyến đường thu gom phù hợp với khả năng kinh tế cho phép của đơn vị thu gom.

5.2.2.5. Giải pháp nâng cao khả năng giảm thiểu chất thải nguy hại

− Hạn chế tối đa việc tạo ra CTNH (không dùng nguyên liệu, hóa chất độc hại); − Nếu nguyên liệu hóa chất độc cần phải sử dụng để sản xuất thì chỉ nên sử

dụng ở những công đoạn quan trọng;

− Sử dụng lại chất thải trong một công đoạn nào khác trong xí nghiệp;

− Nếu nguyên liệu và hóa chất độc hại cần cho công nghệ sản xuất và không thể tái chế chúng, khi đó biến đổi chúng thành những hợp chất không độc (ví dụ như trung hòa acid bằng kiềm, sử dụng các hợp chất hoạt động mạnh để oxi hóa các hợp chất hữu cơ);

− Khi không thể biến đổi CTNH thành chất thải không nguy hại thì cần tồn trữ và xử lý chúng.

5.2.3. Biện pháp hỗ trợ

5.2.3.1. Công tác giáo dục tuyên truyền cho mỗi xí nghiệp để quản lý tốt CTR – CTNH CTR – CTNH

Hiện nay pháp luật phổ biến đến người dân chưa rộng rãi và đầy đủ, cần có những biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về pháp luật, đặc biệt là vấn đề môi trường. Đối với vấn đề quản lý CTR, ngoài việc phổ biến quy định về pháp luật bảo vệ môi trường, cần có những chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức của người dân và các đối tượng tham gia công tác quản lý CTR. Từ trước đến nay nhà

nước thực hiện biện pháp “Ra lệnh – Kiểm tra”, nhưng để thực hiện được điều này cần một lượng lớn cán bộ có chuyên môn và được trang bị đầy đủ thiết bị để giám soát việc thực hiện của các đối tượng. Tình hình hiện nay thì vẫn còn rất nhiều khó khăn để thực hiện được điều này, cán bộ không thể có mặt quản lý thường xuyên, thiết bị quan trắc môi trường chưa có…Do đó, xu hướng sắp tới là làm sao để các đối tượng sản xuất phải tự nguyện thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường dựa trên các quy định, các tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Trong điều kiện hiện nay, đây là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, vừa mang lại hiệu quả môi trường, vừa có tính khả thi cao. Để thực hiện chiến lược này cần phải phân chia các đối tượng để có những biện pháp tuyên truyền mang lại hiệu quả cao nhất. Có thể chia thành ba nhóm:

− Thứ nhất là cán bộ, công chức Nhà nước liên quan đến quản lý CTR – CTNH; − Thứ hai là các chủ cơ sở sản xuất, các cơ sở thu gom CTR – CTNH;

− Thứ ba là công nhân, nhân viên hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 86 - 87)