II Đối với chủ thu gom vận chuyển, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy CTNH
b. Giải pháp quản lý phát sinh chất thải tại nguồn
5.2.2.3. Nâng cao khả năng phân loại tại nguồn, tồn trữ CTR – CTNH
Một số biện pháp cần thực hiện để phân loại tại nguồn CTR – CTNH đạt hiệu quả: − Nâng cao nhận thức người chủ doanh nghiệp và công nhân bằng cách thành
lập các nhóm tuyên truyền đến trực tiếp các đơn vị sản xuất cùng với các tài liệu hướng dẫn liên quan đến CTR trong các nhà máy, giúp họ phân biệt được chất thải loại nào là CTNH, loại nào không nguy hại, loại nào có thể tái chế, loại nào không thể tái chế, loại nào có thể đốt, loại nào không thể đốt. Đưa ra danh sách chi tiết các CTNH cho từng ngành công nghiệp cụ thể và cả danh mục chung. Hướng dẫn phân loại;
− Giúp họ thấy được lợi ích của việc phân loại, giá trị tiềm ẩn của từng loại chất thải;
− Tiến hành thực hiện tại một số ngành công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ mà phát sinh ra nhiều loại chất thải khác nhau như ngành công nghiệp chế biến hóa chất, dệt nhuộm, sơn…Đặt nhiều thùng rác trong công ty, xí nghiệp và trên từng thùng có ghi các loại chất thải loại nào nên bỏ vào thùng nào;
− Có một số chính sách ưu đãi đối với một số công ty thực hiện tốt và một số chính sách xử phạt đối với các công ty không tuân theo các quy định đề ra; − Xây đựng hệ thống thu gom, vận chuyển các loại rác đã phân loại và bộ phận
kiểm tra khi thu gom chất thải để kiểm tra lại mức độ phân loại của từng đơn vị sản xuất để từ đó có biện pháp cần thiết.
Để nâng cao khả năng tồn trữ chất thải trước hết phải đầu tư thiết bị dụng cụ tồn trữ chất thải. Yêu cầu đưa ra là chất thải sau khi phân loại tại nguồn phải được đóng gói lưu trữ trong các dụng cụ đạt tiêu chuẩn như thùng chứa 240L hoặc kho chứa chất thải nhưng phải kín đáo tránh sự xâm nhập của côn trùng. Chất thải được lưu trữ tại những vị trí có ít người qua lại nhưng thuận lợi cho công tác thu gom. Đặc biệt CTNH phải được lưu trữ an toàn, không để chất thải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài tránh việc CTNH phát tán vào môi trường.