CHƯƠNG 5 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN – CHẤT THẢI NGUY HẠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 75 - 78)

II Đối với chủ thu gom vận chuyển, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy CTNH

CHƯƠNG 5 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN – CHẤT THẢI NGUY HẠ

CHẤT THẢI NGUY HẠI

Nghiên cứu các giải pháp quản lý CTR – CTNH là một việc làm cấp thiết tại các KCN nhằm hạn chế việc chất thải rắn phát sinh mạnh mẽ như hiện nay. Vấn đề CTR đang là vấn đề nóng bỏng trong xã hội, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý môi trường. Để đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt CTR – CTNH thì nhất thiết cần phải có sự kết hợp giữa hệ thống quản lý nhà nước với hệ thống quản lý kỹ thuật CTR – CTNH (nhà sản xuất, các đơn vị sản xuất, các đơn vị nhận trách nhiệm thu gom, lưu giữ, vận chuyển, đơn vị xử lý CTR – CTNH) và cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng.

5.1. Giải pháp riêng cho từng KCN5.1.1. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 5.1.1. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 5.1.1.1. Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Để giải quyết vấn đề cơ cấu tổ chức trong KCN Lê Minh Xuân giải pháp được đưa ra đối với bộ phận quản lý môi trường thuộc ban quản lý KCN là tăng cường thêm cán bộ có kiến thức chuyên môn cao về quản lý CTR. Bộ phận môi trường phải có sự phân chia công việc trong công tác quản lý, phải có bộ phận chuyên quản lý CTR trong KCN. Mở các khóa tập huấn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý với các KCN khác trong nước cũng như nước ngoài.

Trong các đơn vị sản xuất trong KCN bắt buộc phải có bộ phận chuyên trách công việc thu gom và phân loại chất thải ngay tại nguồn, điều này rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác quản lý CTR. Bộ phận phân loại này phải qua một lớp tập huấn phân loại chất thải tại nguồn, phải có kiến thức phân loại CTR với CTNH.

Một điều rất quan trọng để đảm bảo công tác quản lý CTR – CTNH đạt hiệu quả cao là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất dựa trên tinh thần cùng chung sức hạn chế thải bỏ chất thải rắn ra môi trường. Các bộ phận từ ban quản lý, bộ phận môi trường trong các đơn vị sản xuất đến bộ phận thu gom vận chuyển cần phối hợp, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc, cùng nhau đề ra các phương án và hỗ trợ

nhau làm việc tránh tình trạng “phần ai nấy lo” hay chống đối lẫn nhau. Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong KCN, nhất là kiến thức về quản lý chất thải rắn.

5.1.1.2. Phân loại tại nguồn

Công tác phân loại tại nguồn rất quan trọng, để nâng cao hiệu quả của công tác này thì trước hết phải thành lập bộ phận có trách nhiệm phân loại tại nguồn. Bộ phận này làm việc giữa hai ca và phải được đào tạo kiến thức phân loại chất thải, đặc biệt là CTNH. Công nhân phân loại phải có sổ tay hướng dẫn phân loại CTR – CTNH và phải được sự hỗ trợ giúp đỡ của ban quản lý KCN và những người có kiến thức chuyên môn cao. Ban quản lý KCN kết hợp với các đơn vị sản xuất và các chuyên gia tổ chức đầu tư nghiên cứu các loại chất thải cần phải phân loại trong từng đơn vị sản xuất, từ đó đưa ra danh sách các loại chất thải phải phân loại để bộ phận thực hiện phân loại dễ dàng thực hiện hơn. Chất thải sau khi được phân loại chứa đựng trong các dụng cụ chứa đựng có màu sắc quy định khác nhau và được dán nhãn để dễ dàng hơn trong công tác thu gom.

5.1.1.3. Tồn trữ chất thải

Các đơn vị sản xuất cần phải phối hợp với KCN đầu tư mua các dụng cụ chứa đựng chất thải đúng quy định như thùng chứa 240L đạt tiêu chuẩn. Cần đầu tư xây dựng kho chứa chất thải trong từng đơn vị sản xuất. Chất thải chứa đựng trong các kho chứa chất thải phải đảm bảo an toàn tránh côn trùng xâm nhập vào, cần xây dựng kho chứa cao, kín đáo, che chắn hợp lý tránh để chất thải tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện môi trường bên ngoài dễ phát tán mùi hôi, bốc hơi vào không khí.

5.1.1.4. Thu gom, vận chuyển

KCN cần quản lý chặt chẽ hơn công tác thu gom, vận chuyển chất thải, chỉ cho phép một đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải khắc phục trường hợp hiện tại là có lẫn nhiều đơn vị tư nhân thu gom mà ban quản chưa kiểm soát được do đó ban quản lý chưa thống kê được lượng chất thải thực tế KCN thải ra.

Doanh nghiệp nhận thu gom chất thải cần đầu tư phương tiện và tăng cường nguồn nhân lực. Cần nghiên cứu tuyến đường thu gom vận chuyển để mang lại nhiều

lợi ích kinh tế nhất, tiết kiệm được thời gian thu gom vận chuyển. Trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải cần có biện pháp khắc phục chất thải rơi vãi ra môi trường như phương tiện thu gom vận chuyển phải che chắn cẩn thận, xe kéo cần có lưới bao trên thùng chứa.

5.1.2. Khu công nghiệp Long Hậu5.1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự 5.1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Để công tác quản lý môi trường tốt hơn ở hiện tại và trong tương lai thì một yêu cầu đặt ra cũng giống như KCN Lê Minh Xuân là phải tăng cường thêm cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực chất thải rắn, thường xuyên mở các lớp tập huấn, các lớp nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, phân ra bộ phận chuyên quản lý CTR.

Cần thiết phải thành lập bộ phận môi trường trong các cơ sở sản xuất để thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Mở các lớp tập huấn cho bộ phận này để nâng cao hiệu quả phân loại tại nguồn.

Ban quản lý, bộ phận môi trường trong mỗi đơn vị sản xuất, đơn vị thu gom vận chuyển CTR – CTNH trong KCN cần phối hợp thường xuyên, hoạt động thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để công tác quản lý CTR ngày càng đạt hiệu quả hơn.

5.1.2.2. Phân loại

Hiện tại trong KCN chất thải rắn phát sinh chưa nhiều nên vấn đề phân loại tại nguồn tương đối tốt, trong tương lai sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn do đó phải thực hiện một số biện pháp như nâng cao khả năng phân loại chất thải tại nguồn cho bộ phận phân loại. Chất thải sau khi phân loại thành chất thải có giá trị thương mại nên tập trung bán cho các cơ sở tái chế để việc kiểm soát loại chất thải này dễ dàng hơn.

Cần xây dựng trạm trung chuyển chất thải để việc phân loại thứ cấp chất thải rắn được thực hiện tốt và triệt để.

5.1.2.3. Lưu trữ chất thải

Tình trạng lưu trữ chất thải tại các kho lưu trữ chưa hợp lý, ví dụ như công ty Con heo vàng, kho chứa xây dựng quá thấp, không được che chắn nên côn trùng dễ dàng xâm nhập, mùi hôi phát tán khắp nơi. Đề xuất nên xây kho chứa cao hơn, phun thuốc ngăn ngừa côn trùng xâm nhập vào, cần che chắn kín hơn tránh tình trạng phát

tán mùi hôi. Chất thải lưu trữ trong những thùng chứa phải được tập kết tại những vị trí thuận lợi cho xe thu gom đến thu gom.

5.1.2.4. Vận chuyển chất thải

Trong quá trình vận chuyển chất thải còn tình trạng nước rỉ rác chảy tràn xuống đường, để khắc phục tình trạng này, giải pháp được đề xuất là thiết kế bộ phận thu gom nước rỉ rác được lắp đặt trên xe tải. Xe tải được thiết kế thùng xe nghiêng về một hướng để nước rỉ rác tập trung lại sau đó được dẫn qua một ống thu đến bộ phận chứa đựng nước. Nước rỉ rác này được đổ bỏ xuống cống dẫn nước thải hay những vị trí chích hợp.

5.2. Giải pháp chung cho KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân

5.2.1. Các biện pháp quản lý hành chính

5.2.1.1. Giải pháp về mặt pháp lý

Để công tác quản lý CTR – CTNH đạt hiệu quả cao nhất trước hết phải xây dựng một hệ thống pháp luật “cứng” chặt chẽ, kết hợp với các chính sách mềm nhằm cân bằng lợi ích giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật “cứng” chặt chẽ là một hệ thống văn bản pháp lý trong đó phải quy định chặt chẽ, rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào hệ thống quản lý CTR – CTNH như: cơ quan quản lý nhà nước, chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển, xử lý thiêu hủy CTR – CTNH cũng như các biện pháp xử phạt thật nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi để kích thích việc thực thi pháp luật và đầu tư phát triển kinh tế kỹ thuật nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do CTR – CTNH phát sinh ra. Một số biện pháp cần thực hiện:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w