Chú thích 1: Bao ni lông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 58 - 61)

2: Giấy 3: Nhựa

4: Phế liệu (chủ yếu kim loại)

KCN chưa có trạm trung chuyển.

3.2.6. Hiện trạng giải pháp xử lýKhu công nghiệp Lê Minh Xuân Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Rác phế liệu tái chế được phân loại tại trạm trung chuyển được xe chở đến vị trí tập trung sau đó được bán cho các cơ sở tái chế, tiết kiệm được chi phí xử lý, tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp. Một phần rác thải công nghiệp khó phân hủy được đưa đến bãi tập trung ở KCN Tân Tạo, sau đó được vận chuyển đưa đi xử lý (thiêu đốt, chôn lấp). Một phần CTRCN lẫn với CTRSH được phân loại tại trạm trung chuyển được xe ép rác 10 tấn tới ép rác vào mỗi buổi sáng sau đó được đưa đi chôn lấp tại bãi chôn lấp rác thải Đa Phước.

CTNH được đưa đến các cơ sở xử lý để xử lý, đó là công ty Việt Úc, công ty Môi Trường Xanh. Hai công ty này nằm trong KCN, hình thức xử lý chủ yếu là thiêu đốt, CTNH được phân loại một lần nữa để tách riêng phần có khả năng tái chế sau đó thiêu đốt. Công ty Việt Úc có hai lò đốt CTR với công suất 2 tấn/ngàyđêm và 50 Kg/giờ, công ty Môi trường xanh có hai lò đốt với công suất 4 tấn/lò/ngày. Công ty Việt Úc thu gom CTNH trên khắp địa bàn thành phố nên hiện trạng xử lý CTNH thường quá tải, tồn đọng lại nhiều.

Khu công nghiệp Long Hậu

Chất thải rắn sau khi được phân loại tại nguồn thành chất thải có giá trị thương mại và chất thải không có giá trị thương mại, chất thải có thể tái chế tuần hoàn lại trong đơn vị sản xuất. Phế liệu được bán cho các chủ thu mua phế liệu, còn lại CTRSH được đưa đi chôn lấp, CTRCN được lưu trữ và được vận chuyển đến các vị trí xử lý để đốt hay thiêu hủy. CTNH được thu gom sau đó ký hợp đồng vận chuyển đưa đến các công ty xử lý CTNH để xử lý.

3.2.7. Hiện trạng công nhân làm việcKhu công nghiệp Lê Minh Xuân Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Công nhân thu gom và phân loại có tất cả 10 người, hầu hết không được trang bị bảo hộ lao động, không có bao tay và khẩu trang. Công nhân phân loại và thu gom có rất ít kiến thức về việc phân loại CTNH. Trong điều kiện tiếp xúc với nhiều yếu tố

độc hại nhưng công nhân không được bảo vệ, ngoài ra không được khám sức khỏe định kỳ hàng năm nên môi trường làm việc của công nhân không an toàn, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiềm ẩn bệnh ung thư.

Khu công nghiệp Long Hậu

Các đơn vị sản xuất đều có một đội ngũ làm nhiệm vụ vệ sinh, thu gom, phân loại, tập kết chất thải rắn trong doanh nghiệp. Đội ngũ này được huấn luyện cách phân loại chất thải nên có được một ít kiến thức chuyên môn trong công tác phân loại chất thải tại nguồn. Đội thu gom chất thải của công ty TNHH Thảo Trung có ba người, một tài xế và hai công nhân thu gom chính thức. Công nhân thu gom chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, đảm bảo an toàn lao động cho bản thân, vật dụng bảo hộ lao động chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w