Ban hành một số chính sách quản lý nhà nước Chính sách về tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 79 - 81)

II Đối với chủ thu gom vận chuyển, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy CTNH

b. Ban hành một số chính sách quản lý nhà nước Chính sách về tài chính

Chính sách về tài chính

Thu phí đối với các hoạt động gây ô nhiễm, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Phí này là thuế hay lệ phí đánh vào các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm tại các vị trí xả thải hay vị trí đổ bỏ chất thải. Thuế hay các loại phí có tác dụng làm cho các doanh nghiệp hạn chế xả thải, thay đổi công nghệ sản xuất để giảm phát sinh chất thải.

Có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thành lập nên các công ty thu gom vận chuyển, xử lý chất thải như miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn, đầu tư công nghệ xử lý chất thải.

Chính sách về quản lý hành chính và đầu tư công nghệ

Tăng cường hệ thống cán bộ thanh tra môi trường, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về chuyên môn cũng như luật pháp để đội ngũ này có đủ khả năng kiểm soát việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp trong việc thải bỏ CTR – CTNH.

Có chính sách ưu đãi, đầu tư cho các đơn vị cá nhân tham gia nghiên cứu, phát triển công nghệ áp dụng vào sản xuất nhằm hạn chế thải bỏ CTR – CTNH ra môi trường.

Ban hành quy định để quản lý doanh nghiệp

Các doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tác động thường xuyên hàng năm. Đưa ra những văn bản hướng dẫn các đơn vị sản xuất nghiên cứu, thực hiện đánh giá tác động môi trường một cách chính xác và hiệu quả nhất. Cần có những quy định cụ thể để giám sát các cơ quan thanh tra giám sát, thẩm định đánh giá tác động môi trường tránh một số trường hợp đánh giá chung chung, hình thức, không giám sát chặt chẽ xem các đơn vị sản xuất có thực hiện đúng quy định pháp luật không, có thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường trong bản đánh giá tác động môi trường. Ban hành một số hình thức xử phạt cho các cơ quan cá nhân không tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường.

5.2.1.2. Giải pháp tăng cường năng lực quản lýa.Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương a.Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương

− Công tác đào tạo phải chú trọng cân đối tỷ lệ cán bộ chuyên môn môi trường, cán bộ quản lý môi trường, cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp, các ngành;

− Tăng cường năng lực chuyên môn cho phòng quản lý CTR, ban quản lý khu chế xuất, KCN, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, các sở ban ngành liên quan và cán bộ môi trường quận/huyện;

− Đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường cho các cán bộ đầu ngành;

− Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các nhà doanh nghiệp trong vùng.

b.Triển khai các văn bản pháp lý về quản lý CTR – CTNH tại địa phương

− Triển khai các hướng dẫn, quy định về quản lý CTR – CTNH cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN, các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR – CTNH;

− Rà soát điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật về quản lý CTR – CTNH nhằm nâng cao tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của các quy định pháp luật về quản lý CTR – CTNH.

5.2.2. Biện pháp quản lý kỹ thuật

5.2.2.1. Giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thảia. Giải pháp đầu tư công nghệ a. Giải pháp đầu tư công nghệ

Giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế phát sinh chất thải là giải pháp đầu tư công nghệ sản xuất. Đây là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Cùng một ngành sản xuất, sản xuất ra cùng một sản phẩm như nhau nhưng nếu một doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại thì lượng chất thải phát sinh ra ít hơn so với doanh nghiệp có công nghệ sản xuất cũ kỹ lạc hậu. Tuy nhiên để thay đổi công nghệ cần đầu tư một nguồn vốn khá lớn mà các doanh nghiệp

rất khó thực hiện được, giải pháp này đưa ra tập trung đánh vào các doanh nghiệp mới xây dựng hình thành, các doanh nghiệp đã hoạt động từ trước cần thực hiện thay đổi dần dần trong khả năng kinh tế cho phép của doanh nghiệp nhưng tập trung chủ yếu vào việc cải tiến công nghệ phù hợp nhất cho hoạt động sản xuất nhằm tạo ra ít chất thải nhất.

Thực tế hiện nay là các doanh nghiệp mới xây dựng hình thành và bước đầu đi vào hoạt động nhưng sử dụng công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc chưa hiện đại còn tạo ra nhiều chất thải. Nguyên nhân chính của tình trạng này là các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu từ nước ngoài về nhưng họ lại lầm tưởng đó là công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại. Hậu quả của việc làm này là tạo ra nhiều chất thải hơn, chất thải không có khả năng tuần hoàn tái sử dụng, tái chế lại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Chiến lược bảo vệ môi trường rất cần ưu tiên đầu tư cho các dạng công nghệ sạch, công nghệ ít hoặc không chất thải, công nghệ kỹ thuật cao… Tuy nhiên điều quan trọng hiện nay là nhà nước phải có văn bản hướng dẫn, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu công nghệ sản xuất thiết bị máy móc. Địa phương phải nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để tiếp nhận và làm chủ công nghệ, cải tiến công nghệ ngoại nhập cho phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước và từng bước sáng tạo công nghệ mới, hạn chế những lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w