Chú thích 1: Thu gom 1 lần/ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 56 - 58)

2: Thu gom 2 ngày/lần 3: Thu gom 3 ngày/lần 4: Đủ rác gọi điện thu gom. 5: Đầy thùng hoặc có rác lấy

3.2.4.2. Hệ thống vận chuyểnKhu công nghiệp Lê Minh Xuân Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Xe tải 4m3 sau khi thu gom CTR vận chuyển thẳng đến khu tập trung ở KCN Tân Tạo, từ đó đưa đi xử lý. CTR – CTRSH sau khi được xe kéo thu gom tập trung về trạm trung chuyển, sau đó được xe ép tới trạm trung chuyển ép rồi vận chuyển đi xử lý.

Tuyến đường vận chuyển trong quá trình thu gom CTR từ đơn vị sản xuất đến trạm trung chuyển được các nhân viên tính toán cộng với kinh nghiệm thực tế trong quá trình thu gom được đánh giá rất hiệu quả, kinh tế. Trong quá trình vận chuyển vẫn còn tồn tại hiện trạng rơi vãi CTR xuống đường do thiết bị thu gom vận chuyển còn thô sơ, chưa trang bị tốt mặc dù các nhân viên thu gom đã cố gắng hết sức để chất thải không bị rơi vãi trên đường.

CTNH sau khi thu gom bằng xe chuyên dụng hoặc xe tải (nhưng vẫn đảm bảo an toàn) được vận chuyển về cơ sở xử lý để xử lý.

Khu công nghiệp Long Hậu

Khu công nghiệp Long Hậu chưa có bãi trung chuyển CTR nên CTR sau khi được xe tải thu gom được vận chuyển về trạm phân loại, tái chế và xử lý của công ty Thảo Trung. Xe vận chuyển rác thải chạy với tốc độ trung bình là 40km/h, đối với khu vực đông dân cư tốc độ giảm xuống còn 20km/h. Xe vận chuyển được áp tải bởi các nhân viên kỹ thuật của Công ty Thảo Trung đã qua huấn luyện về an toàn và khắc phục sự cố. Các xe vận chuyển đều được trang bị bình chữa cháy, xẻng, cát và tấm bạt để sẵn sàng ứng cứu mọi sự cố có thể xảy ra.

Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn của xe tải còn một vần đề chưa được khắc phục đó là vấn đề để nước rỉ rác chảy ra ngoài đường, và phát tán mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường khi vận chuyển.

3.2.5. Hoạt động của trạm trung chuyểnKhu công nghiệp Lê Minh Xuân Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Trạm trung chuyển chất thải được đặt tại vị trí không được thuận lợi cho quá trình thu nhận chất thải từ quá trình thu gom CTR, mặc khác có diện tích quá nhỏ để tiếp nhận xử lý CTR. Chất thải sau khi được thu gom vận chuyển đến trạm trung

chuyển, tại trạm trung chuyển có 4 công nhân thực hiện việc phân loại chất thải thành các loại như bao bì, rác tái chế, rác không tái chế, nhựa, giấy, kim loại…Một số CTNH lẫn với CTR được thu gom về trạm trung chuyển sau đó được nhân viên phân loại tại trạm trung chuyển tách ra chứa trong ngăn chứa CTNH ở trạm. Vì trạm trung chuyển có diện tích quá nhỏ và tính chất của trạm trung chuyển chỉ để tập trung, phân loại chất thải để đưa đi chôn lấp nên trạm trung chuyển chưa có công nghệ xử lý hay làm phân compost chất thải rắn hữu cơ. Để hạn chế côn trùng xâm nhập vào, công nhân thường phun thuốc diệt côn trùng vào mỗi buổi chiều khi đã phân loại xong trước khi ra về

Bảng 3.7 Khối lượng thành phần CTR được phân loại tại trạm trung chuyển

STT Tên thành phần chất thải rắn Khối lượng (tấn/tháng) Phần trăm khối lượng (%) 1 Bao ni long 5 62.50 2 Giấy 1.5 18.75 3 Nhựa 0.45 5.63

4 Phế liệu (kim loại là chính) 1,05 13.13

Nhận xét biểu dồ: Dựa vào biểu đồ ta có thể nhận xét được lượng phế liệu bao ni

lông chiếm tỉ lệ tương đối cao, chiếm tới 62% khối lượng phế liệu, nếu lượng bao ni lông này không được phân loại để tái chế thì sẽ gây ra gánh nặng cho công tác xử lý vì chúng là loại rất khó phân giải.

Khu công nghiệp Long Hậu

Chú thích1: Bao ni lông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w