Nguồn phát sinh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN – CHẤT THẢI NGUY HẠ

4.2.3.1.Nguồn phát sinh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Nguồn nguyên liệu được sử dụng phong phú, sản phẩm đa dạng, cộng với công nghệ trang thiết bị sản xuất lạc hậu, cũ kỹ làm phát sinh CTR – CTNH ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất từ khâu đầu vào, sản xuất đến sản phẩm đầu ra. Nguồn phát sinh chất thải phức tạp khó kiểm soát gây rất nhiều khó khăn trong việc giảm phát sinh chất thải tại nguồn, thu gom và phân loại chất thải. Hiện tại KCN chưa có số liệu chính xác, đúng với thực tế về nguồn phát sinh CTR – CTNH trong các đơn vị sản xuất. Đây là vấn đề gây khó khăn cho việc quy hoạch quản lý CTR.

Khu công nghiệp Long Hậu

Nguồn phát sinh CTR – CTNH trong KCN Long Hậu được đánh giá tương đối ổn định và đơn giản, CTR phát sinh ra ở một số khâu nào đó của quá trình sản xuất, mặc khác CTR phát sinh tập trung chủ yếu là hoạt động sinh hoạt của công nhân nên chúng ta dễ dàng kiểm soát và hạn chế phát sinh chất thải. CTR phát sinh ra được tuần hoàn, tái sử dụng lại nên nguồn phát sinh chất thải được hạn chế.

4.2.3.2. Thành phần

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Thành phần CTR – CTNH trong các đơn vị sản xuất rất đa dạng và phức tạp do nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú kết hợp với sản phẩm sản xuất đa dạng. Thành phần chủ yếu có trong chất thải rắn là nilông, giấy, chai nhựa, cao

su… Thành phần đa dạng gây khó khăn cho quá trình phân loại, hiện nay chưa có số liệu chính xác về các thành phần này, số liệu có được cũng chỉ dựa trên sự ước lượng, chính vì thế nên việc xây dựng các cơ sở xử lý chất thải gặp rất nhiều khó khăn.

Thành phần CTNH so với thành phần không độc hại cũng rất cao, mức độ nguy hại còn phụ thuộc nhiều vào tính chất của từng loại chất thải, theo thống kê tại TPHCM, tỷ lệ thành phần CTNH so với thành phần chất thải không nguy hại của các ngành là: dệt nhuộm, in vải (39,4%), điện tử (37,9%), giấy – in giấy (34,3%)… Thành phần tỷ lệ CTNH của các ngành trên là rất cao. Do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý môi trường đối với loại CTNH này.

Khu công nghiệp Long Hậu

Vì nguồn phát sinh CTR tại hầu hết các đơn vị sản xuất trong KCN Long Hậu chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân nên thành phần CTR cũng không phức tạp và đa dạng. Thành phần chủ yếu là vỏ hộp, chai lọ, bao bì, thực phẩm…Vì thành phần chất thải đơn giản nên việc phân loại cũng thực hiện dễ hơn, ít tốn kém chi phí xử lý hơn. Mặc khác trong KCN Long Hậu thành phần các ngành sản xuất cũng chưa đa dạng, số lượng các đơn vị sản xuất còn chưa nhiều nên thành phần CTR có khối lượng nhỏ, dễ kiểm soát. Ngoài ra thành phần CTNH cũng đơn giản, tập trung vào một số loại cố định nên dễ dàng phân loại và thu gom.

4.2.3.3. Khối lượng

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Khối lượng CTR – CTNH theo bảng khối lượng trên được đánh giá là khá lớn, khối lượng CTNH chưa được nghiên cứu phân loại đánh giá một cách khách

quan chính xác. Do trình độ nguồn nhân lực, và tài chính còn khá thấp nên việc xác định khối lượng chất thải còn nhiều hạn chế. Việc xác định khối lượng chất thải đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý. Khối lượng CTR – CTNH thu gom được còn nhỏ hơn khối lượng thực tế thải bỏ ra nên ta biết được một lượng chất thải bị thải bỏ ra môi trường không được thu gom xử lý. Việc không xác định được khối lượng CTR thải bỏ ra hiện tại và trong tương lai gây ra nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, xác định quy mô cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ.

KCN không tập trung một đơn vị thu gom mà còn lẫn nhiều đơn vị tư nhân thu gom mà ban quản lý chưa kiểm soát được, do đó hiện tại ban quản lý chưa thống kê được tổng lượng chất thải thực tế KCN thải ra.

Khu công nghiệp Long Hậu

Vì đây là KCN mới hình thành, số lượng các đơn vị sản xuất chưa nhiều do đó khối lượng CTR phát sinh ra cũng không nhiều nên quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển cũng dễ dàng hơn, chi phí xử lý chất thải cũng được hạn chế hơn.

Tóm lại

CTR – CTNH phát sinh trong KCN với khối lượng rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần và đặc tính chất thải phức tạp, có chiều hướng ngày càng tăng với tốc độ phát sinh khá nhanh. Trong khi đó, việc xác định chính xác khối lượng nguồn thải gặp nhiều khó khăn, dẫn đến những khó khăn trong việc tính toán, dự báo khối lượng, thành phần chất thải trong tương lai. Bên cạnh đó, năng lực về công tác xử lý và công nghệ xử lý CTR – CTNH của KCN chưa đáp ứng yêu cầu.

Đứng trước những thách thức hiện tại và những mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể sảy ra trong tương lai do sự gia tăng khối lượng CTR liên tục, các cơ sở sản xuất và ban quản lý cần xây dựng những hạng mục công trình đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của KCN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Long Hậu (Trang 67 - 69)