Những khuyến nghị 1.1 Đối với cấp trung ương.

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 76 - 78)

- Tổ chức: Là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Đó chính là quá trình hình thành nên cấu

2.Những khuyến nghị 1.1 Đối với cấp trung ương.

1.1. Đối với cấp trung ương.

Chính phủ và bộ cần xây dựng một chiến lược chung về công tác TBDH. Ban hành hệ thống văn bản phù hợp với việc đầu tư TBDH. Đặc biệt quan tâm đầu tư thích hợp đến TBDH trong các trường học mà trong đó lưu tâm đến các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn trong và ngoài nước cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, tạo khả năng tiếp cận với phương pháp dạy nghề tiên tiến trên thế giới và khai thác sử dụng được những TBDH tiên tiến, hiện đại phù hợp với từng ngành nghề.

Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và khoa học, tranh thủ vốn và công nghệ tiên tiến để hiện đại hoá cơ sở vật chất, TBDH để phát triển tiềm lực đào tạo và khoa học công nghệ của các trường.

Đầu tư thiết bị phải có trọng tâm trọng điểm, đồng bộ, tránh rải rác vụn vặt. Chú ý tập trung đầu tư các thiết bị mới, tiên tiến phù hợp với sự đa dạng của thực tiễn ở các cơ sở sản xuất.

Hàng năm nên tổ chức tổng kết công tác TBDH về tình hình đầu tư, khai thác sử dụng, bảo quản, sửa chữa ở các cấp, từ cấp nhà trường đến cấp bộ, ngành, làm cho TBDH ngày càng phục vụ có hiệu quả cho quá trình dạy học, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao.

Trong ngành giáo dục: Các cơ quan làm nội dung, chương trình, đầu tư cung ứng TBDH và các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến cấp cơ sở cần có sự kết hợp chặt chẽ trong một chiến lược thống nhất.

Hình thành bộ phận tư vấn, nghiên cứu về CSVC và TBDH trong các cơ quan quản lý cấp trên và tại các trường.

1.2. Đối với cấp trường:

Lãnh đạo nhà trường cho bổ sung kịp thời các trang bị, dụng cụ cho một số nghề đang còn quá thiếu, những nơi mà đang phải “dạy chay, dạy suông” . Với sự quan tâm đó sẽ là cơ sở khuyến khích các thầy , cô giáo ứng dụng thiết bị vào giảng dạy.

Lãnh đạo nhà trường có cơ chế khuyến khích, bồi dưỡng khen thưởng kịp thời cho những thầy ,cô đã làm tốt công tác này. Đồng thời tăng cường bổ sung trang thiết bị mới, để trước hết là thầy sau đó là trò được tiếp cận và có thể đáp ứng với nhu cầu phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại. Nên trang bị một số phòng chuyên môn hoá để thể hiện phương pháp dạy học mới với sự hỗ trợ đắc lực của trang thiết bị, phương tiện dạy học.

Khuyến khích, động viên phong trào tự chế tạo thiết bị, đồ dùng dạy học để đáp ứng thiết thực nhất cho đào tạo.

Khuyến khích sự nỗ lực của cá nhân mỗi thầy giáo, cô giáo tích cực chủ động xây dựng nội dung bài giảng, các kiểu bài tập, các bài kiểm tra - đánh giá trên cơ sở trang thiết bị hiện có. Đặc biệt đối với những nghề có trang thiết bị ổn định, tiên tiến và phù hợp với chuyên ngành sẽ nỗ lực tiến tới xây dựng thành ngân hàng kiểu tập, bài tập, các bài kiểm tra - đánh giá ngay trên các thiết bị, phương tiện dạy học đó.

Việc vận dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học vào quá trình đào tạo được thực hiện tốt , thì sẽ:

- Làm cho TBDH trở thành người bạn đông minh trung thành của thầy giáo trong việc cải tiến chất lượng giảng dạy và trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Giúp cho giáo viên có được những bài giảng chất lượng ,sinh động, phong phú . lượng thông tin truyền cho trò sẽ là tối đa trong thời gian truyền dạy.

- Giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh, nhiều, tốt, hiệu quả và có điều kiện rèn luyện và phát triển kỹ năng nghề nghiệp .

Chất lượng dạy học không ngừng được nâng cao nhờ sự trợ giúp của TBDH

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 76 - 78)