Độc lập Tự do Hạnh phúc

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 71 - 76)

- Tổ chức: Là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Đó chính là quá trình hình thành nên cấu

Độc lập Tự do Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỰ CHẾ TẠO THIẾT BỊ DẠY HỌC

TT Tên thiết bị tự chế Thời gian ho n à th nh à thiết kế

Dự kiến tiêu hao Cá nhân, tập thể chủ trì v liên à quan Thời gian thực hiện Nguyên vật liệu Công chế tạo Bắt đầu Kết thúc Biểu 4: KẾ HOẠCH TỰ CHẾ TẠO TBDH

Hội đồng thiết bị nhà trường sẽ họp xét quyết định triển khai chế tạo những đồ dùng, TBDH nào, từ kế hoạch tự chế tạo TBDH của các đơn vị, cân đối ngân sách và các điều kiện khả thi khác.

3.3. TBDH trong nền giáo dục hiện đại:

Xã hội hiện đại với quá trình công nghiệp hoá và tin học hoá, dưới tác động trực tiếp và mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã làm thay đổi cơ bản đời sống xã hội từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội hiện đại, vai trò, vị trí và chức năng của nhà trường nói chung và của người thầy giáo nói riêng đã có những thay đổi to lớn và căn bản. Cơ cấu giáo viên ngày càng đa dạng về loại hình và trình độ được đào tạo. Điều đặc biệt đáng quan tâm là trong quá trình giáo dục ở nhà trường hiện đại, vị trí, vai trò của người giáo viên có những thay đổi căn bản. Vị trí trung tâm trong quá trình dạy học đang chuyển dần từ người giáo viên sang người học sinh với yêu cầu giáo dục và đào tạo những thế hệ kế tiếp để trở thành những người năng động và sáng taọ, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại. Nền giáo dục hiện đại đòi hỏi phải đổi mới căn bản quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường. Bởi vậy, TBDH trong nền giáo dục hiện đại là các thiết bị công nghệ tiên tiến được kết nối với máy tính, sự giao tiếp giữa “ Thầy” và “ Trò “ sẽ rất đa dạng và linh hoạt . Như vậy, việc dạy học không phải chỉ đơn

thuần là truyền thụ tri thức, kỹ năng mà là truyền phương pháp học tập, nghiên cứu.

Lúc đó quản lý công tác TBDH cũng phải được nâng lên tầm cao mới Chúng ta hãy đặt một niềm hy vọng vào nền giáo dục hiện đại trong một tương lai gần nhất.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Qua kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1.1. Cơ sở vật chất trường học nói chung, TBDH nói riêng là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sư phạm, chúng góp một phần quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Do tầm quan trọng của TBDH trong Giáo dục-Đào tạo mà TBDH ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý.

1.2. Đề tài đã thực hiện hoàn thành được các nhiệm vụ đặt ra, đó là các nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về khoa học quản lý, quản lý trường học, quản lý CSVC Sư phạm, trang thiết bị trong quá trình giáo dục - đào tạo.

+ Khái quát thực trạng trang thiết bị và phân tích, đánh giá thực trạng công tác thiết bị phục vụ cho Dạy – Học ở trường CĐ SPKT.

+ Đề xuất một số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị Dạy –Học trong Trường CĐ SPKT Vinh.

Điều cơ bản trong cơ sở lý luận là đã khẳng định được TBDH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của quá trình sư phạm, nó góp phần quyết định chất lượng dạy học. Rõ ràng việc “ Dạy chay, dạy suông “ hay còn nói : “ Dạy từ miệng đến tai “ sẽ gây tổn hại lớn cho Giáo dục - Đào tạo. Nó làm cho người học thụ động , không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học. Sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện: Mục tiêu đào tạo – Nội dung đào tạo – Phương pháp đào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.

Trong phần thực trạng, đã chỉ ra được những mặt mạnh, những tồn tại đối với công tác TBDH. Hình ảnh cụ thể về thiết bị là phần lớn đã cũ, một số đã hỏng không thể sử dụng được hoặc sử dụng với hiệu quả đào tạo thấp, thiếu về chủng loại và số lượng, kém về chất lượng, kém về tính hiện đại. Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, mỗi công nghệ, dịch vụ mới cần được đào tạo với những thiết bị tương ứng thì sau khi tốt nghiệp mới thực sự đáp ứng với yêu cầu thực tế cuộc sống hiện nay.

Trong phần thực trạng cũng đã nêu được những bất cập trong công tác quản lý. Năng lực quản lý toàn diện cũng như chuyên sâu của đội ngũ quản lý còn hạn chế. Sự tường am về lý luận, thực tiễn trong công tác quản lý TBDH còn quá ít ỏi. Thực sự rất ít cán bộ , giáo viên xác định rằng: TBDH là yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện thành công chương trình Giáo dục- đào tạo, rằng chất lượng dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và phương tiện dạy học.

Mục tiêu quản lý thiết bị dạy học là làm cho TBDH trở thành người bạn đồng minh trung thành của thầy giáo trong việc cải tiến chất lượng giảng dạy, là làm cho TBDH trở thành công cụ chính đáng cho học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, nâng cao nhận thức, tu dưỡng đạo đức và để thực hiện mục tiêu bao trùm là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Để đảm bảo cho sự phát triển của TBDH, đồng thời góp phần từng bước thay đổi thực trạng công tác TBDH trong trường CĐSPKT Vinh, Kết quả

nghiên cứu đã đề xuất được một số giải pháp quản lý CTTBDH, tốm tắt các giải pháp như sau:

1. Tăng cường quản lý hành chính, chuyên môn.

2. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về công tác TBDH và quản lý công tác

3. Giải pháp cải tiến cấu trúc mô hình quản lý

4. Cải tiến khâu lập kế hoạch. Giải pháp này, đặc biệt chú trọng, trong đó lập kế hoạch cụ thể cho từng khâu công tác của TBDH, gồm: Kế hoạch đầu tư TB; Kế hoạch khai thác sử dụng; Kế hoạch bảo quản, sửa chữa.

5. Tăng cường tổ chức quản lý CTTBDH. 6. Tăng cường chỉ đạo điều hành.

7. Tăng cường kiểm tra, đáng giá công tác TBDH

8. Các giải pháp bổ trợ, bao gồm 4 giải pháp. Các giải pháp bổ trợ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường TBDH về số lượng cũng như chất lượng, tăng cường khai thác sử dụng và nâng cao tầm quan trọng của TBDH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các giải pháp này có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có sự độc lập tương đối, điều cốt yếu là các giải pháp được sử dụng phải có sự phối hợp hài hoà và hỗ trợ cho nhau.

1.2 Để thực hiên các giải pháp cần có các điều kiện:

- Điều kiện vật chất, tài chính. Rõ ràng nếu thiếu điều kiện này thì không thể nói đến việc tăng cường công tác TBDH. Không thể thực hiện công tác quản lý cho bất cứ lĩnh vực nào.

- Ngoài ra tập thể sư phạm trong nhà trường mà đứng đầu là ngưòi hiệu trưởng, luôn luôn có sự gắn kết với nhau, có nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, với TBDH

1.4. Đối với một vấn đề mới mẻ và phức tạp như vấn đề TBDH và là công tác lâu dài, thường xuyên, liên tục. Nó được đặt trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác. Về quản lý nó liên quan đến cả các cấp quản lý cao hơn ngoài cấp quản lý nhà trường. Bởi vậ, tác giả của bản luận văn không có tham

vọng giải quyết nhiều vấn đề một cách tổng hợp, triệt để. Tuy nhiên bản luận văn đã nêu được cơ sở lý luận, thực trạng và các giải pháp cơ bản quản lý công tác TBDH tại trường CĐSPKT Vinh, với mong muốn thực hiện mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường và trong đó có một số giải pháp đã được thực hiện trong khi tiến hành làm luận văn.

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 71 - 76)