4 Quản lý trường học

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 25 - 30)

- Tổ chức: Là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Đó chính là quá trình hình thành nên cấu

1.4. 4 Quản lý trường học

Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội: Nó được hiểu theo các cấp độ khác nhau tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý.

Nếu hiểu giáo dục là các hoạt động giáo dục diễn ra trong hoạt động xã hội nói chung thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Khi đó quản lý giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất.

Còn khi nói đến hoạt động trong ngành GD - ĐT diễn ra ở các cơ sở GD - ĐT thì lúc đó quản lý giáo dục được hiểu là quản lý một cơ sở GD - ĐT

Nếu hệ thống giáo dục bao gồm ngành giáo dục với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, các tổ chức giáo dục ở địa bàn lãnh thổ như quản lý giáo dục cấp tỉnh, huyện (quận) … thì đó chính là quản lý một hệ thống giáo dục, cách hiểu quản lý giáo dục theo nghiã hẹp.

Có nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục , ở đây chúng tôi trình bày một số định nghĩa tiêu biểu:

Tác giả Nguyễn Gia Quý định nghĩa một cách cụ thể: “ Quản lý quá trình giáo dục là quản lý một hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố : Mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục , người dạy, người học, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục” [11, Trang15].

Theo tác giả P.V.Khuđôminxki thì: “Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả mắt xích của hệ thống (Từ bộ đến trường, các cơ sở giáo dục khác … ) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chủ nghiã xã hội, cũng như các quy luật của quá trình giáo dục của sự phát triển thể lực, tâm lý trẻ em, thiếu niên và thanh niên” [12,Trang 16].

Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (Có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động cho họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến” [13,Trang18].

Mặc dù định nghĩa có khác nhau song đều lột tả bản chất của quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu mong muốn.

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ. Nó là tế bào của hệ thống giáo dục quốc dân, nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung: Dạy và học, giáo dục và đào tạo những nhân cách theo mục tiêu đề ra. Như vậy, có nghĩa nhà trường vừa là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Các cấp quản lý giáo dục tồn tại không phải vì bản thân nó mà trước hết, cơ bản là vì chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường trong đó hoạt động dạy học là trung tâm.

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục , mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục , với thế hệ trẻ và vơí từng học sinh” [14,Trang 27].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cũng có cách định nghĩa tương tự nhưng tổng quát: “Quản lý giáo dục (Và nói riêng, quản lý trường học) là hệ

thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hệ thống giáo dục ) làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu biểu hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [15,trang 35].

Quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống xã hôi sư phạm chuyên biệt, nó đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và có hướng đích của chủ thể quản lý để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ. Quản lý nhà trường bao gồm quản lý các mối quan hệ giữa trường học với môi trường xã hội bên ngoài và quản lý nội bộ bên trong nhà trường.

Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy học, giáo dục , quản lý các điều kiện thiết yếu của việc dạy và học như quản lý nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất …

Trường học nói chung, trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật nói riêng là một hệ thống xã hội được đặc trưng bởi quá trình GD - ĐT. Nó bao gồm các thành tố sau:

1. Mục tiêu đào tạo. M

2. Nội dung đào tạo. N

3.Phương pháp đào tạo. P

4. Thầy – Lực lượng đào tạo. Th

5.. Trò - Đối tượng đào tạo. Tr

6. Hình thức tổ chức đào tạo. Ht

7. Điều kiện đào tạo. Đk

8. Môi trường đào tạo. Mt

9. Quy chế đào tạo. Qc

10. Bộ máy quản lý đào tạo. Bq

11. Kết quả đào tạo. KQ

Quản lý trường học là phải kết hợp được các thành tố với nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Như vậy, quản lý trường CĐSPKT không chỉ là việc quản lý các thành tố độc lập mà còn phải quản lý cả sự tương tác giữa các thành tố, làm cho sự tương tác đó tạo nên “tính trồi “ của hệ thống. Lúc đó sẽ phát huy tác dụng gấp mhiều lần so với khi các thành tố tác động một cách tích cực nhưng riêng rẽ.

Sơ đồ 9. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH TỐ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC 1.4. 5. Quản lý công tác thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là hạt nhân của cơ sở vật chất là một trong sáu yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục

*Mục tiêu đào tạo. *Nội dung đào tạo. *Phương pháp đào tạo

*Lực lượng đào tạo *Đối tượng đào tạo.

*Cơ sở vật chất( Hạt nhân là TBDH) Quản lý là làm cho các yếu tố này gắn kết với nhau, làm cho chúng phát huy hiệu quả cao nhất để phục vụ mục tiêu đã đề ra.

Quản lý TBDH là thực hiện các chức năng quản lý đối với các mặt cụ thể của của công tác TBDH. Các mặt cụ thể của công tác TBDH được xác định như sau:

1. Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và cấu trúc mạng lưới đối với TBDH.

Đk KQ

2. Đầu tư TBDH.

3. Khai thác, sử dụng TBDH.

4. Giữ gìn, bảo quản, sửa chữa TBDH.

Tổng hợp chức năng quản lý đối với các mặt khác nhau của công tác TBDH được thể hiện qua sơ đồ ma trận sau đây:

Các chức năng Các khâu

QL công tác TBDH

Lập kế hoạch

Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra

Quan điểm. Cấu trúc mạng lưới Kế hoạch cấu trúc mạng lưới Tổ chức cấu trúc mạng lưới Chỉ đạo mạng lưới hoạt động Kiểm tra mạng lưới Đầu tư, trang bị Kế hoạch

đầu tư Tổ chức đầu tư Chỉ đạo đầu tư Kiểm tra đầu tư Khai thác sử dụng Kế hoạch khai thác Tổ chức khai thác Chỉ đạo khai thác Kiểm tra khai thác Bảo quản , giữ gìn,

sửa chữa Kế hoạch sửa chữa Tổ chức sửa chữa Chỉ đạo sửa chữa Kiểm tra sửa chữa Bảng 2. MA TRẬN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CTTBDH

Như vậy, qua trình bày ở trên đã nêu được vai trò quan trọng của TBDH trong giáo dục-Đào tậo. Xác định được những yêu cầu, đặc trưng đối với thiết bị dùng cho dạy học. Từ đó xác định quản lý công tác TBDH là hết sức cần thiết, thông qua quản lý làm cho TBDH phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học mà đặc biệt là hoạt động dạy học trong trường dạy nghề.

CHƯƠNG II

Thực trạng công tác thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học ở trường CĐSPKT Vinh

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w