Đổi mới xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa TBDH.

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 65 - 69)

- Tổ chức: Là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Đó chính là quá trình hình thành nên cấu

c.Đổi mới xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa TBDH.

• Các căn cứ để xây dựng kế hoạch sửa chữa: Trường CĐSPKT Vinh Khoa: Xưởng, phòng TN: Môn học : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KẾ HOẠCH KHAI THÁC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

Tt Tên TBDH Số lg Tần suất sử dụng thiết bị Ghi chú

Số ca/ Ng yà Số học sinh trong nhóm

Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng thiết bị để đưa vào kế hoạch sửa chữa ưu tiên.

Lực lượng sửa chữa: Giáo viên , học sinh, hợp đồng với các đơn vị, cá nhân ngoài trường …

Tình trạng thiết bị về chất lượng, số lượng …Đặc biệt chú ý đến các dạng hư hỏng của thiét bị :

+ Hư hỏng do tác động của môi trường: Mọi TBDH từ đơn giản đến phức tạp đều được cấu thành từ các vật liệu khác nhau: kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo, điện tử, bán dẫn …Nếu không được bảo quản cẩn thận đều có thể hỏng hóc đẫn đến không sử dụng được. Nguyên nhân đầu tiên đó là do khí hậu, môi trường.

+ Hư hỏng do sử dụng : Do sử dụng nhiều nên các chi tiết máy bị mòn, hỏng; Người sử dụng không thực hiện đúng quy trình, như: Thao tác sai, làm bừa làm ẩu, thiếu hiểu biết, …; Do thất lạc các chi tiết gây ra tình trạng thiếu đồng bộ làm cho TBDH không hoạt động được; Do sửa chữa bảo dưỡng không được thực hiện hoặc quá trình sửa chữa, lắp ráp không đảm bảo nên dẫn tới tình trạng hỏng hóc.

• Mục đích của bảo dưỡng sửa chữa TBDH là:

Bảo vệ được TBDH, loại trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hư hỏng không đáng có, mặt khác phải đảm thuận lợi cho sử dụng. Hay chúng ta có thể khẳng định rằng: Mục đích của bảo dưỡng sửa chữa TBDH là để đảm bảo “ Tính sẵn sàng “ của thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho dạy học.

Kế hoạch sửa chữa được thể hiện theo biểu mẫu sau: Trường CĐSPKT Vinh Khoa: Xưởng, phòng TN: Môn học : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ Năm học: 200 - 200 Tt Tên TB hoặc chủng loại TB Mức độ sửa chữa trước đó Nội dung bảo dưỡng, sửa chữa Thời gian thực hiện Dự kiến kinh phí Ghi chú

3.2.5. Cải tiến tổ chức công tác TBDH.

Tổ chức là hoạt động quản lý phối hợp giữa hệ thống lãnh đạo và bị lãnh đạo, là quá trình nhằm đảm bảo mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy điều hành.

Đối với công tác TBDH trong trường , tổ chức là tạo nên sự phối hợp hoạt động giữa lãnh đạo trường, các phòng chức năng, các khoa chuyên môn. Tổ chức bao gồm các biện pháp nhằm tạo ra một tiềm năng vật chất và con người cho việc thực hiện kế hoạch. Công việc phải được chia cho các đối tượng tham gia: Từ ban giám hiệu, phòng chức năng, các phòng, khoa, tổ chuyên môn, xưởng thực hành, giáo viên và đến cả học sinh đều tham gia với mức độ liên quan.

Điều cốt yếu nhất hiện nay của tổ chức CTTBDH là thành lập được tổ sửa chữa TBDH có một số giáo viên giỏi và một số công nhân đủ các ngành nghề có tay nghề vững. Tổ sửa chữa này trực thuộc giám hiệu điều hành thông qua phòng quản lý công tác thiết bị. Nếu tổ chức được tổ này tốt thì giải quyết được khâu sửa chữa, phục hồi thiết bị .

3.2.6. Tăng cường chỉ đạo điều hành công tác TBDH.

Sau khi có kế hoạch và sắp xếp tổ chức, chỉ đạo là chức năng quan trọng tiếp theo. Chỉ đạo chính là điều hành và kích thích.

Nội dung của điều hành là việc thường xuyên theo dõi sự vận động của đối tượng để phát hiện kịp thời mọi lệch lạc, rối loạn trong quá trình hoạt động và có biện pháp sửa chữa, uốn nắn kịp thời. Muốn làm tốt điều đó người hiệu trưởng phải: Thu thập xử lý thông tin chính xác; Thường xuyên sâu sát đối tượng; Có tri thức để phán đoán, nhận xét đúng.

Nội dung của kích thích bao hàm: Động viên khen thưởng về vật chất, tinh thần, kèm theo có mức phạt, kỷ luật đối với người làm trái, tổn hại đến quá trình dạy học.

Chỉ đạo chính là “ thi công “ bản kế hoạch, thi công sai thì công trình cũng hỏng. Triển khai công việc sẽ tạo ra một hiện trường cho việc áp dụng các biện pháp quản lý. Chỉ đạo công tác TBDH trong trường đào tạo nghề

là một việc phức tạp, nhìn chung không có hình mẫu để theo, điều quan trọng là trên cơ sở những phương hướng và nguyên tắc chung, người lãnh đạo cần thực hiện các công việc chỉ đạo một cách sáng tạo và chủ động và luôn biết dựa vào sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên, học sinh và các thành phần khác.

Thực hiện chỉ đạo theo 2 cách: - Chỉ đạo theo đầu công việc.

- Chỉ đạo theo “ chủ nhân của công việc”

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác TBDH.

Đây là khâu cuối cùng của quản lý, nội dung của thanh tra, kiểm tra là việc theo dõi về hiệu quả của kế hoạch được thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm. Thanh tra, kiểm tra có chức năng đánh giá, phát hiện và điều chỉnh đối với các mặt công tác khác nhau của trường học.

Thanh tra, kiểm tra là công tác nội bộ thường xuyên của trường học nhằm đảm bảo mọi hoạt đông đúng với quy định. Đối vơi công tác TBDH thanh tra, kiểm tra có 2 nội dung chính:

- Thanh tra, kiểm tra tình trạng, mức độ trang bị, sự đảm bảo an toàn, điều kiện bảo quản sử dụng…

- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chuyên môn gồm: nề nếp, cách tổ chức, chỉ đạo và việc sử dụng TBDH vào công tác chuyên môn.

Kết quả thanh tra, kiểm tra có tác dụng chỉ ra những việc tốt để phát huy, những việc chưa tốt, những sự thiếu hụt để sửa chữa , khắc phục. Thanh, kiểm tra công tác TBDH là việc làm thường xuyên của lãnh đạo trường, tiến hành kiểm tra là sự đánh giá một cách có kế hoạch những công việc đã làm, kết quả kiểm tra là cơ sở cho việc điều chỉnh cần thiết về chu trình quản lý tiếo theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra có tính chất tổng hợp đó là kiểm kê. Tiến hành kiểm kê toàn bộ trang thiết bị hàng năm, hoặc kiểm kê đột xuất cho một xưởng, một khoa nào đó sẽ giúp lãnh đạo trường nắm được tình hình TBDH sau một thời gian sử dụng, bảo quản và nghiên cứu đầu tư tiếp theo. Đặc biệt lưu ý công tác

“hậu kiểm kê “, đó là các công việc phải giải quyết qua tổng hợp của kiểm kê và tổng hợp sau kiểm kê chính là một căn cứ rất quan trọng cho việc lập kế hoạch tiếp theo.

3.2.8. Nhóm các giải pháp bổ trợ.a. Tăng cường đầu tư nguồn lực: a. Tăng cường đầu tư nguồn lực:

+ Về tài chính: Ngoài đầu tư tài chính theo kế hoạch, cần có những khoản kinh phí thường xuyên cho việc duy trì hoạt động và chi phí tiêu hao vật chất trong quá trình hoạt động. Các khoản chi phí như mua sắm vật tư, nguyên nhiên liệu cho dạy học thực hành, bồi dưỡng công sức lao động phục vụ cho công tác TBDH.

Trong những điều kiện của cách mạng khoa học kỹ thuật ý nghĩa của TBDH được tăng lên. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi phải tăng nhịp độ phát triển các chi phí dành cho những mục đích này.

+ Về đàu tư cho con người: Đặc biệt coi trọng việc nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên trong việc sử dụng TBDH, mà chú trọng là đội ngũ giáo viên dạy thực hành, họ là những người trực tiếp hướng dẫn, truyền dạy cho học sinh các kỹ năng , kỹ xảo nghề nghiệp. Mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, sư phạm và có khả năng tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến thông qua TBDH.

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 65 - 69)