Nguyên nhân của những hạn chế.

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 54 - 55)

- Tổ chức: Là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Đó chính là quá trình hình thành nên cấu

c. Nguyên nhân của những hạn chế.

Các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mực công tác TBDH . Chưa thấy hết vị trí, vai tró của thiết bị trong quá trình dạy học.

Ở tầm vĩ mô chưa có chiến lược hữu hiệu về TBDH. Hầu hết các trường trong cả nước đều xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhanh, nhưng đầu tư cho TBDH, một công cụ trợ giảng đắc lực thì còn rất hạn chế. Công tác thiết bị chưa được xem xét một cách hệ thống và có căn cứ khoa học ( Ngay cả một dự án lớn thì TBDH cũng được chỉ đạo làm độc lập với việc xây dựng nội dung , chương trình môn học).

Việc cung cấp thiết bị thiếu định hướng , chưa phù hợp với nhu cầu thiết thực của hoạt động dạy học.

Mạng lưới công tác thiết bị chưa được coi trọng, chính vì vậy mà việc tổ chức, chỉ đạo CTTB còn hạn chế, chưa cụ thể, chưa thay đổi kịp với tình hình. Hoạt động về CTTB ở các cấp còn mờ nhạt, một số khoa có TBDH nhiều nhưng chưa có cán bộ bán chuyên trách.

Đầu tư tài chính cho thiết bị còn hạn chế, chi phí cho thiết bị so với tổng chi phí trong toàn trường hàng năm là thấp ( khoảng 10%).

Chỉ đạo đầu tư chưa đồng bộ, chưa lường hết các liên quan ràng buộc kéo theo : Có thiết bị này thì phải có TB khác bổ trợ, phòng ốc, nhà xưởng … Việc cải tiến nội dung, chương trình chưa gắn với đổi mới thiết bị…Trình độ giáo viên chưa tiếp thu được với công nghệ mới, thiết bị tiên tiến, có thiết bị rồi nhưng chưa biết sử dụng và lại càng ngại sử dụng.

Ngoài ra một ảnh hưởng không kém phần quan trọng đó là nhiều giáo viên phải dạy 3 ca không có thời gian cho việc điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.

CHƯƠNG III:

Một phần của tài liệu quản lý công tác thiết bị dạy học (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w