- Tổ chức: Là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Đó chính là quá trình hình thành nên cấu
c. Cải tiến công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh:
Cần tiến hành kiểm tra các kiến thức, kỹ năng thu lượm được trong quá trình học tập thông qua TBDH. Bằng cách kiểm tra này bắt buộc giáo viên phải sử dụng thành thạo TBDH mới có thể ra được đề bài, về phía học sinh bắt buộc phải tiếp xúc nhiều với TBDH mới có thể thực hiện bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra sẽ hoàn toàn thể hiện tính khách quan của nó.
d .Đẩy mạnh phong trào tự chế dồ dùng, thiết bị dạy học:
Chúng ta có thể nhận thấy rằng: TBDH tự chế ra đời trong bối cảnh phục vụ nhu cầu thiết yếu cho giảng dạy và học tập. Bởi vậy TBDH tự chế là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống TBDH, nó góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống TBDH trong nhà trường.
Hoạt động tự chế TBDH có tác dụng huy động năng lực, trí tuệ, bồi dưỡng, kích thích hứng thú nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và học sinh. Để chế tạo ra được những TBDH giáo viên và học sinh phải huy động mọi tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo của mình. Hình thức hoạt động này giúp họ bồi dưỡng và rèn luyện các phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp, cũng thông qua đó tầm hiểu biết và nhận thức của họ được mở rộng. Họ thấy được sự cần thiết của việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học, giúp họ tạo ra thói quen tự sáng chế và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên trong việc sử dụng các TBDH cho các công việc của mình.
Hoạt động tự chế TBDH có tác dụng phục vụ kịp thời cho việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Dạy học là một quá trình lao động nghệ thuật, sáng tạo của người thầy giáo. Mỗi nội dung kiến thức, mỗi giờ học đều cần những TBDH tương ứng. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp giáo viên phải tự mình giải quyết một cách kịp
thời và linh hoạt trong việc tìm tòi sáng chế ra TBDH, thậm chí đơn giản như một hình vẽ, một tờ tranh, một mô hình trực quan sinh động.
Hoạt động tự chế TBDH có thể nâng cao được hiệu quả của nó nhờ tận dụng các nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là sử dụng vật liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng lại tạo ra các TBDH có tính linh hoạt cao, gần gũi với nội dung dạy học. Nếu TBDH đảm bảo tốt các yêu cầu sư phạm, mà lại cấu thành bởi những vật liệu đơn giản, tại chỗ, rẻ tiền thì thiết bị đó càng có giá trị. Rõ ràng giá trị của một TBDH không phải ở chỗ nó có giá thành cao mà chủ yếu ở hiệu quả sử dụng, ở vai trò sư phạm mà nó đảm nhận.
Tự chế TBDH không đòi hỏi một quy mô lớn, mà bất kể một giáo viên nào đều có thể đề xuất thực hiện, thậm chí kể cả học sinh. Do đó tự chế TBDH là một biện pháp, là con đường cơ bản để góp phần giải quyết vấn đề thiếu TBDH, cũng như việc hoàn thiện hệ thống TBDH. TBDH tự chế có một cơ sở tiềm năng vô tận đó là đội ngũ giáo viên và học sinh. Như vậy TBDH tự chế vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Để làm tốt vấn đề này, lãnh đạo nhà trường cần tiếp tục giải quyết vấn đề nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trò của TBDH tự chế trong việc phục vụ cho học tập và giảng dạy. Định kỳ tổ chức các hội nghị khoa học về TBDH, về phong trào tự chế TBDH từ trước đến nay, xây dựng tài liệu hướng dẫn tự chế TBDH và phổ biến đến từng giáo viên. Phát động các phong trào tự chế TBDH có tổ chức, chỉ đạo, có đánh giá khen thưởng kịp thời.
Ở từng bộ môn, từng xưởng, từng khoa cần xác định tự chế tạo đồ dùng, TBDH là nhiệm vụ chuyên môn. Cần vạch kế hoạch cụ thể tự chế tạo đồ dùng dạy học hco từng học kỳ, năm học. Có thể xây dựng kế hoạch theo biểu mẫu sau:
Trường CĐSPKT Vinh Khoa:
Xưởng, bộ môn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM