I. HÌNH ẢNH KĨ NỮ TRONG VĂN HỌC MỘT SỐN ƯỚC CHÂ UÁ 1 KỸ NỮỞ TRUNG QUỐC
2. KISAENG Ở HÀN QUỐC
Theo tiếng Hàn Quốc, kisaeng chỉ những thiếu nữ phục vụ tại các quán rượu, đem lại niềm vui cho khách bằng các hình thức biểu diễn nghệ thuật như múa, hát, ngâm thơ…
Những kisaeng buộc phải có ngoại hình dễ nhìn và quyến rũ, nhất là phải thông minh, linh hoạt và luôn biết lắng nghe, sẻ chia những tâm tư, tình cảm của khách. Những kisaeng là một lớp người vốn một thời nổi bật trong cuộc sống văn hóa xứ Hàn.
2.1. Nguồn gốc và phát triển :
Kisaeng bắt đầu xuất hiện tại Hàn Quốc vào năm 818, dưới triều đại Goryeo và trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống, nhưng dễ nhận thấy vai trò của kisaeng nhất là vào thời kỳ
của Hoàng đế Choson. Vào thế kỷ XVII, những kisaeng nằm dưới sự quản lý của hoàng cung nhưng hoạt động rộng khắp đất nước. Khi đó, những kisaeng được triều đình tuyển chọn và huấn luyện rất chu đáo, phát triển tài năng nghệ thuật hát, múa, đọc thơ… để phục vụ các lễ hội và mua vui cho vua chúa, quan lại. Thời đó, trinh tiết của những kisaeng được xem là nhân phẩm hàng đầu. Sau này, tương truyền, một kisaeng tên là Nongae vì bị một vị
tướng cưỡng hiếp, cô đã kéo người đàn ông này xuống một vực nước sâu để quyên sinh.
2.2. Đặc điểm :
Tuổi đời hành nghề của những kisaeng rất ngắn (16-22 tuổi), còn những kisaeng quá tuổi sẽ phục vụ những công việc hậu trường cho những kisaeng đang hành nghề. Các kisaeng luôn có thái độ niềm nở, lịch thiệp, và duyên dáng. Do đó, họ không tính công sức lao động, kết quả nghệ thuật của mình bằng tiền túi khách bỏ ra hay chủ quán chi trả mà họ
chỉ đồng ý phục vụ những người đàn ông có thái độ lịch sự, hòa nhã và không yêu cầu gì hơn ngoài việc được phục vụ bằng nghệ thuật ca hát. Do đó, những kẻ lắm của nhiều tiền vẫn không phải là đối tượng mà các kisaeng ngắm tới. Tuy nhiên, càng về sau, những kisaeng không còn xuất hiện nhiều tại các quán rượu, thú giải trí gắn liền với các kisaeng cũng dần dần đi vào quên lãng.
Cũng như tất cả những người phụ nữ đẹp làm nghề mua vui tại các quán ca, quán rượu, các kisaeng cũng là những con người thành thạo các bộ môn nghệ thuật: múa, ca, làm thơ,… Họ phải tập luyện hết sức vất vả, gìn giữ sức khỏe, giọng hát, tập những đường múa
lúc như chim hạc, lúc như một võ sĩ đấu kiếm rất phức tạp. Có hẳn một nơi tập trung đểđào tạo những kisaeng mới vào nghề. Để có giọng hát trong vút, họ phải ngụp lặn ở những con suối để tập giữ hơi. Để có những đường múa sinh động, họ phải tập di chuyển trên một mảnh giấy có quét chất kết dính để tập cho đôi chân linh hoạt. Tất cả những công việc luyện tập này diễn ra trong một thời gian rất dài. Có trường hợp có những kisaeng cả đời không bao giờ được biểu diễn vì chưa đạt đến chuẩn mực. Các kisaeng tuổi đã lớn sẽ là người chỉ dạy và quản lý những kiseang mới vào nghề. Đểđược chọn biểu diễn, nhất là trong những dịp lễ
của triều đình, sự tuyển mộ hết sức gắt gao. Các kisaeng phải ra sức thể hiện tài năng của mình để hòng có được một suất diễn. Và khi được tuyển chọn là một niềm tự hào cho kisaeng đó.
Ngoài những tài năng như múa, hát, làm thơ, các kisaeng còn phải học tất cả những lễ
nghi để tiếp khách. Tư thế đứng, ngồi, động tác rót trà, mời khách, lui ra,… tất cả phải đều chuẩn mực. Cộng với sự duyên dáng, ánh mắt đa tình mà sắc lạnh, tài ăn nói có duyên, kisaeng thật sự là những báu vật của văn hóa Hàn Quốc.
2.3. Hình ảnh kisaeng trong văn học Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, những kisaeng được xem như những văn nghệ sỹ, nhạc sỹ, ca sỹ,… nói chung là người phục vụ nhu cầu giải trí cho dân chúng thông qua các hình thức nghệ thuật. Nhưng để xem một kisaeng là một nhà thơ thì có lẽ trường hợp của Hwang Jin I là tiêu biểu và đặc sắc nhất.
Cô được chú ý vì vẻ đẹp đặc biệt của mình, duyên dáng và trí tuệ phi thường. Cuộc sống cá nhân của cô trở thành gần như huyền thoại khi rất nhiều những loại hình nghệ thuật hiện đại của Hàn Quốc đều lấy cuộc đời của Hwang làm cảm hứng, từ phim ảnh, kịch, tiểu thuyết. Hwang Jin I đã trở thành một biểu tượng văn hóa hiện đại nổi tiếng của Hàn Quốc.
Hwang Jin I là một kisaeng có thật trong lịch sử Hàn Quốc. Nàng có cha thuộc tầng lớp thượng lưu, mẹ thuộc tầng lớp trung lưu. Nghĩa là xuất thân của Hwang Jin I là xuất thân quý tộc. Nàng sống vào triều đại Joseon, thế kỷ XVI, được xem là một “kisaeng của những kisaeng”. Jin I là một phụ nữ xinh đẹp, văn võ song toàn, lại có xuất xứ danh giá, nhưng nàng vẫn bị tầng lớp trí thức coi thường. Tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực của bản thân, Hwang Jin I đã trở thành một kỳ nữ nổi danh khắp xứ Triều Tiên nhờ tài năng và sắc đẹp của mình. Dù là cô gái văn võ song toàn, giỏi cầm kỳ thi hoạ, am hiểu kinh thư lại mang trong mình dòng máu quý tộc nhưng Hwang Jin I lại trở thành một kỹ nữ mua vui cho giới đàn ông thượng lưu. Thuở nhỏ nàng được mẹ dạy Tứ thư và Tam tự kinh. Sau khi một chàng trai yêu nàng,
tương tư rồi từ giã cõi trần thì nàng rất đau buồn và quyết định trở thành kỹ nữ. Điều đó là một hành động tự trọng cao vì nó dám vượt qua những định chế đối với một người phụ nữ
bình thường trong xã hội triều đại Triều Tiên. Sau đó nàng lấy nghệ danh là Myongwol (Minh Nguyệt) kỹ nữ. Với sắc đẹp và tài năng cầm kỳ thi họa của mình, nàng có thể gặp gỡ
những nhà văn nổi tiếng thời đại ấy như: nho sỹ Từ Hoa Đàm, tu sỹ Trí Túc thiền sư, nhà thơ Bích Khê Thủy,…Cho đến tận khi qua đời vào năm 38 tuổi, suốt đời nàng không khi nào tự ép mình quan hệ với bất kỳ ai hoặc làm bất cứ điều gì mà mình không thích. Với ai, Hwang Jin I cũng làm thức tỉnh những chân lý đạo đức trong cuộc sống, nhưng rốt cuộc nàng lại không thể thay đổi được cuộc sống hiện tại của chính mình.[61,1]
Điểm đặc biệt về Hwang Jin I là nàng có tài năng làm thơ tuyệt vời. Những bài thơ
thống thiết nỗi niềm của các kỹ nữ. Thử tưởng tượng cách đây khoảng 500 năm, giữa thời buổi của Tống Nho khắc nghiệt thống lĩnh mà người kỹ nữ này đã diễn tả thành thực trong thơ mình những khao khát, những xúc cảm riêng tư của khuê phòng, chăn gối. Dường như
thơ của nàng có một ánh sáng rất lạ, như ánh trăng, vừa trong sáng, vừa gợi cảm lạ lùng. Hwang Jin I để lại chủ yếu là những bài sijo ( thời điệu – một hình thức thơ trữ tình ngắn) bằng chữ Hàn bên cạnh một số ít những bài Hán thi. Những bài Hán thi thuần túy trữ
tình, trong khi sijo có cả những bài trào phúng.
Là nhà thơ xuất sắc của thể sijo vềđề tài tình yêu, Hwang Jin I là một trong những nữ
thi sĩ đầu tiên mà thơ ca không bị vướng víu, trói buộc bởi những tư tưởng đạo đức Nho giáo chật hẹp, khắc nghiệt.
Thời của Hwang Jin-I là thời Choson, chịu ảnh hưởng nặng nề của Tống Nho, địa vị
người phụ nữ rất thấp kém, tình dục bị xem như tầm thường, thậm chí tội lỗi, cấm kỵ. Chỉ
duy nhất những thi sĩ-kỹ nữ như Hwang Jin-I tự do ca hát quan hệ ái dục giữa người đàn ông và người đàn bà. Trong thơ tình của Hwang Jin-I, ta có thể nghe thấy tiếng trái tim người đàn bà yêu đương nồng nàn, tha thiết đồng thời đau đớn, đắng cay. Trong thực tế có nhiều mối tình tha thiết giữa những người đàn ông quý tộc (yangban) và những kisaeng nhưng cực kỳ
hiếm khi kisaeng có thể trở thành vợ của những yangban ấy. Kisaeng hiểu rõ định mệnh của mình là bị bỏ rơi, chỉ không sớm thì muộn mà thôi. Trong thơ Hwang Jin-I vì thế nỗi cô đơn trống trải mỗi khi buông tay người tình dường như có linh cảm một mất mát vĩnh viễn Hỡi ôi, tôi đã làm gì thế này?
Phải chăng tôi chẳng hiểu điều mình ước muốn Giá tôi cố níu chàng ở lại
Làm sao chàng có thể ra đi. Nhưng bướng bỉnh Tôi để chàng từ giã
Và giờđây, hối tiếc, xót xa
Những lời thơ thống thiết, sự nuối tiếc cao độ. Ít có phụ nữ nào lại có thể thể hiện rõ ràng tấm lòng của mình. Hwang Jin I thì rất thẳng thắn khi thể hiện sự luyến tiếc của mình khi để tình yêu vụt mất. Cái sự bướng bỉnh của nữ nhi thường tình đã để tình yêu vuột qua.
Để bây giờ, hụt hẫng cũng muộn. Thế nhưng, đời kỹ nữ, những khoảnh khắc như thế diễn ra hàng ngày. Khách đến để vui, rồi khách ra đi. Ai níu giữđược những bước chân giang hồđó. Cuối cùng, chỉ những kỹ nữ còn lại với nỗi hụt hẫng biệt ly.
Sau hụt hẫng của mỗi biệt ly, người kỹ nữ lại dốc lòng chờ đợi một cuộc hẹn hò sắp tới. Nhưng nỗi đợi chờ lại cũng nhuốm màu của phù du, tạm thời của lòng người:
Tôi gập đôi
Đêm đông dài lạnh giá Cuộn lại, cuộn lại giữ gìn Xuân ấm trên giường tôi
Đêm nào chàng lại tới chơi Tôi mở ra, mở ra đón chàng
( Nhật Chiêu dịch)
Một hình ảnh thơ táo bạo, trái ngược với xã hội đương thời. Nàng sẵn sàng lên tiếng chờ đợi sự ấm áp của tình yêu trong đêm đông dài lạnh giá. Nếu như đã được hưởng sựấm áp của xuân nồng tình yêu, chắc hẳn Hwang Jin I đã không có những vần thơ khao khát đến vô tư như vậy. Nói về chuyện chăn gối mà ta chỉ cảm được một tâm hồn trắng trong đến tội nghiệp, nỗi khát khao một tình yêu không toan tính, không vụ lợi và bền vững, để không còn phải đợi chờ từng đêm “chàng tới chơi” nữa.
Một kỹ nữ thì chắc hẳn sẽ có rất nhiều người tâm đầu ý hợp. Trong một bài thơ gửi cho bạn tình tên Pyokkeyu, Hwang Jin I viết:
Đừng huyênh hoang về tốc độ của mình
Ôi dòng suối xanh, trên vách núi cao, đang chảy
Một khi ra tới đại dương lớn rộng Người đâu còn có thể quay về
Vậy thì tại sao không chậm bước mà dừng nghỉ
Khi trăng nơi đây đang tràn trề tưới tắm núi đồi?
( Bích Khê dịch)
Hình ảnh trong thơ Hwang Jin-I thường lấy từ thiên nhiên, gợi những tương đồng, ẩn dụ đối với xúc động của con người, tạo nên những biểu tượng nhiều tầng ý nghĩa. Hwang Jin-I thực sự là một nhà thơ bậc thầy khi phát triển hình tượng thơ bằng những điểm nhấn trên một mặt phẳng ngôn từ bình thường. Một phẩm chất khác cũng góp phần vào vẻ đẹp duyên dáng của thơ Hwang là sự sử dụng từ giản dị, thuần khiết, tinh tế, gợi cảm trong một trật tự hòa điệu.
Hwang Jin I đã thể hiện một tứ thơ tuyệt diệu bằng hình ảnh và ngôn từ. Trên hết, đó là hình ảnh khát khao đến nao lòng một tình yêu vẹn toàn:
Em sẽ bẻđôi đêm đông chí hôm nay
Ủấm một nửa
Để dành khi gặp anh
Em sẽ nối vào đêm ái ân dài thêm ra
( Nhật Chiêu dịch)
Lúc nào, nỗi ước ao sự tương hợp cũng tràn đầy trong thơ Hwang. Từđó, chúng ta có thể hiểu thực tế kiếp sống của những kisaeng thế nào, cũng cô đơn, lẻ loi, cũng hụt hẫng với những mối tình thoáng qua, cũng luyến tiếc thời xuân sắc khi về chiều. Và Hwang đã sống như vậy, như thơ của nàng.