CÔ ĐẦU VÀNH ỮNG BIỂU HIỆN THA HÓA VÀO CUỐI THẾ KỶ

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 68 - 74)

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Pháp đặt xong nền đô hộở Trung và Bắc Việt,

đường giao thông thuận tiện hơn trước, một số giáo phường ca trù ở nông thôn đã di chuyển ra tỉnh và bám theo dọc các trục đường để mở nhà hát ( ca quán). Ca trù lúc này trở nên suy bại. Người ta chỉ biết lợi dụng ca trù để trục lợi chứ không còn giữđược giá trị đích thực của bộ môn nghệ thuật này. Người nghe hát bây giờ không còn là các bậc tao nhân mặc khách mà là những người mê sắc dục, cô đầu thì trở thành nô lệ của đồng tiền. Có những cô đầu không biết hát, cũng chẳng biết gõ phách. Cái thú chơi tao nhã của tiền nhân dần dần biến thành một trò trăng gió mây mưa và nhà cô đầu trở thành nơi buôn phấn bán hương. Từ một

địa vị là một bộ môn nghệ thuật, ca trù biến thành một thứ kỹ nghệ dùng nhân công để thu tiền. Các cô đầu từđịa vị là truyền nhân của hát ca trù trở thành một gái lầu xanh. Tuy rất coi trọng thú vui tao nhã phong lưu là hát ả đào, các nhà thơ cũng nhận ra những mặt tiêu cực của nó theo thời gian với sự du nhập của văn hóa phương tây và lối sống thị thành.

Trong các sáng tác của mình, hai nhà thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương đã dành ra nhiều tác phẩm để tỏ thái độ đả kích , cười cợt những cô đầu. Khách đến nghe cô đầu hát có lẽ thưởng thức giai điệu thì ít mà chủ yếu:

Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày Năm canh to nhỏ tình dơi chuột Sáu khắc mơ màng chuyện nước mây

( Thú cô đầu – Tú Xương)

Hoặc cô đầu trở thành một thú giải trí qua đường, chỉ cần có tiền là mua được. Những cô đầu giai đoạn này trở thành một đề tài châm biếm của các nhà thơ:

Liếc trông giá đáng mấy mười mươi

Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết Hoa tàn song nhụy lại còn tươi

( Bỡn cô đào già – Nguyễn Công Trứ)

Trong buổi loạn ly thường những giá trị đạo đức bị mai một. Cuộc sống là một chuỗi những hỗn loạn, con người rơi vào trạng thái mất phương hướng. Trong tình cảnh như vậy, kỹ nữ không còn giữ được hình ảnh đẹp như trước đây. Không còn một nàng Kiều lúc nào cũng ý thức về bản thân, luôn ý thức về nhân phẩm của mình thì giờ đây, các cô đầu lại học

cách để thích nghi với thời buổi hỗn loạn. Nói cho cùng, cũng vì đồng tiền, vì cái nghèo lúc nào cũng rình rập nên họ phải “ liều bán váy nuôi thân” :

Chị hỡi chị, năm nay túng lắm Biết làm sao, tết đến nơi rồi

Mới ngày nào chị mua muối cùng tôi Ngoảnh mặt lại hàng vôi nay đã bán Này nụ, này hoa, này hài, này hán Pháo, tranh tàu, Hương Cảng mới sang

Chị cùng em sắm sửa lo toan Muối mua chịu, sợ nhà hàng lại lạ Chị em ta cùng nhau giữ giá Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng Cũng liều bán váy chơi xuân! ( Tết cô đầu – Trần Tế Xương)

Cả bài thơ là sự xót xa cho kiếp người đành “liều bán váy chơi xuân”. Mới đó đầu năm phải mua muối để mong một năm mặn mà như muối, thoắt cái đã cuối năm. Cuối năm, người ta lại rủ nhau mua vôi đểđến tháng giêng, tháng hai têm trầu, vì sợ đầu năm mà mua vôi thì cả năm bạc như vôi. Cảnh nhà túng quẫn, không còn tiền để sắm sửa, cô đầu đành phải bán váy, phải đi vào con đường nô lệđồng tiền, đánh mất bản thân. Chẳng còn cách nào khác, họ

phải có tiền để có thể tồn tại trong xã hội ấy.

Chị em ta cùng nhau giữ giá

Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng

Một câu nói tiếc nuối cho một quá khứđã qua. Những cơ hội lần lượt trôi qua, bây giờ

muốn tìm một chốn tựa nương thì vô vàn khó khăn, chẳng có ai nâng niu, không có ai yêu thương và để yêu thương. Chẳng còn gì để mất hay để luyến tiếc. Các cô làm gì có được người đàn ông của đời mình để mà phải ràng buộc. Cảnh nhà lại túng quẫn. Người ta thường nói “nghèo hèn”. Cái nghèo trong những trường hợp nhất định sẽ làm cho con người trở nên hèn hạ. Họ chẳng có gì để mà phải giữ gìn hay phải giữ sĩ diện, chỉ cốt sao để có tiền, ngay cả với việc bán thân họ cũng chấp nhận. Thế là cuộc đời họ bị cuốn theo dòng chảy phải kiếm được tiền để sống, trở thành những người “buôn phấn bán hương”. Họ không có nhà, không gia đình, không nơi tựa nương và ca lâu kỹ viện chính là nhà của họ. Thường thì người ta chỉ sợ mất cái mà mình đang có. Còn những ảđào ởđây, họ không có gì để mất cả.

Đó phải chắng là những bi kịch của ảđào nghèo. Cái nghèo đến và buộc họ phải đi vào con

đường nhầy nhụa để rồi cứ thế buông xuôi cho số phận, đểđến nỗi: Cũng liều bán váy chơi xuân.

Một thú vui tao nhã như nghe hát ảđào cũng bị người ta biến thành một hoạt động bán dâm cho khách làng chơi. Các ảđào trở nên chuyên nghiệp hơn. Họ không còn lấy giọng ca ngọt ngào làm vũ khí lấy lòng khách mà càng ngày càng trở nên õng ẹo, làm dáng để vòi vĩnh khách:

Rước phải cô đào mới tẻo teo Rác tai đà lắm sự ý èo!

Cầm kỳ thi tửu vui ra phá

Điền sản tư cơ mấy cũng nghèo Bọn ác không vay mà thúc lãi Thói thành dầu lịch cũng thành keo

Thôi thôi xin kiếu cô từđấy Chiêu đãi thì tôi cũng ... vái đèo!

( Không chiêu đãi – Trần Tế Xương)

Giọng thơ châm biếm nhẹ nhàng nhưng không kém phần chua cay. Đến chơi kỹ viện, muốn có những trận cười thâu đêm suốt sáng thì phải trả tiền, không phải ít tiền mà tác giả đã cho biết rằng Điền sản tư cơ mấy cũng nghèo. Đem tiền bạc ra mua vui thì bao nhiêu cho

đủ, bởi cái vui mang tính bản năng ấy có một sức hút người ta ghê gớm. Khách đến mua vui thì phải trả tiền. Các cô đầu phục vụ thì sẽ có tiền. Và để có được nhiều tiền, các cô phải vòi vĩnh, õng ẹo với khách. Âu đây cũng là một hệ lụy của lối sống thị thành nửa mùa, không chọn lọc. Tất cả sĩ diện nhau bằng những thói ăn chơi, bằng vật chất, bằng hưởng thụ. Những giá trị tinh thần dần trôi vào quên lãng, chỉ còn tiền và lối sống hưởng thụđược người ta tôn vinh. Sống trong xã hội như vậy, cô đầu dần trở thành người chiều chuộng khách bằng bất cứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chiêu thức nào, kể cảđánh mất chính mình. Và cứ thế họ tha hóa một cách nhanh chóng. Không chỉ tha hóa về mặt nghề nghiệp của mình, các cô đầu còn có những tật xấu khác. Trong bài Đi hát mất ô, Tú Xương đã kể lại rằng:

Đêm qua anh đến chơi đây

Giày chân anh lận, ô tay anh cầm Rạng ngày sang trống canh năm Anh dậy em hãy còn nằm trơ trơ

Hỏi ô, ô mất bao giờ

Hỏi em, em cứậm ờ không thưa Chỉn e rày gió mai mưa

Lấy gì đi sớm về trưa với tình ( Đi hát mất ô)

Đa số ý kiến cho rằng, không phải là ông Tú đi chơi ảđào bị mất ô mà là một nhà nho

ở huyện Nam trực ( nay thuộc Nam Ninh) lên tỉnh chơi ả đào, có cái ô đẹp, bị ả đào nẫng mất. Tiếc của, ông này đến nhờ Tú Xương làm hộ một bài thơ đả kích nhà cô đầu đó. Thế là bài thơ được lan truyền. Chỉ chế giễu nhẹ nhàng nhưng không kém phần xót xa. Chỉ vì nghèo

đói, khó khăn vật chất mà phải có những việc làm bất chính. Họđã bị cuốn đi quá xa cái bản chất thiện có trong mỗi con người. Mối quan tâm, lo lắng hiện giờ của họ chỉ là làm sao có

được tiền.

Một nhà thơ cũng với giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng lại sâu sắc và có phần đau

đớn, cũng lấy thú hát ả đào đã bị biến tướng làm đối tượng để cười sự đời, đó là Nguyễn Khuyến. Ông không đề cập nhiều đến đề tài này nhưng có một bài mà nếu đã đọc, chúng ta không thể không lưu tâm:

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ

Trời sinh ra cũng để mà chơi Dễ mấy khi làm đĩ một thời

Chơi thủng trống, long dùi âu mới thích

Đĩ bao tử càng chơi càng lịch Tha hồ cho khúc khích chị em cười

Người ba đấng của ba loài Nếu những như ai thì đĩ mốc

Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc Khá khen thay làm đĩ có tông!

Khắp giang hồ chẳng chốn nào không Suốt Nam, Bắc, Tây, Đông đều biết tiếng

Đĩ mười phương chơi cho đủ chín Còn một phương để nhịn lấy chồng Chém cha cái kiếp đào hồng

Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó Mai sau ngày giỗ có văn nôm

Cha đời con đĩ cầu Nôm.

( Đĩ cầu nôm – Nguyễn Khuyến)

Giọng điệu tác giả thật gay gắt. Nhưng xét sâu xa thì đây là những lời nói thoát ra từ

nỗi đau. “ Buôn phấn bán hương” cũng là một cái nghề được lưu truyền từđời này sang đời khác. Bao giờ mới chấm dứt được cái cảnh phải lấy thân xác mình để mua vui cho thiên hạ? Một cái nghề hèn mạt như vậy mà lại là kế sinh nhai truyền kiếp. Đây là lời đau xót cho thân phận những phụ nữ đã trót gieo thân mình vào chốn thanh lâu chứ chắc hẳn không phải là một lời khen như tác giảđã nói: “khá khen thay...”. Trên câu chữ thì ta tưởng chừng như tác giảđang chửi rủa cô đầu, những con người mất cả sĩ diện, với những lời lẽđay nghiến: “ Đĩ

mười phương chơi cho đủ chín – Còn một phương để nhịn lấy chồng”. Nhưng thử đặt câu hỏi: tại sao lại có những con người mà tác giả gọi là “đĩ” kia? Họ có vui sướng khi phải chịu phận bị người đời chửi rủa? Suy cho cùng, cũng chỉ vì cuộc sống hàng ngày, cũng vì phải sống trong hoàn cảnh xã hội với bao nhiêu luồng văn hóa đan xen, những con người này không thể tìm cho mình một đường đi đúng đắn để sống lương thiện. Tiền, ai cũng cần. Nhưng cái cách họ kiếm tiền để tồn tại thì lại không hợp lẽ. Giữa một xã hội mà những giá trị đạo đức bị băng hoại, lẽ tất nhiên sẽ có rất nhiều người sa ngã. Những ả đào là những người dễ bị cuốn theo đồng tiền, bỡi lẽ họ có những thứ khiến họ dễ sa ngã, đó là sắc đẹp và tài năng.

Không chỉ những ảđào mới dễ dàng bị những thói xấu thị thành tác động, mà ngay cả

những nhà nho cũng có lúc lung lạc:

Ta lên ta hỏi ông trời

Trời sinh ta ở trên đời biết chi Biết chăng cũng chẳng biết gì Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ảđào Biết thuốc lá, biết chè tàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao lâu biết vị, hồng lau biết mùi

( Hỏi ông trời – Trần Tế Xương)

Qua cách tự trào nửa khẳng định, nửa phủ định, Tú Xương đã khắc họa một cách sinh

động chân dung của chính mình qua hình ảnh của một nhà nho trong thời nho phong mạt vận và hình ảnh của một thị dân buổi giao thời. Tạo nên sự tồn tại song song hai con người nhà

nho và thị dân làm nên một sự chênh vênh thảm hại vừa bi vừa hài trong chân dung tự họa của mình. Thời trẻ tuổi, phong lưu tài hoa, Tú xương vẫn thường lui tới cao lâu tửu điếm. Tiếp xúc, gặp gỡ nhiều người, nhiều số phận, ông đặc biệt có ấn tượng với các ả đào. Tuy giọng thơ có vẻ châm biếm họ, nhưng cái chính vẫn là tấm lòng nhà thơ trước buổi giao thời của đất nước, xót xa cho những số phận ảđào, má hồng đấy nhưng lại lắm truân chuyên.

Chương3 : HÌNH ẢNH KĨ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÌNH ẢNH KĨ NỮ TRONG VĂN HỌC MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

I. HÌNH ẢNH KĨ NỮ TRONG VĂN HỌC MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 1. KỸ NỮỞ TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 68 - 74)