Cô đầu và nét đẹp của những mối tình tài tử giai nhân

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 63 - 68)

III. NÉT ĐẸP TÂM HỒN

3.Cô đầu và nét đẹp của những mối tình tài tử giai nhân

Thưởng thức ca trù gọi là “nghe hát”, chứ không phải là “xem hát”. Đào nương ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang. Đào nương chỉ có một cỗ phách tre đặt trước mặt và “đối thoại” với khách nghe chỉ bằng giọng hát và tiếng phách của mình. ấy vậy mà nghệ thuật này đã góp cho văn chương hàng nghìn bài thơ viết bằng chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất

nhiều sắc thái tinh tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ với các tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Tự Nhu, Nguyễn Hàm Ninh, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Bùi Kỷ, Tản Đà ...

Trong kho tàng văn chương ca trù, các bài hay nhất vẫn là những bài ghi lại kỷ niệm giữa văn nhân và ảđào. Mỗi bài hát là một câu chuyện riêng tư thi vị, mà rất nhiều trong số

này lại là những sáng tác ngẫu hứng, ngay trong chiếu hát. Xưa nay, đến với ca trù là những tâm hồn yêu tiếng hát, tiếng thơ, tiếng tơ, nhịp phách ca trù, để sẻ chia tâm sự, để hoà mình vào thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm, để hào hứng dốc sạch túi tiền vào cuộc hát mà thưởng cho một ngón nghề tài hoa.

Văn nhân và ca nương vẫn là một mối quan hệ mà dường như chỉ có tạo hóa mới ban tặng được. Có phải vì thế mà mối tình giữa văn nhân và ca nương luôn ở trong trí nhớ người

đời? Có phải vì thế mà những mối tình này được lưu giữ trong văn chương rất thi vị cho dù nó hiện diện và tồn tại một cách rất mong manh?

Văn hóa ảđào, văn hóa ca trù là một trong những yếu tố chi phối những sáng tác của các văn sĩ thời đó. Sự hiện diện của các kỹ nữ, cô đầu trong văn hóa đã tạo ra một lớp những người đàn ông mới trong thi ca nhà nho: đó là các nhà nho tài tử rất mực phong lưu, lịch lãm. Cô đầu, ngoài nhan sắc còn có tài cầm kỳ thi họa. Nhiều nhà hát trở thành nơi tụ hội của các nhà nho tài tử – những nghệ sĩ phóng khoáng, yêu cái đẹp và tự do, không chịu ràng buộc bởi các quy tắc, luật định xã hội và thị phi thế gian. Ởđó, họ cùng nhau thi hát đối thơ phú. Văn nhân tìm thấy trong cái tài hoa mệnh bạc của các cô đầu hình ảnh chính mình. Họ tìm thấy sựđồng điệu của hai tâm hồn tinh tế. Và vì thế mối quan hệ này vẫn được ví von là mối quan hệ giữa tài tử – giai nhân

Như trên đã nói, ca trù là lối chơi cao thượng dành cho những người tính tình phong nhã, yêu chuộng văn chương, nhưng quan trọng là các vị ấy cũng cần một chút hiểu biết về

ca trù vì nghe hát ca trù không giống như nghe ca nhạc ngày nay, người thưởng thức không thểđóng vai trò hoàn toàn thụđộng. Mới đầu, họ lắng nghe tâm sự của cổ nhân sống lại qua tiếng nhạc và lời ca, sau đó, người nghe còn điểm xuyến bằng những tiếng trống chầu để

biểu lộ cá tính của mình. Không những thế, dần dần người nghe lại sáng tác bài ca để cho

đào nương hát, nghĩa là mượn tiếng mỹ nhân để nói lên cái ý kiến của mình. Ví như Nguyễn Công Trứ: “ Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy!”, hay như Trần Tế Xương: “ Nhập thế cuộc

bất khả vô văn tự”. Thông thường các văn nhân thường bộc lộ, ký thác quan niệm, tư tưởng, tâm sự riêng tư qua tiếng hát của đào nương.

Khi âm luật của ca trù đã ổn định, các văn nhân tài tử không muốn nghe mãi mấy lời hát câu, bèn sáng tác những bài hát mới. Lúc đó, âm luật với văn chương trong ca trù có thể

ví như cái khung và bức tranh. Người nghệ sĩ muốn có những bức tranh tân kỳ để thay đổi, mỗi người muốn vẽ, muốn tô những bức tranh riêng của mình.

Theo đà tiến triển của văn chương quốc âm, những bức tranh ấy càng ngày càng đặc thù, rực rỡ muôn màu, với lời ca ngày càng chải chuốt, bóng bẩy, trữ tình, sâu sắc, ý nhị. Và chính các lời ca này đã lưu lại cho nền văn học Việt Nam bao nhiêu tác phẩm bất hủ lưu truyền đến bây giờ nhưNợ tang bồng ( Nguyễn Công Trứ), Nghĩ đời mà ngán cho đời ( Cao Bá Quát), Mẹ Mốc (Nguyễn Khuyến), Hương Sơn phong cảnh ( Dương Khuê), Trời mắng ( Tản Đà).

Vào thời gian cách đây khoảng hơn trăm năm, ta thấy sự sinh hoạt của ca trù thật là khởi sắc thú vị. Mối quan hệ giữa ả đào và khách phong lưu thật đẹp. Chả thế mà Trần Tế

Xương đã có lần nói rằng:

Nhân sinh quý thích chi Còn gì hơn hú hí với cô đầu !

( Chơi ảđào – Trần Tế Xương)

Cái mối giao hảo, cái “quý thích chi” ấy của tài tử giai nhân ta thấy nhan nhản qua những bài hát thể hiện qua những bài hát để tặng nhau như là kỷ niệm, để tỏ lòng ưu ái riêng tư. Nguyễn Văn Bằng có bài Tặng cô đào Yến, Tặng cô đào Dần, Tặng cô đào cạo răng trắng; Dương Khuê cũng đâu kém với những : Gặp cô đầu cũ, Thăm cô đầu ốm, Tặng cô Hai, cô Phẩm, cô Cúc,…

Về phía các ả đào, dĩ nhiên là phái đẹp ai lại làm thơ đền đáp những kẻ đã làm thơ

tặng mình và các cô còn thiếu gì cách khác, nhiều khi cảm động hơn, như là mở hầu bao giốc hết tiền bạc để người ta ăn học thành tài để rồi đôi khi còn trao cả trái tim chung thủy nữa. Sách Ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Toàn và Đỗ Trọng Huề đã kể lại nhiều chuyện gắn bó giữa tài tử giai nhân, ví như câu chuyện sau đây:

Đào nương Hiệu Thư nổi tiếng vừa đẹp vừa hát hay. Nguyễn Công Trứ muốn gần mà loay hoay mãi không sao thực hiện được. Về sau nghĩ ra một kế, xin theo Hiệu Thư làm kép khẩy đờn. Từđó mỗi lần Hiệu Thưđược mời đi hát ởđình đám hội hè phủđình nào, ông đều

Nguyễn Công Trứ giả bộ luống cuống. Hiệu Thư thấy vậy gạn hỏi, ông thú thực đã để quên cây đàn ở nhà. Hiệu Thư sai tiểu đồng chạy về lấy. Giữa chỗ không người, Nguyễn Công Trứ liền ôm lấy Hiệu Thư. Nàng sức yếu, không chống trả nổi, chỉ kêu “ứ hự! ứ hự!”. Chả

biết đó là dấu hiệu phản đối hay bằng lòng.

Hơn mười năm sau, Nguyễn Công Trứ đỗ đạt, làm tổng đốc Hải Dương. Nhân ngày sinh nhật, ông cho tìm danh kỹ hát hay nhất vùng để dàn hát, ai ngờ trong đám hát ấy lại có nàng Hiệu Thư. Nhìn quan lớn nghiêm mặt như thần lại chính là anh thanh niên đã từng trêu ghẹo mình năm xưa, Hiệu Thư bèn mưỡu rằng:

Giang sơn một gánh giữa đồng

Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng?

Nguyễn Công Trứ giật mình nhớ ngay. Sau hỏi thêm mới biết nàng vẫn còn chờ, chưa chịu lấy ai. Thế là sự tái ngộ kỳ lạ đã đưa đến một quyết định rất có hậu, rất có “trách nhiệm”. Ông bèn lấy nàng làm tiểu thiếp.

Thật là đáng khen cho cô Hiệu Thư! Nàng đã căn cứ vào đâu , tin tưởng vào đâu trước cuộc đời bóng chim tăm cá, tuyệt nhiên không một lời hứa hẹn mà dám đợi chờ hơn mười năm.

Hình ảnh cô đầu hiện lên trong niềm mến mộ và trân trọng của các văn nhân. Những bài thơ viết về cô đầu chiếm một số lượng khá nhiều, thường làm theo thể hát nói – một thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ca trù được các tao nhân mặc khách ưa chuộng nhất. Nguyễn Công Trứ được mệnh danh là ông hoàng hát nói đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển thể loại này lên một bước cao hơn trên thi đàn. Hòa cùng tiếng phách, tiếng đàn, tiếng trống cầm chấu là giọng hát tha thiết, tao nhã. Tuy không thể thiếu giáo phường, nhưng cô đầu mới là nhân vật chính trong mỗi buổi biểu diễn. Họ hoàn toàn không phải là những cô gái bình thường mà là những cô gái rất thông minh, khéo léo, tinh tế lại thêm vẻ ưa nhìn, duyên dáng. Họ còn là những con người đa sầu đa cảm, có như vậy mới có thể thấu hiểu và thể hiện bằng cả tâm hồn mình chứ không phải qua những tiếng đàn và giọng ca vô hồn.

Có văn nhân xưa đã viết về cô đầu với vẻđẹp duyên dáng, sắc sảo cộng với tài năng cũng không kém nàng kỹ nữ Thúy Kiều năm xưa. Cũng như số kiếp của kỹ nữ trong quá khứ, kiếp đào hát của cô đầu cũng chịu lắm lời thị phi, điều tiếng. Thế nhưng, trong con mắt của những kẻ tao nhân mặc khách, họ vẫn được trân trọng và cảm thông. Cao Bá Quát có làm bài thơ bày tỏ nỗi lòng xót xa của ông cho thân phận những bậc hồng nhan này:

Buồn cho ai mà lại tiếc cho ai

Duyên chông chênh nguyệt mỉa mai cười Ngao ngán nhẽđào tiên lăn cõi tục...

( Phận hồng nhan có mong manh- Cao Bá Quát)

Hẳn nhiên không chỉ Cao Bá Quát trân trọng tài năng và cuộc đời những cô đầu, và bài thơ trên cũng không phải là duy nhất thể hiện sự trân trọng đó, còn rất nhiều bài thơ khác cùng ý nghĩa, ví như:

Dạ thâm hốt ức thiếu niên sự

Giận hồng quân ghen ghét vẻ hồng quần Trải nắng mưa gầy biết mấy phần xuân

Mà son phấn cũng phong trần thế nhỉ... ...

Lệ Giang châu chan chứa bởi vì ai! Tân tri, cựu hận bời bời,

Tình duyên ấy lôi thôi bao kể xiết.

( Tặng cô đầu Phẩm – Dương Khuê)

Dương Khuê cũng là một nhà thơ được biết đến nhiều với những vần thơ viết về hình

ảnh cô đầu. Ngoài bài thơ trên, ông còn làm một loạt những tác phẩm tặng các cô đầu như : Gặp đào Hồng đào Tuyết, Gặp cô đầu cũ, Tặng cô đầu Cần, Thăm cô đầu ốm, Tặng cô đầu Hai,.. Ở bài thơ nào, Dương Khuê cũng thể hiện tình cảm yêu thương, mến mộ của mình dành cho các đào nương mà ông đã từng gặp. Trong tình cảm ấy, thoáng có một chút gì xót xa:

Lấy ai là kẻđồng tâm

Lấy ai là kẻ tri âm với nàng?

Đêm khuya luống những bàng hoàng Người đi đâu vắng mà đàn còn đây?

(Tặng cô đầu Hai – Dương Khuê)

Một loạt những bài thơ của Dương Khuê cho ta thấy phần nào tình cảm mà các bậc văn nhân dành cho các đào nương. Họ yêu mến và cảm phục đào nương vì các nàng có thể

thấu hiểu tâm tư của họ và thể hiện nó qua giọng ca uyển chuyển, họ lại duyên dáng, thông minh. Các cô đầu hiện lên trong nhiều bài thơ của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê là hiện thân của cái đẹp. Mà các văn nhân thì bao giờ cũng lấy cảm hứng từ cái đẹp.

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 63 - 68)