I. VẺ ĐẸP HÌNH THỂ VÀ TÀI NĂNG 1 Vẻđẹp mê hoặc
2. Tài hoa hơn ngườ
Tài hoa của kỹ nữ ở đây là tài ca hát, múa, đánh đàn, giỏi thơ văn để tiếp chuyện khách. Có thể nói tài nghệ là yếu tố quyết định thành công của nghề kỹ nữ. Ai vào kỹ viện
mà không muốn nhìn ngắm người đẹp , thưởng thức giọng hát và tiếng đàn thuần thục, hoặc có thểđối đáp thơ văn một cách sắc sảo.
Trong Truyền kỳ mạn lục ( Nguyễn Dữ), Túy Tiêu và Hàn Than được giới thiệu là " thông hiểu âm luật và chữ nghĩa" (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị), "vốn có khiếu thông tuệ
(Chuyện nàng Túy Tiêu). Nhân vật nữ chính trong các tác phẩm này đều hớp hồn các chàng trai ngay từ lần gặp đầu tiên. Không chỉ đẹp, họ còn rất khéo léo trong ứng xử, biết đàn hát thơ phú. Họ có khả năng quyến rũ, thu hút người khác dựa vào những ưu thế để thỏa mãn cho những mục đích của mình. Như đã nói ở trên, người kỹ nữ không chỉ có vẻ ngoài ưa nhìn mà còn phải biết làm thơ, biết chơi đàn, biết giao tiếp, chiều chuộng làm vừa lòng khách. Hàn Than, Túy Tiêu đều tài giỏi hơn người. Ai cũng có thể làm thơ đối đáp với các nho sinh. " Túy Tiêu vốn có khiếu thông tuệ, mỗi khi Sinh đọc sách, nàng cũng học thầm mà rồi thuộc được. Sinh nhân đem những quyển sách nói về thơ từ mà dạy nàng, chưa đầy một năm, nàng đã làm được thơ từ ngang với Sinh." (Chuyện nàng Túy Tiêu)
Hàn Than thì có thể ứng khẩu ngay với vua khi vua ngâm hai câu thơ khi chơi thuyền trên sông Nhị:
Vụế chung thanh tiểu Sa bình thụảnh trường.
(Mù tỏa tiếng chuông nhỏ
Cát phẳng bóng cây dài)
Các quan chưa ai nối được vần, nàng Đào liền ứng khẩu được ngay:
Hàn Than ngư hấp nguyệt, Cổ lũy nhạn minh sương. (Bến lạnh cá đớp nguyệt
Lũy cổ nhạn kêu sương)
Tài văn của nàng khiến tất cả mọi người phải ngưỡng mộ, dù nàng chỉ là một kỹ nữ. Sau biết bao thăng trầm trôi nổi, nàng về ẩn náu tại chùa Lệ Kỳ. Và trong suốt khoảng thời gian này, nàng cùng sư Vô Kỷ đã làm không biết bao nhiêu thơ phú: "hàng ngày hai người cùng nhau làm thơ liên cú, phàm những cảnh vật trong núi, cái gì có thể ngâm vịnh được
đều chấp bút đề vịnh để ghi danh thắng".
Có sắc đẹp, lại dịu dàng, giỏi thơ phú, đàn hát hay thế nên Vua Dụ Tôn và Dư Nhuận Chi rất khâm phục tài năng của hai nàng.
Hàn Than, Túy Tiêu không chỉ đàn hay, hát giỏi mà còn rất tài năng trong văn thơ,
ứng đối mau lẹ. Đó là đặc điểm chung của các nàng và cũng là một trong những đặc điểm của người làm kỹ nữ. Những người làm nghề này dù tự nguyện hay không thì cũng phải trau dồi tài năng của mình, phải biết đàn, biết hát khi khách chơi yêu cầu, và những cô nàng nào có khả năng hơn thì cũng phải biết ứng đối thơ phú. Ở đây, tuy các nhân vật nữ trong mỗi câu chuyện còn rất mơ hồ về những điều đó, nhưng một cách trực tiếp, họ chính là nhân vật mang những đặc điểm của hình ảnh kỹ nữ trong thơ văn trung đại với hầu hết những đặc trưng lớn.
Xinh đẹp, tài năng, bạo dạn, khéo léo trong ứng xử, quyến rũ người khác,… những dấu hiệu đó có vẻ như không phù hợp với kiểu người phụ nữđã được "mặc định" theo tiêu chí của Nho giáo: "Gái thời giữ việc trong nhà – Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa" (Gia Huấn Ca – Nguyễn Trãi). Nhưng những đặc điểm này lại phù hợp với một kỹ nữ. Đây là những dấu hiệu đầu tiên để có thể nói những nhân vật này là tiền thân của hình ảnh kỹ nữ
trong thơ văn trung đại Việt Nam.
Tất cả những người phụ nữ được miêu tả là một kỹ nữ trong những trang viết của Nguyễn Du đều là những người tuyệt sắc, tuyệt tài. Ở trên, ta đã được thưởng thức tài của Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, của cô Cầm, nàng Đạm Tiên,… Và đặc biệt là Thúy Kiều. Nguyễn Du vốn có biệt tài miêu tả vẻ đẹp của giai nhân. Điều đó xuất phát từ
sự trân trọng, ngưỡng mộ và cảm thông của ông với thân phận người kỹ nữ, những con người tài hoa bạc mệnh. Đến khi miêu tả tài năng của những con người ấy, Nguyễn Du cũng không ngại ngần dành cho họ những câu chữ tốt đẹp nhất:
"Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương"
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đó là Kiều, nhân vật chính của thiên truyện này. Khó có thể tin được rằng người con gái xinh đẹp, tài năng ấy cuối cùng lại bạc phận. Với một sắc đẹp hơn cả thiên nhiên, với một tài năng trời cho, những tưởng nàng sẽ tìm được hạnh phúc. Tài năng của nàng ai cũng phải ước ao, một tài năng hiếm có với cầm, kì, thi, họa. Tiêu chí về tài năng của một kỹ nữ
cũng giống như những gì mà Nguyễn Du đã miêu tả về Kiều, cũng phải thuần thục cầm, kì, thi, họa. Vậy thì một điều mà không ai có thể chối cãi: kỹ nữ là những người có tài năng thật
sự, mà những kỹ năng này không phải ai muốn cũng có thể đạt được. Chúng ta có thể điểm qua một số câu thơ của Nguyễn Du để thấy rõ hơn khả năng của nhân vật này.
Cô Cầm có tài năng đặc biệt với ngón đàn cầm Nguyễn. Tiếng đàn của nàng là sự
tuyệt vời nơi thượng giới cũng như trong chốn nhân gian:
Khoan như gió nhẹ lướt qua rừng thông Trong như tiếng hạc kêu nơi xa xăm
Mạnh như tiếng sét đánh vào bia Tiến Phúc vỡ tan
Buồn như tiếng rên của Trang Tích, ốm nhưng giọng quê vẫn không quên
( Long Thành cầm giả ca – Nguyễn Du)
Số phận của một ca nữ như nàng gắn liền với tiếng đàn cầm. Mang lại tiếng đàn, điệu hát cho người đó là nghề của nàng. Quan lại có thể sẽ ngây ngất trước vẻ duyên dáng của nàng. Thế nhưng, để mọi người phải say mê và không muốn rời bước, vui thâu đêm thì chính là nhờ khả năng đàn hát của nàng:
Các quan Tây sơn trong tiệc đều ngả nghiêng Vui không biết chán thâu đêm
Bên này bên kia tranh nhau khen thưởng Tiền bạc quăng ra nhưđất bùn
Hào hoa lấn át cả công hầu
Bọn trẻ Ngũ Lăng có đáng kể vào đâu Thu gọn xuân sắc ba mươi sáu cung
Chung đúc nên báu vật vô giá đất Trường An.
(Long Thành cầm giả ca)
Người hầu cũ của em lưu lại trong trí nhớ của Nguyễn Du một ấn tượng về sự trẻ
trung, duyên dáng cùng giọng ca lôi cuốn, chinh phục hết thảy người nghe:
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển
(Từng nghe giọng ca uyển chuyển khi mặc áo hồng) (Ngộ gia đệ cựu ca cơ)
Nếu để đánh giá sự nổi tiếng của một kỹ nữ thông qua vẻ đẹp và tài năng, xem người kỹ nữđó có được mến mộ hay không thì Đạm Tiên thực là một kỹ nữ rất nổi tiếng. Khắp xa gần, người ta nghe danh nàng, khách làng chơi lũ lượt, tấp nập kéo đến để được chiêm ngưỡng tài sắc của nàng:
Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh
(Truyện Kiều)
Một nhân vật đã làm tốn bao giấy mực, làm cảm hứng và thậm chí là nỗi ghen tuông của bao người vẫn không ai khác là Kiều. Ai cũng phải công nhận đây là nhân vật cực kỳ
thông minh và khéo léo. Tài năng thì khỏi phải bàn cãi, khả năng ứng phó, cách ứng xử của nàng cũng không chê vào đâu được.Trong tất cả những tài năng tuyệt vời đó, chúng ta không thể bỏ qua tiếng đàn của nàng. Một khả năng đàn đã làm cho từ một chàng thư sinh, đến một viên quan cũng phải ngây ngất. Có thể nói tiếng đàn như gắn chặt với từng bước đường của Kiều. Nó bộc lộ hết tài năng và cả những tâm tư của Kiều trong từng hoàn cảnh nhất định. Ngay trong phần mở đầu, khi giới thiệu về tài sắc của Kiều, Nguyễn Du đã hết lời tán dương tài nghệ, đặc biệt là tài đàn. Trong suốt Truyện Kiều, Thúy Kiều đã trổ tài nhiều lần, nhưng có bốn lần được Nguyễn Du miêu tả tỉ mỉ. Lần đầu tiên khi đến nhà trọ của Kim Trọng, lần thứ hai khi đánh đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe, lần thứ ba thì đàn cho Hồ Tôn Hiến trong tiệc khao quân và lần cuối cùng khi tái hợp với Kim Trọng.
Lần thứ nhất, lần đầu tiên "biểu diễn", Thúy Kiều còn rất khiêm tốn với Kim Trọng. Dù chàng Kim ứng lời:
"Rằng: Nghe nức tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ"
Thì nàng lại nhún mình:
"Thưa rằng: tiện kỷ sá chi
Đã lòng quân tử dạy thì phải vâng"
Đến nỗi chàng Kim quá khao khát "thưởng thức tài nghệ của nàng phải: "Hiên sau treo sẵn cầm trăng
Vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày"
Trong lần đầu tiên này, tài nghệ của Kiều được mô tả tỉ mỉ qua từng thao tác so dây, qua các bài nhạc nổi tiếng kim cổ mà nhất là những tấu khúc "đoạn trường" do chính nàng sáng tác làm cho người nghe phải "Khi tựa gối, khi cúi đầu – Khi vò chin khúc, khi chau đôi mày". Xưa nay, con người thường dùng âm nhạc để giải khuây, nhưng những bản đàn của Kiều hình như đã được sắp xếp theo định mệnh của nàng là những làn điệu bi ai, những "khúc tiêu tao" làm cho "dột lòng mình cũng nao nao lòng người". Những bản nhạc buồn như chính cuộc đời của nàng lao đao, lận đận.
Không như lần trước, lần này Kiều trổ tài trong một hoàn cảnh éo le cay nghiệt và trong một tâm trạng rối bời. Đây chính là lần "trổ tài để tiếp thị" chính mình khi phải bán thân lấy tiền chuộc tội cho cha. Đó chính là khi Mã Giám Sinh cân, đo, đong, đếm tài năng của nàng. Anh chàng lái buôn này đã:
Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.
Lần này tuy Nguyễn Du không miêu tả rõ rang tài nghệ của nàng như lần trước, nhưng dù trong hoàn cảnh hoàn toàn không hứng thú gì, nàng đã khẳng định tài nghệ của mình trước một tay lái buôn có nghềđể cuối cùng ông ta bị thuyết phục:
Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Cuộc "mua bán thân phận" đã được dàn xếp xong. Cứ đinh ninh rằng tuy không lấy
được người mình yêu dấu nhưng cũng an phận là "phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh" có tiếc chăng là "Biết thân đến bước lạc loài – Nhị đào thà bẻ cho người tình chung". Đến khi theo Mã vềđến Lâm Tri, mới biết mình đã bị lừa vào chốn lầu xanh, nàng đã không còn hứng thú gì đến "cầm kì thi họa" nhưng "dẫu sao cũng ở tay người biết sao?" nên tuy không muốn nàng cũng vẫn phải:
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Nàng vẫn phải đàn, hát, ngâm thơ mua vui cho người nhưng trong lòng thì:
Vui thì vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Đây chính là lúc Kiều trổ tài lần thứ ba, và cũng có thể là nhiều lần nữa trong cái tâm trạng ê chề: "Mặc người mưa Sở mây Tần- Những mình nào biết có xuân là gì!". Cho đến một ngày:
Khách du bỗng có một người
Kỳ Tâm họ Thúc vốn nòi thư hương.
Dù tự biết thân phận mình như:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm liệng vành mà chơi.
Nhưng trong lòng nàng bỗng nhóm lên tia hy vọng. Để chàng Thúc "chết mê chết mệt", nàng đã hết lòng phục vụ chàng trong những lần thứ tư (thứ năm…) trổ tài với cây đàn:
Khi hương sớm, lúc trà trưa
Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn
Để cuối cùng nàng cũng đạt được mục đích của mình là thoát khỏi lầu xanh, làm vợ
của Thúc Sinh. Nhưng nghiệp chướng từ cái "thiên bạc mệnh" mà chính nàng sáng tác ra không dễ buông tha cho nàng. Nàng có thể chịu đòn roi nơi chốn công đường để cãi lại số
trời. Vậy mà cay nghiệt thay, một lần nữa số phận đưa đẩy nàng đến với cái họa Hoạn Thư.
Ởđây, trong cái họa, nàng đã vô tình tạo cho mình cái may nhờ vào những ngón đàn. Tò mò muốn biết tình địch có gì lôi cuốn hơn mình mà đến nỗi đức lang quân phải chết mê chết mệt, Hoạn Thư đã vô tình giúp nàng chứng tỏ tài nghệ "cầm đài nức tiếng" của mình. Theo yêu cầu của Hoạn Thư, nàng đã:
Lĩnh lời nàng mới lựa dây
Nỉ non, thánh thót dễ say lòng người.
Và quả tình ngón đàn của nàng đã làm cho Hoạn Thư phải có cái nhìn khác về tình
địch. Đây chính là lần thứ năm trong nội dung truyện Nguyễn Du cho thấy tài nghệ của Kiều qua cây đàn và những khúc nhạc tuyệt diệu do chính nàng sáng tác.
Lần thứ sáu Thúy Kiều xuất hiện với tiếng đàn, theo người viết, là lần nàng chứng tỏ
tài nghệ của mình xuất sắc nhất, khi đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe.
Như ta đã biết, cái dụng tâm của Hoạn Thư khi bắt cóc nàng Kiều đâu phải vì "tiểu thư
dưới trướng thiếu người", mà đơn giản chỉ vì " Trước cho ghét bỏ những người – Sau cho để
một trận cười về sau", hơn nữa trong thực tâm của Hoạn Thư là để cho Thúc Sinh thấy rõ nhãn tiền hậu quả của việc phản bội vợ. Cũng có thể sau khi đã "Làm cho đau đớn ê chề cho coi" thì Hoạn Thư sẽ còn làm gì đó với Kiều cho hả dạ. Kể cả việc đày đọa cho đến chết chứ
không phải là những gì nàng đã làm cho Kiều sau này. Nhưng khi nghe Kiều đàn, những bản
đàn "như khóc như than – khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng" thì…
Người trên tiệc là ai? Thúc Sinh vừa vềđến nhà trông thấy nàng thì đã "phách lạc hồn xiêu" đến nỗi "không ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa" rồi chứ đâu đợi đến khi nghe nàng tấu khúc. Trên tiệc chỉ có hai người, sao không nói rõ chính Hoạn Thư cũng "tan nát lòng" khi nghe những bản đàn mà Kiều đã gửi trọn nỗi lòng mình trong đó. Những chua xót về thân phận, những uất ức cho số phận, những trách móc cho tình đời, những đắng cay bẽ bàng cho duyên kiếp bọt bèo… mà sau này chính Hoạn Thưđã thừa nhận khi "tái ngộ" Kiều trước sân uy của Từ Hải rằng "Lòng riêng riêng những kính yêu" chỉ vì "Chồng chung chưa dễ ai chìu cho ai". Nguyễn Du đã không miêu tả chi tiết từng ngón đàn của Kiều như trong lần nàng
"phô diễn" trước Kim Trọng, nhưng chỉ với mấy dòng ngắn ngủi ta cũng cảm nhận được đầy
đủ cái thần trong ngón đàn kia. Hoạn Thư hữu ý hay vô tình thì cũng bị cái thần kia mê hoặc
đến nỗi từ thù hận hóa ra bất nhẫn, cảm thông khi thốt ra lời " Rằng: Tài nên trọng mà tình nên thương" đối với người mà nàng ta chỉ muốn "lột da xẻ thịt" mới hả dạ. Hay phải hiểu Hoạn Thư cũng có trong lòng cái đồng cảm như Kiều đã từng đồng cảm với Đạm Tiên:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Chuyện của Đạm Tiên thì Kiều nghe đầu đuôi qua Vương Quan, nhưng chuyện nàng Kiều thì Hoạn Thư nghe kể qua tiếng đàn ai oán bi thương kia chăng? Thế nhưng, vì quá sợ đến nỗi Kiều đành phải chọn giải pháp liều lĩnh " Canh khuya thân gái dặm trường"…"Bơ
vơ nào đã biết đâu là nhà" và rồi phải thêm một lần nữa rơi vào chốn lầu xanh.
Từ sau lần đàn "lịch sử" ấy, ta không thấy Nguyễn Du cho Kiều đàn suốt một thời gian