Khát vọng về tình yêu và hạnh phúc

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 55 - 57)

III. NÉT ĐẸP TÂM HỒN

1.Khát vọng về tình yêu và hạnh phúc

Tuy bị xã hội và người đời xem là hạng đàn bà lẳng lơ, trắc nết, nhưng ở một khía cạnh nào đó, kỹ nữ là những con người dám sống vì tình yêu và sống hết mình với cuộc đời mà tạo hóa ban tặng.

Hàn Than ( Chuyện nghiệp oan của Đào Thị - Nguyễn Dữ) được tuyển sung vào làm cung nhân. Nhờ thông minh, ứng đối nhanh nhẹn mà được nhà vua yêu mến. Nhưng nàng cũng bị thải ra phố khi vua băng hà. Bị bà vợ của quan Nhược Chân đánh ghen rất tàn nhẫn, nàng phản ứng một cách gay gắt bằng cách thuê thích khách đến trả thù. Công lý, công bằng xã hội không đứng về phía nàng nên nàng phải tự đứng lên, tự tìm lấy công lý cho mình. Nàng dốc hết tiền bạc để thuâ thích khách trả thù kẻ đã đánh đập mình tàn nhẫn. Không chỉ

thế, nàng luôn tỏ ra bất mãn và hiếu chiến. Nàng muốn mình phải là kẻ mạnh, phải là người chiến thắng. Là một danh kỹ, nàng có sắc đẹp và có tài. Thế nhưng, khi bị thải ra phố, thì cái tài năng của nàng không thể biến nàng thành một kẻ mạnh được. Khi còn được vua yêu mến, nàng là một ca kỹ nổi tiếng. Nhưng khi đã lang bạt nơi đường đời gió bụi, nàng chỉ là một phụ nữ bình thường, thậm chí là tầm thường. Chỉ còn lại chăng là một chút sắc đẹp trời phú. Thế là nàng đã dùng cái sắc ấy làm vũ khí cho mình. Khi vào chùa, nàng không ngại ngần lấy sắc đẹp để quyến rũ sư Vô Kỷ. Nhà chùa vốn là nơi linh thiêng, ấy vậy mà: " Hàn Than tuy ở chốn thanh tịnh nhưng nết cũ vẫn chưa từ bỏ. Mỗi lúc ở nhà dưới đi lên, mặc áo lụa, mang quần là, điểm môi son, tô má phấn"[33,64]. Rồi cả hai cùng nhau tư thông. Sau khi chết, nàng vẫn chưa quên được mối tư thù " món nợ oan gia ngày trước", chưa trả thù được nhà Nhược Chân, nàng vẫn chưa cam chịu. Nàng tha thiết: " Thiếp buổi trước ngàn dâu xế

bóng, cửa Phật nương mình, đáng cười thay chưa dứt lòng trần, thêm ngán nỗi còn vương nợ nghiệt, đài Dao mệnh đứt, đến nỗi chia bầy, sống còn chưa được thỏa yêu đương, chết xuống sẽ cùng nhau quấn quít. Mong chàng hiểu câu kệ lục như, bỏ cõi thiên tứđại tạm rời cảnh Phật, về chốn suối vàng, để thiếp được ngửa nhờ Phất lực, thác hóa đầu thai, để trả

cho xong một cái nợ oan gia ngày trước"[33,66]. Chẳng lâu sau thì Vô Kỷ cũng đi theo nàng. Cả hai cùng đầu thai vào nhà quan Nhược Chân, đợi đến thời cơ để trả xong mối thù. Không phản ứng một cách mạnh mẽ và quyết liệt bằng sự tính toán như Hàn Than, nhưng Túy Tiêu ( Chuyện nàng Túy Tiêu – Nguyễn Dữ) cũng bằng mọi cách quyết giữ trọn tình yêu của mình dành cho Dư Nhuận Chi, mặc cho Trụ quốc họ Thân cưỡng bức. Cuộc đấu tranh của nàng với một tên quan bạo tàn cho thấy sức mạnh tinh thần của một cô gái, vốn

được xem là một thân phận mỏng manh trong xã hội lúc ấy. Sự quyết liệt của Túy Tiêu được thể hiện ở sự cứng rắn, bản lĩnh khi không hề bị vật chất, danh vọng cám dỗ. Tấm lòng của nàng luôn hướng về người mà nàng yêu. Kết cục của người ca nữ này là một kết thúc đẹp cho một mối tình trong sáng và cao cả. Kết thúc truyện đẹp như cổ tích, Nhuận Chi đỗ đạt, họ sống hạnh phúc bên nhau suốt quãng đời còn lại. Hạnh phúc mà họ có như một phần thưởng cho tấm lòng chung thủy, quyết chống lại cái xấu để bảo vệ tình yêu cho đến cùng. Tuy nhiên, con đường để có được hạnh phúc của Túy Tiêu không hề bằng phẳng và dễ dàng. Người đọc yêu mến Túy Tiêu bởi tấm lòng trung trinh và tình yêu mãnh liệt. Nàng không bị

quyền lực, danh vọng và tiền bạc làm lóa mắt. Trước sau, nàng chỉ tin tưởng vào tình yêu duy nhất của mình. Nàng vượt qua được tất cả những gian truân. Để chống lại tên Trụ Quốc họ Thân, với một cô gái yếu ớt không phải là một điều dễ dàng. Tên quan Trụ Quốc này vừa tàn ác, vừa nham hiểm thâm độc, vì hắn có "uy thế rất lớn, các tòa, các sở đều tránh kẻ

quyền hào, gác bút không dám xét xử"[33,27]. Vì hắn "làm quan đến ngôi thượng công, quyền cao lộc hậu, việc khoản đãi khách khứa mỗi ngày tốn phí đến hàng chuông thóc"[33,27]. Quyền hành là thế nhưng dưới mắt của Túy Tiêu, hắn "chỉ là đồ yếu hèn mà làm đến bậc Vệ Hoắc, kêu xin chạy chọt, lúc nào ở cửa cũng rộn rập những người ra vào, vàng bạc châu báu trong nhà chồng chất đầy rẫy"[33,28].Thế lực và giàu có không hề làm lay động tình yêu của Túy Tiêu vốn đã dành hết cho Nhuận Chi, và nàng sẽ bảo vệ tình yêu

đó đến cùng. Đã có lúc nàng nghĩ đến cái chết để thoát khỏi sự giam cầm của tên quan bạo ngược, để giữđược lòng mình. Nhưng chính tình yêu và niềm tin, chính khát khao được hội ngộ người yêu, cùng được sống chung dười một mái nhà đã làm nàng cứng cỏi, tiếp thêm sức mạnh để nàng vượt qua tất cả. Cuối cùng, nàng đã chạy thoát được, đã gặp lại người mình yêu. Dù có sóng gió, tình yêu của họ vẫn luôn bền vững, vẫn ở nguyên đấy trong trái tim rực lửa. Tuy xuất thân là một ca nữ, nhưng Túy Tiêu đã tìm được người đàn ông cho cuộc đời của mình. Đây có lẽ là một kết thúc đẹp duy nhất trong rất nhiều cuộc đời những kỹ

nữ trong văn học trung đại Việt Nam. Tình yêu và sự đấu tranh vì tình yêu của nàng cuối cùng đã được đền đáp. Sau bao gian truân, sóng gió, nàng đã trở về trọn vẹn với tình yêu và hạnh phúc của mình. Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, lòng chung thủy son sắt đã đem lại hạnh phúc cho nàng.

Người ca nữ trong "Ngộ gia đệ cựu ca cơ" của Nguyễn Du thì luôn chăm sóc và lo lắng cho gia đình khi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Nàng phải mặc lại chiếc áo cũ từ

ba con, trong buổi loạn lạc thì làm sao cuộc sống không cơ cực? Thế mà nàng vẫn một lòng chăm lo cho gia đình, cho chồng con, không thấy một lời oán than. Với một ca nữ, vừa đẹp, vừa hát hay thì nếu như không đẻ một bản lĩnh, không ý thức được phẩm giá của mình thì sẽ

rất dễ dàng sa ngã bởi vật chất, mà chưa nói cuộc sống hiện tại còn nhiều những gian khổ. Không làm điều bất chính, không than vãn nửa lời, dù cho cuộc sống có bi đát thế nào, nàng vẫn là người hết lòng vì gia đình.

Đã là những con người của cái đẹp, những kỹ nữ là những người có tâm hồn nhạy cảm. Vì thế, tâm hồn của họ lúc nào cũng đầy ắp sự rung cảm. Mang thân phận là người "của chung", kỹ nữ tiếp xúc với rất nhiều hạng người khác nhau trong xã hội, từ kẻ tiểu nhân đến người quân tử, từ kẻ thô kệch đến người tinh anh. Không khó hiểu khi những kỹ nữ dễđem lòng yêu thương một người khách nào đó trong vô vàn những con người mà họ tiếp hàng ngày. Kim Trọng đối với Kiều là một mối tình trong sáng, thánh thiện. Kiều đến với Kim Trọng khi còn là một thiếu nữ "êm đềm trướng rủ màn che". Nhưng chúng ta cũng không thể

phủ nhận tình yêu giữa Kiều và Thúc Sinh, một thương gia mà Kiều gặp trong lầu xanh. Vì thế, càng không thể phủ nhận mối tình giữa Từ Hải và Kiều, một mối tình không chỉ là tình yêu mà còn là ân nghĩa. Khát vọng về một hạnh phúc trọn vẹn, về một tình yêu chân thành không bao giờ bị vùi lấp trong Kiều, cũng như của những kỹ nữ, dẫu rằng sự bi thảm luôn tồn tại trong cuộc sống của họ

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 55 - 57)