Thức vươn lên, thoát khỏi kiếp đoạn trường

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 57 - 63)

III. NÉT ĐẸP TÂM HỒN

2.thức vươn lên, thoát khỏi kiếp đoạn trường

Những nhân vật kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII hầu hết được xây dựng từ lòng thương cảm, mến phục tài năng của họ ở các tác giả. Vì thế, những nhân vật này thường có những phẩm chất đáng quý, ngược lại với con mắt kỳ

thị của người đời. Khát khao một cuộc sống hạnh phúc và luôn ý thức là bản thân phải chủ động đi tìm hạnh phúc, cho nên các kỹ nữ thường không chấp nhận cảnh sống "phượng chạ

loan chung". Ở họ, mỗi khi có cơ hội để thoát khỏi cái kiếp sống bùn nhơấy, mỗi khi thoáng thấy hạnh phúc lờ mờ xuất hiện, là họ sẵn lòng đánh đổi nhiều thứ để giải thoát mình. Dù rằng không phải lúc nào trên con đường tự cởi trói cho mình, họ cũng được toại nguyện. Ý thức luôn luôn vươn lên, luôn giữ được phẩm giá của mình là một điều đáng khâm phục của kỹ nữ. Bởi lẽ, nói đến kỹ nữ mà lại có phẩm giá thì thật là nực cười đối với người đời, đặc biệt trong thời loạn ly, rối ren của thế kỷ XVII – XVIII. Xã hội mà chỉ có đồng tiền mới có thể sống yên thân, mới có thể được coi trọng thì nhân phẩm của kỹ nữ là một điều thật khó hiểu. Ấy vậy mà, dưới con mắt của những nhà nhân đạo chủ nghĩa ( tức là những nhà thơ

thời này), họ thật là những con người đáng thương biết bao. Thương vì là một người đáng ra có thể dễ dàng có được hạnh phúc, thì họ lại phải nhọc nhằn đi tìm hạnh phúc cho mình. Những ca nữ như Túy Tiêu, Hàn Than, cô Cầm,… chỉ muốn dùng tài năng của mình

để phục vụ cuộc đời, làm đẹp cuộc đời. Chính họ là những chủ thể sáng tạo nghệ thuật cần

được trân trọng. Họ không thể chọn cho mình tài năng khi họ sinh ra. Ấy vậy mà, cuộc đời

đối xử với họ thật bất công! Nhưng không phải vì thế mà những con người này dễ dàng thỏa thuận với số phận. Tạo hóa ban cho họ một kiếp sống phải chịu nhiều sự kỳ thị của người

đời, nhưng họ luôn tìm cách để thoát ra kiếp đoạn trường đó. Túy Tiêu dù bị một tên quan lại ác ôn chủ ý mê hoặc. Hắn tìm mọi cách để chiếm đoạt trái tim nàng. Những tưởng rằng Túy Tiêu không thể kháng cự lại uy quyền của hắn. Nhưng không, nàng kiên trinh một lòng với tình yêu chân thành của mình. Nàng không chống lại tên quan đó bằng sức mạnh, bằng sự

phản kháng mạnh mẽ mà bằng sự dứt khoát trong trái tim mình. Dễ gì một phận gái yếu đuối như nàng có thể chống lại uy quyền của hắn. Nhưng với một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, một trái tim chung thủy, nàng đã được đền đáp.

Còn những kỹ nữ rơi vào lầu xanh, trở thành những người gián tiếp giúp Tú Bà sử

dụng thân xác phụ nữđể kiếm tiền nhưĐạm Tiên, Thúy Kiều thì đó là một con đường chẳng

đặng đừng. Bị lừa, bị cuộc đời xô đẩy, họ mới trở thành những kỹ nữ, để phải chịu cái cảnh " Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm" một cách bất đắc dĩ.

Không ai có thể phủ nhận Kiều là một nhân vật có những phản ứng quyết liệt nhất để

có thể thoát khỏi lầu xanh của Tú Bà. Nàng ý thức được là mình đang ở đâu, ý thức được nỗi nhục nhã, ê chề mà nàng phải đang gánh chịu. Nàng cố vùng vẫy để thoát khỏi cái vũng bùn

ấy. Chính những lúc này, ta thấy được khát vọng và phẩm giá của Kiều nhất. Chưa lúc nào nàng nguôi mối tình với chàng Kim, chưa bao giờ, nàng quên cha mẹ và hai em. Chưa lúc nào, khát khao được trở về của Thúy Kiều lụi tắt trong nàng. Hễ thấy có hy vọng, dù là một con đường rất mong manh, nàng cũng cố bấu víu. Bởi đó mà những bi kịch cứ nối tiếp nhau kéo đến. Mắc lừa Sở Khanh, bị đòn và buộc phải tiếp khách. Đi cùng Thúc Sinh để mong có

được một cuộc sống yên ổn, chấp nhận là vợ bé thì lại bị Hoạn Thư đánh đập. Làm vợ Từ

Hải, nàng cũng không ngoài những khát khao là thoát được lầu xanh. Lúc nào nàng cũng muốn thoát khỏi cái nơi ấy, khỏi cái nghềấy.

Dĩ nhiên người đời soi cuộc đời Kiều bằng một thế giới quan cực đoan khi cho nàng là một người phụ nữ lẳng lơ, đa tình. Nếu lẳng lơ và không ý thức được nhân phẩm của mình, nàng không bao giờ tìm mọi cách để trốn đi. Chấp nhận làm lẽ Thúc Sinh, người đời cho

nàng là quân " trốn chúa lộn chồng" cho dù nàng đã khẳng định mình không hề có ý giành giật với Hoạn Thư:

Xin chàng kíp liệu lại nhà Trước người đẹp ý sau ta biết mình

Đêm ngày giữ mực giấu quanh Rày lần mai lữa như hình chưa thông

( Truyện Kiều)

Họ lên án Kiều lả lơi, sớm quen với việc tiếp khách ở lầu xanh, nhưng họ nào biết những khoảnh khắc:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa.

( Truyện Kiều)

Nếu như Kiều là một hạng người trơ trẽn, không còn lòng tự trọng thì làm sao nàng lại ghê tởm cái chốn này đến vậy? Kiều xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng nề nếp, gia phong. Nàng chưa có một vết nhơ nào cho đến khi phải chung chạ với khách nơi kỹ viện. Dù là một người tài giỏi, xinh đẹp, nhưng Kiều vẫn không hề có ý trở thành một mỹ nhân nức tiếng thiên hạ. Và dĩ nhiên, nàng không bao giờ muốn và nghĩ rằng mình sẽ là một người

đàng điếm. Khao khát duy nhất của nàng là được sống một cuộc đời giản dị, hạnh phúc, bình yên bên những người mình yêu thương. Điều mà bất cứ ai cũng có thểđược hưởng.

Vốn đã mang phận " hồng nhan đa truân", điều mong ước giản dị đó của Kiều lại không hề dễ dàng trong xã hội bấy giờ. Quyết định bán mình để cứu cha và em, đó là một quyết định thể hiện sự hiếu nghĩa đối với bậc sinh thành. Nếu không phải là một người có trách nhiệm, nàng vẫn có thể ngủ say giấc xuân như Thúy Vân mà chẳng có ai oán trách. Nhưng quyết định ra đi, là nàng sẽ phải dứt bỏ những lời ước hẹn với chàng Kim. Bên hiếu, bên tình, thật là một sự chọn lựa không hề dễ dàng. Cuối cùng, nàng đành nhờ Thúy Vân để

thay mình nối duyên cùng Kim Trọng:

Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

( Truyện Kiều) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy sao có thể trách Kiều là kẻ phụ tình? Không những thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình, mà Kiều còn sắp xếp cho mối tình của mình ít bị tổn thương nhất.

Đến khi bị xô đẩy vào bước giang hồ, chịu đựng vòng vây bi kịch của số phận, có lúc nàng đã phải tuyệt vọng kêu lên:

Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa

( Truyện Kiều)

Nhưng Kiều không đầu hàng số phận mà đã bằng mọi cách thoát khỏi cảnh đen tối ấy dù phải trả bất cứ giá nào khi phải đứng trước hai đày đọa:

Một là cứ phép gia hình Hai là cứ việc lầu xanh phó về.

( Truyện Kiều)

Thật nực cười khi đây là lời nói của một ông quan xử kiện. Cái công lý không hề tồn tại ở xã hội đó. Chỉ có tiền, thì mọi việc sẽ xong xuôi, yên ổn. Kiều biết làm gì trong trường hợp này? Kiện ư? Kiện ở đâu khi mà quan lớn, quan bé cũng đều hèn hạ như nhau. Chỉ cần có tiền là có lẽ phải. Đau xót, ngậm ngùi, nhưng nàng đã không ngần ngại chọn phép gia hình thảm khốc để không phải trở về lầu xanh lần nữa. Như thế, Kiều là người ý thức rất rõ về nhân phẩm của mình và quyết bảo vệ nó, dù phải trải qua cực hình đau đớn. Vậy thì làm sao trách nàng là kẻ lẳng lơ, trắc nết được. Tuy Thúc Sinh là một kẻ yếm thế, nhiều tiền nhưng thiếu bản lĩnh, nhưng dù sao Thúc Sinh cũng là một cái phao để nàng bám víu nhằm thoát khỏi vũng bùn ấy. Cũng như thế khi gặp Từ Hải sau này. Những mối liên hệ tình cảm như thế của Kiều không phải là kiểu tình cảm lang chạ của một kẻ sa đọa như những lời chê trách mà chỉ là những cố gắng của một con người yếu ớt không thể tự giải thoát nổi mình. Trong con người ấy, lúc nào cũng đau đáu một ước mong sao cho thoát ra khỏi chốn bùn nhơ để trở về với cuộc sống sạch sẽ bình thường, lương thiện. Đó là khát vọng duy nhất của Kiều.

Nếu đọc lại những câu thơ Nguyễn Du miêu tả nội tâm của Kiều khi nàng đau đớn, ê chề khi phải sống trong cảnh " Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm", chúng ta sẽ thấu hiểu sự ý thức nhân phẩm cao độ của nàng như thế nào. Thử thách lớn nhất và cũng là bi đát nhất của Thúy Kiều chính là hoàn cảnh mà nàng đã bị đẩy vào: làm kỹ nữ chốn lầu xanh. Nói gì đến giữ gìn danh tiết với Kim Trọng, trong hoàn cảnh ấy, ngay cái nhân cách tối thiểu của người đàn bà trong xã hội cũ, Kiều làm thế nào để không bị mai một được? Làm thế nào

để vừa sống trong cảnh " sống làm vợ khắp người ta" ấy mà vẫn giữ được nhân cách của mình? Bằng tài năng tuyệt vời của mình, Nguyễn Du đã dựng nên một hình ảnh nàng Kiều là

một nhân vật mở đầu cho tiếng nói nhân văn sâu sắc và tiến bộ trong việc ý thức về nhân phẩm và phẩm giá, ý thức thương thân, xót thân lần đầu tiên xuất hiện trong văn học trung

đại Việt Nam.

Hiện thực tàn nhẫn mà Kiều đang phải chịu đựng là lầu xanh, nơi mà:

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh. ( Truyện Kiều)

Lầu xanh như một chốn đang "được mùa", "đắt khách". Cái xấu như đang ra sức bòn rút tất cả những giá trị của con người. Bức tranh đối lập được Nguyễn Du vẻ ra ở đây, đó là một bên là nước mắt Thúy Kiều, một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Hiện thực nhơ nhớp mà nhân vật đang phải chịu đựng đã hé mở phần nào thân phận của kỹ nữ. Giữa cảnh nhơ nhớp ấy, chúng ta thấy rõ phẩm giá và sự chịu đựng đáng thương của Kiều qua cái "giật mình" đầy nhân bản:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì?

( Truyện Kiều)

Bắt đầu từ cái "giật mình", đoạn thơ mở ra cả một bức tranh tâm cảnh- nói cách khác,

đó là một bức chân dung tự họa của Thúy Kiều. Vẫn là không gian lầu xanh, thời gian là đêm khuya "lúc tỉnh rượu, tàn canh", Kiều mới thoát khỏi những trận ăn chơi sa đọa của kẻ lắm của nhiều tiền. Nếu như trước kia, Kiều vì thương cảm, thương người mà khóc trước mộ Đạm Tiên thì ở đây, trong chính tình cảnh trớ trêu này – sống đúng với thân phận trước kia của Đạm Tiên, Kiều chỉ còn biết thương cho chính mình và dường như cũng chỉ đủ sức để

khóc cho số kiếp bọt bèo của mình. Ngay cả cái cảm giác phải tự mình thương lấy mình đã

hiện sự tủi phận cùng cực của Kiều, sự ý thức cao độ về nhân phẩm. Bản thân từ "mình" đã là một ý thức cá nhân được phát biểu rất rõ ràng. Trước Nguyễn Du, ít có người phát biểu ra như thế.

Nếu như Kiều trong tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân là người nhập tâm rất tốt các bài học tiếp khách của Tú Bà, với đầy đủ các ngón nghề thì Kiều của Nguyễn Du ghê sợ

chính mình. Đó cũng là chỗ thể hiện tinh thần nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du: xót xa cho nhân vật. Ông ném ra một tiếng nói gay gắt: tài sắc đã trở thành một món hàng, một phương tiện giải trí của bọn làm tiền háo sắc. Lầu xanh là nơi những con người như Kiều bịđày đọa.

Bị chi phối bởi thuyết "tài mệnh tương đố" cho nên Kiều của Nguyễn Du tuy suốt đời ý thức về quyền sống và hạnh phúc nhưng chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, lên tiếng khẳng định và để cho nhân vật tự ý thức về quyền sống của con người, đó đã là một đóng góp của Nguyễn Du về tư tưởng trong văn học lúc bấy giờ. Sống giữa cảnh trụy lạc, truy hoan ngày đêm, sớm tối nhưng Kiều chỉ biết có đau buồn và tủi hổ. Cái bi kịch lớn nhất của Kiều là ý thức về phẩm giá cá nhân quá mạnh, không cho nàng bằng lòng, cam chịu với thực tại. Lúc nào ở Kiều cũng văng vẳng tiếng thét đòi nhân phẩm,

đòi thoát ra khỏi chốn đoạn trường. Nàng không cảm thấy vui vẻ hay tìm được người tri âm dù phải đem tài nghệ của mình ra để chiều khách, mà chỉ là tâm trạng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai?

( Truyện Kiều )

Từ khát khao một tình yêu, hạnh phúc chân thực, Thúy Kiều nghĩ đến các hành động giải tỏa nỗi lòng. Nàng tìm đến thiên nhiên tươi đẹp, có đủ phong – hoa – tuyết- nguyệt. Tuy nhiên, dù có ngụy trang bằng những thứ tao nhã đó, cái bản chất ghê tởm của lầu xanh vẫn mồn một ngay đó. Nàng phải tự tách mình thành hai nửa: một con người bề ngoài vui gượng, giả tạo và một con người thực, sống để xót xa mỗi lúc canh tàn. Tâm sự này, tâm trạng này của Kiều, Thanh Tâm tài nhân không thể nào hiểu được. "Ai tri âm đó mặn mà với ai?". Sống trong cảnh nhơ nhớp, phải tiếp khách làng chơi, trải qua những cơn say, trận cười quanh năm suốt tháng, phải lả lơi,.. là điều bất đắc dĩ. Kiều không bao giờ muốn thậm chí không bao giờ có thể tưởng tượng được cuộc đời mình phải bi kịch như thế. Giữa chốn lầu xanh mà đồng tiền lên ngôi, có bao kẻ đến rồi đi, cái còn lại sau cùng của Kiều chỉ là sự rã rời, đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Ấy vậy mà tại sao lại có chỗ cho câu chuyện về tri âm, tri kỷ? Dễ hiểu vì sao sau này khi Từ Hải đến lầu xanh với con mắt khác người và nhìn

ra ở Kiều một tấm lòng tri kỷ, Kiều đã "cảm khái" đến như thế nào? Thì ra, trong sâu thẳm cõi lòng, Kiều vẫn luôn mong ngóng một tấm lòng, một người hiểu mình, hơn cả là chờ đợi một hạnh phúc thật sự.

Trước kia, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã cho Kiều những tên gọi như: con đĩ, tà dâm,… Nguyễn Du lại chủ ý cho người đọc hiểu một thân phận, một ý thức, một tấm lòng. Ông không né tránh việc nói về công việc của một kỹ nữ sống trong bùn nhơ, mà ngược lại ông còn phân tích tâm lý nhân vật một cách "tàn nhẫn": nhân vật tự soi mình, tựđau khổ và tự dằn vặt mình. Phàm ở đời, điều khó nhất là phải đối diện với chính bản thân mình, huống chi ởđây là tự soi vào những nỗi ê chề, nhục nhã của mình. Nguyễn Du "tàn nhẫn" nhưng rất nhân đạo. Nhân đạo vì ông không để nhân vật của mình bị cuộc sống thường nhật làm cho chai sạn cảm xúc. Kiều vẫn luôn luôn biết rất rõ mình đang trong hoàn cảnh nào? Mình đang

ở đâu, làm gì? Sẽ tốt hơn cho Kiều nếu như nàng chịu chấp nhận số phận ( vì chính Kiều

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 57 - 63)