Hình ảnh kỹ nữ trong văn học Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 77 - 83)

I. HÌNH ẢNH KĨ NỮ TRONG VĂN HỌC MỘT SỐN ƯỚC CHÂ UÁ 1 KỸ NỮỞ TRUNG QUỐC

1.3.Hình ảnh kỹ nữ trong văn học Trung Quốc

Ở Trung Quốc, thi nhân từ xưa đến nay đều có truyền thống làm thơ vịnh tả kỹ nữ. Trước tiên, những bài vịnh này thường miêu tả tài năng của kỹ nữ. Bài Kỹ ứng lệnh của Nguyên đế nhà Lương viết:

Ca thanh tùy động dội Vũảnh hướng trì sinh ( Tiếng ca theo động dội Bóng múa hướng ao sinh)

Hoặc như trong bài Xuân kỹ của Lưu Hiếu Trác:

Yên Cơ trăn diệu vũ

Trịnh nữ phát thanh ca ( Yên Cơ tay múa đẹp Trịnh nữ tiếng ca trong)

Thi ca viết về kỹ nữ thịnh hành nhất là vào thời Đường. Vào thời này, thi nhân không những tìm được nguồn tư liệu sáng tác không cạn ở kỹ nữ mà còn nhờ các tác phẩm viết về

kỹ nữ mà nổi tiếng trên đời. Theo thống kê, trong 49.403 bài thơ mà Toàn Đường thi thu thập được có hơn 2.000 bài có liên quan tới kỹ nữ. Điều đó cho thấy thơ văn đề vịnh kỹ nữ

của văn nhân đời Đường chiếm một địa vị nhất định trong thơ Đường.[39,269]

Nổi bật và tiêu biểu nhất cho thơ ca viết về kỹ nữ của các thi nhân đời Đường là tác phẩm Tì bà hành của Bạch Cư Dị. Đây là lời tựa của tác giả: “Năm Nguyên Hoà thứ mười, ta về giữ chức Tư Mã ở quận Cửu Giang. Qua mùa thu năm sau, đêm ra tiễn khách bên bến sông Bồn, chợt nghe thuyền ai có tiếng đàn tỳ bà vọng lại. Nghe trong tiến đàn thánh thót, âm vang điệu nhạc ở kinh đô. Bèn hỏi gốc gác. Người đàn bà trả lời rằng " Tôi vốn là con hát, quê ở Trường An, học đàn tỳ bà với hai danh sư Mục và Tào. Nay tuổi đã cao, nhan sắc tàn tạ, lấy chồng làm con buôn (thường theo thuyền buôn đi đây đi đó). Nghe vậy, cho dọn rượu ra đãi, xin nàng đàn lại cho nghe. Đàn xong cảm xúc vô vàn, nàng bèn kể lại cuộc đời mình từ lúc còn trẻ, vui sướng, cho tới lúc lưu lạc giang hồ khổ nhọc. Ta vềđây làm quan đã

được hai năm thanh thản yên ổn. Hôm nay nghe nàng này nói chuyện, cảm thương cho số

phận lưu đầy! Bèn làm một bài thơ dài tặng nàng ta, gồm 616 lời, gọi là Tỳ Bà Hành.” Đây là một bài thơ mà sự đồng cảm tâm hồn giữa thi nhân và người ca kỹ đạt tới mức tri âm. Cảm thương cho người ca kỹ tuổi đã về chiều hay thương cho thân phận của mình? Có lẽ

Bạch Cư Dị viết bài này trước là để tặng cho người kỹ nữ đêm đó, sau là để tự thán. Hình

ảnh người kỹ nữ hiện lên với tâm trạng được gửi gắm qua tiếng đàn:

Do bão tỳ bà bán già diện

Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh Vị thành khúc điệu, tiên hữu tình

Huyền huyền yểm ức, thanh thanh tứ Tự tố bình sinh bất đắc chí

Đê mi tín thủ tục tục đàn

Thuyết tận tâm trung vô hạn sự

Khinh lung mạn nhiên mạt phục khiêu Sơ vi " Nghê thường", hậu "Lục yêu"

Đại huyền tào tào như cấp vũ Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ

Dịch thơ:

Tay ôm đàn che nửa mặt hoa Vặn đàn mấy tiếng dạo qua

Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay Nghe não nuột mấy dây buồn bực Dường than niềm tấm tức bấy lâu Mày chau tay gẩy khúc sầu

Giải bày hết nỗi trước sau muôn vàn Ngón buông, bắt khoan khoan dìu dặt Trước Nghê Thường, sau thoắt Lục Yêu Dây to nhường đổ mưa rào

Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng

(Bản dịch: Phan Huy Vinh)

Nhà thơ đã tìm thấy một tâm hồn đồng điệu, một tương thức tri âm qua người kỹ nữ

gặp trên sông Tầm Dương. Bài thơ có những giao động của nhịp điệu, cái trữ tình của ngữ điệu, và cái xao xuyến của nhạc điệu, tạo nên một phong cách đặc biệt, thể hiện cái phong cốt và thần thái của người nghệ sĩ tài hoa, cũng như quan niệm và thái độ của tác giả vềđời sống. Nghe những cung bậc của tiếng đàn người ca kỹ trong đêm vắng, tác giả như bắt gặp một tâm hồn, một cảnh đời đồng điệu. Người kỹ nữ đã gảy cho Bạch Cư Dị nghe những khúc đàn tuyệt hảo, trầm bổng xao động người nghe .Sau đó người kỹ nữ sụt sùi thương tiếc số phận hồng nhan đa truân và đã bộc bạch thổ lộ tâm tình riêng tư của mình cho ông nghe . Cảnh và tình hòa hợp . Âm đàn và tâm trạng chan hoà cảm xúc, cảnh ngộ . Mỗi tiếng đàn ngân lên như nỗi niềm nuối tiếc xốn xang của người ca nữ hòa mình với nhịp đập bồi hồi

thổn thức của con tim người thơ . Chợt có mối đồng cảm, đồng tình giữa người thơ long

đong trên bước đường sự nghiệp công danh với cuộc đời trôi dạt, với hoàn cảnh bị bỏ rơi quên lãng của người ca nữđáng thương:

Mộ khứ triêu lai nhan sắc cố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môn tiền lãnh lạc xa mã hi Lão đại giá tác thương nhân phụ Thương nhân trọng lợi, khinh biệt ly Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ

Dịch thơ:

Sầu hôm mai đổi khác hình dung Cửa ngoài xe ngựa vắng không

Thân già mới kết duyên cùng khách thương Khách trọng lợi, khinh đường ly cách Mải buôn chè sớm tếch nguồn khơi.

( Bản dịch: Phan Huy Vinh)

Đời kỹ nữ lúc còn trẻ thì biết bao người nói lời yêu thương, được nhiều người hâm mộ, nhưng khi đã có tuổi thì biết tìm đâu cho mình một hạnh phúc. Như người kỹ nữ ở đây, chọn cho mình một nơi nương tựa, nhưng rồi con người ấy vẫn mải “trọng lợi”, có để ý gì

đến cõi lòng của nàng. Nàng cô đơn, buồn khổ cho thân phận của mình.

Trăng vẫn sáng trên sao, sóng nước vẫn bập bềnh, sương khói lãng đãng che phủ khoan thuyền . Trời không lất phất những hạt mưa ... nhưng sao mưa vẫn rơi thánh thót, gieo vang những âm điệu buồn vời vợi trong lòng ai?

Nổi bật trong những kỹ nữ của Trung Quốc nói chung và của đời Đường nói riêng là nàng Tiết Đào. Đây là một kỹ nữ có những tác phẩm để đời, đạt trình độ nghệ thuật cao. Nàng đã từng xướng họa cùng các thi nhân nổi tiếng đương thời như Nguyên Chẩn, Bạch Cư

Dị. Từ nhỏ, Tiết Đào được cha dạy dỗ chu đáo. Nàng đã sớm bộc lộ tài năng làm thơ bẩm sinh. Đến khi tám tuổi, cha nàng và nàng đã làm một đoạn thơ vịnh cây ngô đồng:

Đình trừ nhất cổđồng Tủng cán nhập vân trung

Chi nghênh nam bắc điểu Diệp tống võng lai phong.

Sân đồng cổ một cây Thân vườn cao vào mây Cành đón chim nam bắc Lá đưa gió đông tây.

Lúc đó, mẹ nàng đã nghĩ rằng sau này con gái ắt sẽ trở thành một nhân vật có nhiều kẻ đón người đưa. Sau này, quả thực Tiết Đào đã có một cuộc sống đầy kỳ thú.

Năm nàng 14 tuổi, người cha yêu quý qua đời, nàng phải dựa vào sắc đẹp, tài thơ văn và âm luật bẩm sinh của mình để hầu rượu, đọc thơ, gảy đàn mua vui. Không lâu sau, nàng

đã là một ca kỹ cao cấp nổi danh Thành Đô, mệnh danh là một thi kỹ.

Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi). Sau một năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình

để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã được ban cho nàng, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng mến mộ và kính trọng nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một kỹ nữ tầm thường.

Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Tiết Đào, được nhiều người mến mộ, chính là bài “ Tống hữu nhân”:

Thủy quốc kiêm gia dạ hữu sương Nguyệt hàn sơn sắc cộng thương Thùy ngôn thiên lý tư kim tịch Ly mộng yểu như quan lộ trường

Về bản dịch thơ, người viết sưu tầm được hai bản có khác nhau một chút về ngôn từ, xin mạn phép đưa ra cả hai:

Bản dịch thứ nhất:

Trăng hòa sắc núi thắm xanh một màu Đêm nay ngàn dặm xa nhau

Biệt ly như mộng dài lâu vô bờ.

Bản dịch thứ hai:

Cỏ cây vướng giọt sương đêm

Trăng hòa núi sắc quyện thêm vẻ nồng Xa nhau ngàn dặm đêm đông

Biệt ly như giấc mộng không bến bờ.

Thật ra hai bản dịch này không khác nhau là mấy. Nhưng với một bài thơ, khác một chữ đã là nhiều. Hai bản dịch trên đều đã truyền tải hết những nội dung ý nghĩa của bài thơ. Tuy nhiên, nếu so với nguyên tác, ta cứ thấy như có gì đó bất toàn. Đọc hết bài thơ, cho đến câu cuối cùng, ta thấy thương cảm cho nàng Tiết Đào và cũng cho tất cả những ai đang được gọi là kỹ nữ. Khi xướng lên câu “Ly mộng yểu như quan lộ trường”, lại tự thấy đau lòng. Biệt ly, ly biệt như những giấc mộng kéo dài vô tận, dài vạn dặm trường, chẳng biết bao giờ

thôi. Mỗi lần ly biệt là mỗi lần khắc trong tim một nỗi đau, nỗi nhớ, trăn trở. Đêm nay mới còn bên nhau, mai đã xa rồi. Đời kỹ nữ phải chứng kiến bao lần cảnh biệt ly đó, làm sao có thể dễ dàng quên đi? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một tâm hồn nhạy cảm, một con người tài hoa, Tiết Đào đã sáng tác nhiều thi phẩm để

ghi lại những tâm sự của đời ca kỹ:

Phong hoa nhật tương lão Giai kỳ do miểu miểu Bất kết đồng tâm nhân

Không kết đồng tâm thảo.

( Vọng xuân từ kỳ III – Tiết Đào) Dịch thơ :

Ngày qua gió thổi hoa tàn

Một thời xuân sắc huy hoàng qua mau Tri âm giờ chẳng thấy đâu

Vòng hoa chẳng kết cho nhau làm gì?

( Bản dịch: Quỳnh Chi)

Có thể nói những tâm sự mà Tiết Đào gửi gắm qua những sáng tác của nàng là những tâm sự của kỹ nữ nói chung. Nỗi buồn, nỗi đau của nàng cũng là niềm riêng của tất cả thân

phận ca kỹ. Một khi thời xuân sắc qua đi thì cũng đồng nghĩa với việc chẳng còn ai tri âm. Biệt ly, cô đơn, trống trải, đó là những tình cảm thống thiết mà Tiết Đào tự xướng lên bằng tài năng thơ phú của mình. Đằng sau những câu chữ đó là cả một cuộc đời, thậm chí rất nhiều cuộc đời đã bị xã hội và con người bỏ quên.

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 77 - 83)