Nét dị biệt

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 95 - 100)

II. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA HÌNH ẢNH KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

2.Nét dị biệt

Tuy cùng xuất phát từ nền văn hóa Phương Đông, nhưng hình ảnh kỹ nữ trong văn chương Việt vẫn có những nét khác biệt so với kỹ nữ trong văn chương các nước Châu Á.

Trước tiên, đó là quá trình xuyên suốt của đề tài này trong văn học Việt Nam thời trung

đại. Ở chương I, luận văn đã khái quát về sự xuất hiện của nhân vật kỹ nữ trong văn thơ

trung đại Việt Nam. Từ những thế kỷ đầu của giai đoạn phong kiến, hình ảnh này đã được nhắc tới trong “ Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề vào thời Hồ; trong các sáng tác thời Lê như “Lão kỹ ngâm” ( Thái Thuận), “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” ( Lê Thánh Tông), “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” ( Lê Đức Mạo). Cho đến khi giai cấp phong kiến có dấu hiệu của sự suy vi, trong “Truyền kỳ mạn lục”, Nguyễn Dữđã khắc họa nhân vật ca nữ

sâu sắc hơn thời kỳ trước khi ông xây dựng nhân vật này có tính cách, số phận, khát khao hạnh phúc. Và nhân vật kỹ nữ được khắc họa rõ nét nhất cả về vẻ ngoài lẫn tài nghệ, cả về

phẩm chất, tâm hồn, đến những e chề tủi nhục, cả về những bi kịch của số phận đến những khát khao về tình yêu, hạnh phúc là trong những sáng tác của Nguyễn Du thế kỷ XVIII. Kỹ

nữ trong văn học lấy được tình cảm và sự thương cảm của người đọc nhiều nhất là trong những sáng tác giai đoạn này. Kiều đã trở thành cô gái đẹp nhất, tài giỏi nhất và cũng đau khổ nhất trong văn học cổ Việt Nam mà không người đọc nào có thể quên được. Theo dòng chảy của lịch sử, xã hội có nhiều thay đổi, kỹ nữ cũng có nhiều hình dạng mới. Vào thế kỷ

XIX, kỹ nữđược mô tả trong văn học Việt Nam chính là những ảđào gắn liền với nghệ thuật ca trù. Cũng vẫn là những cô gái ưa nhìn, tài đánh đàn làm say đắm lòng người, giọng hát truyền cảm nhưng các kỹ nữ – ảđào này xuất hiện trong văn học với một đề tài mới, đó là sự đồng điệu của các văn nhân và đào nương, mà thực tếđã để lại những mối tình đẹp. Cho đến

văn học thời hiện đại, hình ảnh kỹ nữ vẫn xuất hiện trong thơ văn, rõ nhất là trong “Lời kỹ

nữ” của Xuân Diệu.

Rõ ràng ở đây, hình ảnh của kỹ nữ trong văn học Việt Nam có một sự liên tục và gắn với đặc điểm của từng thời kỳ lịch sử. Trong khi đó, kỹ nữ trong văn học các nước như

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, người viết đã khảo sát và nhận thấy chỉ xuất hiện vào một hoặc vài thời điểm nhất định, là những lát cắt, không có sự liên tục và vì vậy cũng không đa dạng về hình thức (hay tên gọi) như kỹ nữ trong văn học Việt Nam.

Điểm khác biệt thứ hai có sự liên quan đến giá trị văn hóa. Kỹ nữ Trung Quốc, Kisaeng Hàn Quốc, geisha Nhật Bản, tất cảđều là những con người gắn với nghệ thuật ( nhưđã trình bày ở phần tương đồng). Nhưng hiện nay, tất cả những con người này chỉ được thời hiện tại nhắc đến, tưởng nhớ với lòng ngưỡng mộ mà thôi. Kisaeng, geisha đã trở thành một nét văn hóa đáng tự hào của Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện tại, những thú giải trí đó đã không còn hoặc chỉ còn tồn tại ở một vùng nhất định như geisha Nhật Bản. Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy geisha. Vào khoảng năm 1920, ở Nhật có trên 80.000 geisha. Nhưng giờ đây, số lượng đó chỉ còn khoảng 2000, chủ yếu tập trung ở Kyoto.[49,2]. Những nét đẹp đó đã thuộc về quá khứ. Còn với đất nước chúng ta, hình ảnh các đào nương hát ca trù vẫn còn đó. Chúng ta có thể dễ dàng sống lại khung cảnh đào nương cất giọng hát, kép đàn đệm những giai điệu để thăng hoa giọng hát của đào nương qua các buổi trình diễn ca trù. Các bạn trẻ có cơ hội tiếp xúc sâu với bộ môn nghệ thuật này nếu cảm thấy đam mê bằng cách tham gia những buổi sinh hoạt hoặc những khóa đào tạo. Chúng ta đang kêu gọi mọi người gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần mà ca trù là một trong những giá trị văn hóa đó. Hình ảnh kỹ nữ trong văn học Việt Nam vẫn còn hiển hiện trong đời sống thực, và được nâng lên thành một di sản văn hóa thế giới.

KT LUN

Nền văn học của bất cứ dân tộc nào cũng phát triển cùng dòng chảy của lịch sử. Văn học trung đại Việt Nam là một bộ phận văn học được sinh ra và phát triển trong những năm tháng hào hùng nhưng không kém phần đau đớn của lịch sử dân tộc. Truyền thống nhân đạo

được thể hiện thông qua những tiếng nói bảo vệ phẩm giá của con người, nỗi cảm thương cho số kiếp “sống không phải thời, chết không gặp số” trong các tác phẩm văn học. Phần lớn các tác giả là những con người có một trái tim nhạy cảm, dùng ngòi bút của mình để vạch trần những xấu xa thời đại, đồng thời bảo vệ quyền sống của con người. Họ (những tác giả)

đã nói lên những tiếng nói đồng cảm tích cực với những nhân vật của mình phù hợp với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.

Trong hoàn cảnh xã hội đương thời, một mặt ta cảm nhận sự xấu xa của giai cấp thống trị qua những dòng lịch sử, nhưng ở mặt khác, ta cảm nhận những tấm lòng của các tác giả

văn học. Một Nguyễn Dữ với sự phê phán tệ lậu xã hội qua những yếu tố kỳảo trong thể loại truyền kỳ; một Nguyễn Du thấm thía “cái án phong lưu” của người tài hoa; một Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê với niềm ưu ái và trân trọng nghệ thuật ca trù, tôn vinh tài sắc của các đào nương; một Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương bất mãn với thời cuộc, cất tiếng nói châm biếm mà ẩn sau đó là nỗi xót xa cho các ảđào. Cách thể hiện mỗi tác giả

mỗi khác, nhưng chung quy lại, đó là tấm lòng trân trọng của các tác giảđối với một số phận bé nhỏ trong cuộc đời, số phận của các kỹ nữ. Hiện lên trong mỗi trang văn, trang thơ là cả

một xã hội phong kiến đang rệu rã nhưng rất “cố gắng” chà đạp lên những phận người yếu

ớt, đáng thương, tước đi khát vọng chính đáng của con người về tình yêu, hạnh phúc, tước đi cả những phẩm chất đạo đức chân thực của con người.

Người kỹ nữ vẫn bị xem là hạng người dưới đáy xã hội, bị toàn xã hội coi thường và tước đoạt quyền sống, quyền làm một con người bình thường, quyền hạnh phúc. Vậy mà, người kỹ nữ chưa bao giờ để cho khát vọng của mình bị dập tắt bởi bất cứ thế lực nào. Họ

luôn tìm mọi con đường để giải thoát mình và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc. Từ

những người ca nữ chưa được thể hiện sâu sắc trong những tác phẩm thuộc thời kỳ đầu của văn học trung đại, cho đến những kỹ nữđược mô tả một cách sinh động với đầy đủ mọi cung bậc tâm trạng, tích cách, số phận ở giai đoạn sau, tất cả đều là những con người luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức về bản thân rất cao trên con đường đi tìm hạnh phúc. Hình ảnh

kỹ nữ xuất hiện nhiều nhất là trong các sáng tác của Nguyễn Du. Tấm lòng nhân ái của bậc thi hào dân tộc đã nhìn thấy trong vũng bùn nhơ nhuốc, tủi hổ của nghề kỹ nữ những viên ngọc sáng lung linh, càng rèn giũa càng đẹp lạ thường. Một cô Kiều “sắc nước hương trời”

đang cố vươn lên khỏi bùn lầy nhơ nhớp. Trong mỗi bước đường của cuộc đời, tuy càng lúc càng bị vùi dập nặng nề hơn nhưng nàng vẫn giữđược những phẩm chất cao quý. Một người hầu cũ của em, một ca nữ đất La Thành, một cô Cầm ở Long Thành thật duyên dáng, tài năng và chắc chắn cuộc đời không thể “dung tha” cho số kiếp của những con người này. Nguyễn Du yêu thương và trân trọng họ rất mực. Ông ca ngợi, đồng cảm với những vẻ đẹp

ấy, những cuộc đời ấy. Đến Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,… hình ảnh các cô đầu lại có những thay đổi theo thời cuộc. Cô đầu là truyền nhân của nghệ thuật ca trù, nhưng theo dòng chảy của thời gian, các cô đầu ngày càng

đánh mất chính mình. Cái thú tao nhã mà nghệ thuật ca trù đem lại đã suy bại. Cô đầu thời kỳ này không đơn thuần là người làm nghề xướng ca nữa mà còn lấy việc bán thân làm kế

sinh nhai. Thật ghê gớm thay cho thế lực của đồng tiền và cả một xã hội đang chạy theo nó. Bởi lẽ chính đồng tiền và lối sống thị thành ấy đã khiến những người phụ nữ khốn khổ kia phải đánh mất chính mình, mất cả ý thức về danh dự, nhân phẩm của bản thân, trở thành nô lệ của đồng tiền, để rồi bị cuốn vào vòng xoay ấy mà không sao thoát ra được. Dẫu vậy, chúng ta vẫn có thể tìm thấy trong đêm đen của xã hội ấy một ánh sáng, ánh sáng của lòng nhân đạo và yêu thương của các tác giả văn học. Đó chính là nỗi đồng cảm, niềm cảm thương của các tác giả với niềm mong mỏi những người phụ nữ khốn khổ kia sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực trên đường trở về tìm lại chính mình, dẫu cho con đường ấy còn lắm gian nan và thất bại luôn chực chờ.

Thông qua hình ảnh người kỹ nữ, các tác giả bộc lộ rõ nét tư tưởng và tình cảm của mình đối với con người, đặc biệt là những con người đang hàng ngày hàng giờ bị chà đạp. Những trang thơ, trang văn sẽ khép lại, nhưng tâm sự thì còn mãi vương vấn. Cuộc đời của những con người này chứa đựng vô số những tư tưởng, triết lý về cuộc đời và nhân sinh. Tìm hiểu về số phận kỹ nữ cho chúng ta một con mắt nhìn cuộc sống, nhìn thấy xã hội một cách sinh động. Cảm nhận về thân phận của kỹ nữ cho chúng ta một trái tim yêu thương, những tình cảm cao đẹp giữa người với người. Người đọc hẳn không thể quên lòng chung thủy đến cùng, kiên định đấu tranh vì tình yêu của nàng Túy Tiêu trong Truyền kỳ mạn lục. Chúng ta càng không thể quên những bước đi của Kiều trong chuỗi ngày sóng gió, bởi ẩn sau đó là cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thân phận những cô đầu trong xã hội buổi giao thời phong kiến – thực dân. Hình ảnh, thân phận của những con người này là một minh chứng sống động cho hình ảnh một xã hội đang suy tàn. Nhân vật kỹ nữ trong văn học trung đại đã khẳng định giá trị của con người, biểu hiện nỗi khát khao hạnh phúc chính đáng của những người thấp cổ bé họng trong xã hội ấy.

Xin lấy ý thơ của Xuân Diệu, nhà thơ của trái tim yêu đương mãnh liệt để kết thúc:

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa; Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơị Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở, lòng em cô độc quá. Khách ngồi lại cùng em ! Đây gối lả, Tay em đây mời khách ngảđầu say;

Đây rượu nồng. Và hồn của em đây, Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.

………...

Lời kỹ nữđã vỡ vì nước mắt.

Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơị

Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi, Gỡ tay vướng để theo lời gió nước. Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôị

Du khách đi

Du khách đã đi rồi.

Một phần của tài liệu Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trun đại Việt Nam (Trang 95 - 100)