Khơng gian tiễn biệt

Một phần của tài liệu Không gian lữ thứ trong thơ Đường (Trang 69 - 79)

VẺ ĐẸP VÀ NHỮNG SẮC ĐỘ CỦA KHƠNG GIAN LỮ THỨ

3.2. Khơng gian tiễn biệt

Thơ tống biệt cĩ một vị trí quan trọng trong thơ Đường. Đề tài đĩ khơng chỉ hình thành một thể loại riêng biệt, độc đáo: Ngày xƣa khi chia tay từ giã bạn thân, ngƣời ta thƣờng bày tiệc rƣợu, làm bài phú, bài thơ, gọi là “tự”để nĩi lên tình cảnh ly biệt. Nĩi chung, loại thi tự và thƣ tự cũng cĩ phần tƣơng tự nhau, về sau khơng cĩ thi ca xƣớng họa, ngƣời ta viết thành một thiên văn chƣơng tống biệt gọi là “tặng tự” [65,tr.163]. Thơ gởi tặng bạn lúc lên đường cịn là phương thức phổ biến nhất để cơng bố và lưu truyền của thơ Đường bên cạnh những cách thức xuất hiện khác của thơ như xuất hiện trong các bữa tiệc, thơ gửi cho các danh sĩ, thơ đề lên tường, thơ đề lên tấm bảng trong chỗ nghỉ chân… Và hơn hết nĩ diễn tả “thanh khí tự nhiên” của các thi nhân đời Đường: tình bằng hữu. Sự xuất hiện tình cảm bằng hữu như một phạm trù mới của văn học, một mặt làm phong phú chính nền văn học đĩ, mặt

khác phản ánh sự phát triển của xã hội đời Đường nhất là sự giải phĩng cá nhân. Cĩ lẽ con người trong một xã hội phương Đơng bưng bít phải quay cuồng để làm trịn vai trị của mình trong những mối quan hệ ít nhiều mang tính chất phục tùng, một chiều: quân thần, phụ tử, phu phụ… dường như chỉ cĩ trong mối quan hệ của tình bằng hữu, con người mới cĩ được cái cảm giác đồng đẳng (bình đẳng). Từ sự bình đẳng đĩ mà thi nhân dễ dàng giãi bày tâm sự và khát vọng tri âm. Vì khát vọng tri âm, thƣơng yêu bạn bè nên thi nhân đời Đƣờng đặc biệt đau lịng khi phải chia tay bạn. Nổi bật trên cái nền thiên nhiên hữu tình, tƣơng cảm, giữa lịng thiên địa là hình ảnh từng đơi tiểu thiên địa đƣa tiễn nhau [17,tr.63]. Tình bằng hữu vì thế cĩ vị trí trang trọng trong thơ Đường khi những trạng thái, những cung bậc tình cảm của tình bạn đều được diễn tả bằng thơ. Nĩ chung thuỷ, sâu sắc như tình bạn của Lí Bạch; da diết như tấm lịng của Giả Chí trong đêm tiễn biệt để rồi mai ra đi khơng biết khi nào hẹn gặp:

Thỉnh quân thí vấn đơng lƣu thủy Biệt ý dữ chi thùy đoản trƣờng?

Xin anh thử hỏi dịng nước chảy về đơng So với nỗi buồn tiễn biệt đằng nào dài ngắn? (Lí Bạch, Kim Lăng tửu tứ lưu biệt)

Kim nhật tống quân tu tận túy, Minh triêu tƣơng ức lộ man man

Cịn bữa nay thơi say tuý luý Nhớ nhau mai lại cách muơn vàn (Giả Chí, Tống Lý thị lang phĩ Thường Châu)

Là sự cảm thương pha chút ngậm ngùi, ái ngại của những kẻ đồng cảnh “cùng một lứa bên trời lận đận”:

Bi quân lão biệt lệ triêm cân, Thất thập vơ gia vạn lý thân. Sầu kiến chu hành phong hựu khởi,

Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân.

Bảy mươi một kiếp khơng nhà Thương anh vạn dặm mắt nhồ lệ châu

Thuyền đi giĩ lại dâng sầu Bạc đầu con sĩng bạc đầu ly nhân (Bạch Cư Dị, Lâm giang tống Hạ Chiêm)

Và da diết cảm động đến muơn vật:

Đa tình chỉ hữu xuân đình nguyệt Do vị li nhân chiếu lạc hoa

Sân xuân trăng cũng đa tình, Vì người li biệt dọi cành hoa rơi (Trương Bật, Ký nhân)

Duy hữu xuân phong tối tƣơng tích Ân cần cánh hƣớng thủ trung xuy

Chỉ cĩ giĩ xuân cịn quyến luyến Ân cần đến thổi giữa tay anh.

(Dương Cự Nguyên, Họa Luyện Tú tài Dương Liễu)

Khơng gian tiễn biệt là một dạng rất đặc biệt của khơng gian lữ thứ: khơng gian lữ thứ mang tính chất ảo, gián cách, gián tiếp. Dạng thức khơng gian này xuất hiện trong lúc đưa tiễn, li biệt giữa những người bạn trong một khung cảnh “biệt dị hội nan”.

Nhất khúc ly ca lƣỡng hàng lệ, Bất tri hà địa tái phùng quân.

Một khúc tiễn đưa đơi hàng lệ Nơi nào rồi sẽ gặp nhau đây (Vi Trang, Cù Châu biệt Lý tú tài)

Đằng sau sự chia tay bao giờ cũng là một cảm giác bâng khuâng, nuối tiếc, mất mát. Dường như đĩ là sự phân thân của nhân vật trữ tình ẩn chìm đằng sau những dịng thơ: một nửa như muốn níu kéo những phút giây trước lúc chia tay, một nửa là bâng khuâng tiếc nuối ngay khoảnh khắc phải xa rời, hai con người ấy làm nội tâm thi nhân giằng xé. Trong những khoảnh khắc đĩ, con người đã sống với sự tuyệt đối: tuyệt đối của những trạng thái cảm xúc được đẩy lên đỉnh cao, tuyệt đối vì đã sống hết lịng vì tri kỉ tình thâm. Và những phút giây chia xa bao giờ cũng lưu lại trong lịng người đọc những ấn tượng tuyệt đối. Tình cảm, và những biến đổi của tâm trạng của người đi kẻ ở đã phổ cho khơng gian lữ thứ một sắc độ mới. Bởi tất cả ngoại cảnh, tâm cảnh, ý cảnh đều giao nhau ở trục đồng tâm là cuộc chia li tiễn biệt:

Giang hải tƣơng phùng, khách hận đa Thu phong diệp há Động Đình ba.

Quên người buồn nỗi gặp nhau đây Sĩng rợn hồ thu lá giĩ bay

Tửu hàm dạ biệt Hồi Âm thị, Nguyệt chiếu cao lâu nhất khúc ca

Đêm biệt Hồi Âm khi cạn chén Lầu cao, nguyệt rạng, khúc chia tay. (Ơn Đình Quân, Tặng thiếu niên)

Khơng gian lữ thứ ở đây là một sự tồn tại nhưng cũng lại là một sự vắng mặt sâu xa: sự tồn tại của một tình bạn tri kỉ, khơng nĩi thành lời nhưng cũng là một sự vắng mặt, sự biến đổi để bằng hữu trở thành cố nhân, chỉ nhớ nhau qua hình bĩng, qua tâm tưởng, “cảm bằng mắt, hiểu bằng tâm”. Vì thế sự im lặng trong những trường đoạn chia li của thơ Đường là một dấu ấn nghệ thuật khĩ phai mờ. Cái bình lặng ban đầu trên bề mặt của câu chữ cĩ một ma lực ghê gớm, thấm sâu len lỏi vào tận cùng trái tim người đọc, một nỗi buồn xa xăm tinh tế bao chiếm tồn bộ tâm hồn con người. Nhưng nỗi buồn đĩ khơng dừng lại mà nĩ tạo nên nhiều khoảng lặng. Những khoảng lặng cho người đọc cĩ một khơng gian riêng tư để lắng đọng lịng mình, để lắng nghe bản thể trong con người mình thổn thức. Và dường như đằng sau mọi sự chia li, mọi sự xa cách là những tâm hồn dư ba xao động. Một khoảng lặng nữa dành cho kẻ trong cuộc khi mà tâm trạng của họ khơng thể tồn tại trong một thế cân bằng như trước. Sự im lặng trong buổi chia tay ấy là cách giấu đi tình cảm, là cách tiết chế tình cảm của con người phương Đơng vốn thiên về hướng nội. Và khơng gian lữ thứ vì thế trở thành người bạn thứ ba đứng giữa chứng kiến cảnh biệt li, lưu giữ những khoảnh khắc của tha nhân, mở ra một khung trời mới: khung trời của kẻ tha hương trong con mắt của cả người đi và kẻ ở. Khơng gian lữ thứ ở đây cĩ sự biến hĩa vơ cùng: cĩ thể là khơng gian của trời đất bao la, cĩ thể là khơng gian của một cánh buồm cơ lẻ, dịng sơng chảy tận phía trời, miền quan ải, đất trích, khơng gian của một cành liễu, khơng gian chốn chỗ của một li rượu tiễn biệt,của một ngọn nến nhỏ lệ suốt năm canh, của một khúc hát, khơng gian gợi mở qua những điển tích về sự chia li: cánh nhạn, chiết liễu…

Dƣơng Tử giang đầu dƣơng liễu xuân, Dƣơng hoa sầu sát độ giang nhân.

Sổ thanh phong địch ly đình vãn, Quân hƣớng Tiêu Tƣơng, ngã hƣớng Tần

Sơng Dương dương liễu đua tươi, Hoa dương buồn chết dạ người sang sơng,

Đình hơm tiếng sáo não nùng Anh đi bến Sở, tơi trơng đường Tần (Trịnh Cốc, Hồi thượng biệt hữu nhân)

Khơng gian lữ thứ trong khoảnh khắc chia tay, tiễn biệt vì thế cịn là khơng gian của vơ ngơn. Và chỉ cĩ bộ ba người trong cuộc (người đi-thiên nhiên- kẻ ở) mới thấm thía và hiểu thấu những phút giây vơ ngơn ấy:

Chính thị lạc hoa nhiêu trƣớng vọng, Túy hƣơng tiền lộ mạc hồi đầu. Chính khi hoa rụng đầy trong mắt Thẳng hướng đường quê chẳng ngối đầu.

(Vi Trang, Đơng Dương tửu gia tặng biệt kỳ 1)

Và tứ thơ trên của tác giả, đâu đĩ người đọc đã cảm được sự tương đồng qua những hình ảnh thơ của Nguyễn Đình Thi:

Ngƣời ra đi đầu khơng ngoảnh lại Sau lƣng thềm nắng lá rơi đầy

Khơng gian lữ thứ trong khung cảnh tiễn biệt là một sự đối lập nghiệt ngã càng làm nổi bật tình bằng hữu, là đầu mút của tâm trạng từ sum vầy sang xa cách, từ vui bầu bạn sang cơ đơn; là nơi giao thoa của các yếu tố quá khứ-tương lai, quê hương-xứ lạ, thực-ảo, hội ngộ-biệt ly, thường-biến; là bản lề khép mở hai vùng trời của người đi kẻ ở, chia tay với tri kỉ đơi khi cũng là chia tay với chính mình trong quá khứ…Sự chia li-khởi điểm của khơng gian

lữ thứ trong thơ Đường càng khắc khoải hơn do thi nhân cảm nhiễm sự giới hạn của cuộc đời con người. Chia li gắn liền với những nỗi buồn khơng được gọi thành tên, khơng được định thành hình. Nỗi buồn ấy tồn tại ở cả hai nửa, nhưng trĩu nặng hơn trong tâm trạng người ở lại. Thơ tặng biệt được tha nhân trân trọng mang theo trong hành trang chia xa của mình như hơi ấm xua tan giá lạnh nơi xứ lạ, như một lời động viên để vững bước trên đường dài thăm thẳm. Bởi cĩ lẽ chỉ ở trong văn học con ngƣời mới đƣợc đếm khơng phải theo hàng trăm, hàng ngàn mà theo hàng đơn vị, mỗi cuộc đời mới đƣợc so với vũ trụ và mỗi con ngƣời ra đi nhƣ là cả một thế giới mất đi, khơng gì bù đắp nổi

[64,tr.63-64]:

Khuyến quân cánh tận nhất bơi tửu, Tây xuất Dƣơng Quan vơ cố nhân.

Khuyên anh hãy cạn chén mời Dương Quan ra khỏi ai người cố tri (Vương Duy, Tống Nguyên nhị sứ An Tây)

Luyến quân bất khứ quân tu hội, Tri đắc hậu thời tƣơng kiến vơ?

Thương nhau nấn ná giờ ly biệt, Biết cĩ ngày sau gặp lại khơng? (Nguyên Chẩn, Quá Đơng Đơ biệt Lạc Thiên kỳ 2)

Thì nguy binh giáp hồng trần lý, Nhật đoản giang hồ bạch phát tiền.

Cổ vãng kim lai giai thế lệ, Đoạn trƣờng phân thủ các phong yên.

Bụi vàng giáo mác đời đương loạn Tĩc bạc sơng hồ sống mấy hơi Mây khĩi chia tay người mỗi ngả Đau thương đứt ruột lệ muơn đời (Đỗ Phủ, Cơng An tống Vi nhị thiếu phủ Khuơng Tán)

Và ở đây, những vần thơ chia xa của Trung Hoa dường như cũng tương giao với tâm hồn duy mĩ Nhật Bản khi cái đẹp đi liền với nỗi buồn của niềm bi cảm đã tìm được một sự hịa điệu, một sự giao cảm mang tính thẩm mĩ:

Ngọn lúa nào Níu chặt Lúc chia tay

Khơng gian lữ thứ là nơi gặp gỡ của cái đẹp và nỗi buồn. Nhưng đĩ là một nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác khơng mang màu sắc bi lụy, yếm thế, chừng mực và kín đáo. Ở đâu đĩ, bên cạnh sự ngậm ngùi tiếc nuối “sớm mai cịn tiếc hận. Cùng chuốc chén ly trƣờng” (Tư Khơng Thự, Vân Dương quán dữ Hàn Thân túc biệt), ta vẫn bắt gặp trong Đường thi những bài thơ chia tay tiễn biệt với một giọng điệu khác bên cạnh âm hưởng buồn giữ mạch chủ đạo. Đĩ là cái nhìn bình thản, là sự an ủi, động viên khi nhà thơ vượt thốt lên tất cả những lẽ thơng thường, đạt thấu lẽ thơng biến. Bởi thi nhân tin rằng, trên hành trình xa xứ ấy, tình bằng hữu sẽ chiết tỏa nỗi cơ quạnh nơi đất khách, sự bơ vơ nơi xứ người:

Thiên lý hồng vân bạch nhật huân, Bắc phong xuy nhạn tuyết phân phân

Nghìn dặm mây vàng, ngày nắng nhạt Giĩ mùa giục nhạn, tuyết bay quanh

Mạc sầu tiền lộ vơ tri kỷ, Thiên hạ hà nhân bất thức quân ?

Chớ buồn phía trước khơng tri kỷ Thiên hạ khơng người quen biết anh (Cao Thích,Biệt Đổng Đại kỳ 2)

Dữ quân ly biệt ý, Ðồng thị hoạn du nhân.

Hải nội tồn tri kỷ, Thiên nhai nhƣợc tỉ lân

Cùng với ai kia tình cách biệt, Ðều là đường hoạn kiếp du nhân. Khắp trong biển, cịn người tri kỷ

Ở gĩc trời, như xĩm láng gần. (Vương Bột, Tống Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục Xuyên)

Mạc ốn tha hƣơng tam ly biệt Tri quân đáo xứ hữu phùng nghinh

Chớ hờn đất khách cịn ly biệt Anh đến đâu khơng kẻ đĩn vời. (Cao Thích, Dạ biệt Vi Tư sĩ)

Và đâu đĩ, người ở lại vẫn dành những lời động viên cho người ra đi. Những kí ức về một quá khứ sum vầy, dự cảm về một tương lai xa cách với bao nhiêu khĩ khăn cách trở đã được gạt qua một bên, để người đi yên lịng rằng

phía trước một chân trời khác rộng mở đang chờ đợi, rằng ngày đi xa chỉ là tạm thời, chỉ là sự thử thách ý chí của kẻ anh hùng mà thơi:

Hữu tài vơ bất thích Hành hĩ mạc đồ lao

Cĩ tài đâu chẳng đạt Đi nhé mặc gian lao (Cao Thích, Tống Sài tư hộ sung Lưu khanh phán quan chi Lãnh Ngoại )

Thánh đại ức kim đa vũ lộ, Tạm thì phân thủ mạc trù trừ

Ngày nay thánh đại nhiều mưa mĩc Thì tạm chia tay há ngại gì (Cao Thích,Tống Lý thiếu phủ biếm Giáp Trung, Vương thiếu phủ biếm

Trường Sa)

Đặc biệt là những bài thơ thấm đẫm màu sắc Phật giáo của các nhà sư, cảnh biệt ly đã được nhìn nhận với một sắc thái khác. Đĩ là sự cảm nhận cuộc đời với cái nhìn an nhiên tĩnh tại, chấp nhận thực tại, tìm thấy được niềm vui khi vượt thốt những tiếc thương, buồn đau thế tục. Những bài thơ của các tăng nhân viết về đề tài tiễn biệt đã làm diện mạo thơ Đường trở nên phong phú, đa sắc đa diện hơn khi cĩ sự kết hợp giữa ý đạo và tình đời. Bởi trước sự thường biến của sự đời nhân hữu bi hoan li hợp, nguyệt hữu âm tịnh viên khuyết (người cĩ vui buồn tan hợp, trăng cĩ tỏ mờ trịn khuyết), ngƣời tu hành cố gắng đồng quy những xử cảnh, nhất hĩa những cảm xúc vào với nhịp điệu hữu sinh hữu biệt thƣờng hằng của dịng đời vơ tận vơ cùng miên viễn [57,tr.90]:

Vạn lý quy hƣơng lộ Tùy duyên bất tốn trình

Đăng sơn bách nạp tệ Quá hải nhất bơi khinh

Dạ túc y vân sắc Thần trai tựu thủy thanh

Hà niên trì bối diệp

Muơn dặm về quê cũ Lâu mau phĩ chữ duyên

Lên non áo rách lối Qua bể chén đưa thuyền

Ngủ giữa màu mây kết Ăn trong tiếng suối rền Năm nào kinh lá bối

Khƣớc đáo Hán gia thành Lại chở tới Trung Nguyên? (Pháp Chiếu, Tống Thiền sư quy Tân La)

Tiễn người đồng đạo trở về cố quốc, sư Pháp Chiếu cũng bộc lộ niềm quyến luyến của mình. Bài thơ đưa tiễn nhưng lại vẽ ra tư thái ung dung thanh thản của một bậc cao tăng trên đường trở lại quê xưa… Cuộc đưa tiễn khơng phải khơng nặng tình song thái độ tùy duyên được khẳng định ngay đầu bài thơ đã mở ra cho mối tình đồng đạo ở đây một khơng gian biệt ly vượt khỏi những tiếc thương,buồn đau thế tục. Và nếu sư Pháp Chiếu tiễn người bạn cùng cửa thiền quy hương trên nẻo thiên sơn vạn thủy thì sư Kim Địa Tạng lại chia tay với tiểu đồng rời bỏ cuộc sống tu hành trở về cùng thế tục. Bài thơ hiện hữu hai cuộc chia tay: cuộc chia tay giữa chú tiểu với nếp sống nâu sồng và vị sự trụ trì. Thái độ hồn hậu trong lời an ủi của sƣ Kim Địa Tạng ở hai câu cuối tỏ rõ tấm lịng bao dung của một cao nhân đắc đạo, song chính vì vậy mà ở đây lại xuất hiện một nghịch lí trong thế song hành tƣơng phản: kẻ trở về với gia đình nhƣ hằng mong ƣớc dƣờng nhƣ lại thấy mình mất mát nên rơi nƣớc mắt, cịn ngƣời ở lại lẻ loi trong cơ tịch vẫn thản nhiên thấy mình cịn đủ cả ngƣời quen bạn cũ giữa cảnh yên hà trên núi Cửu Hoa [57,tr.89]:

Khơng mơn tịch mịch nhữ tƣ gia Lễ biệt vân phịng hạ Cửu Hoa

Ƣu thƣớng trúc lan ky trúc mã Lãn ƣ kim địa tụ kim sa

Thiên bình giản để hƣu chiêu nguyệt Phanh dánh âu trung bãi lộng hoa

Hảo khứ bất tu tần hạ lệ Lão tăng tƣơng bạn hữu yên hà

Vắng vẻ Thiền mơn chú nhớ nhà Lạy chào sư phụ xuống non Hoa Ngựa tre tơ tưởng niềm nhân thế Cửa phật lơ là chuyện xuất gia Trăng cạn đáy khe thơi múc gánh

Hoa sơi trong ấm hết pha trà Lên đường khỏe mạnh, đừng rơi lệ

Mây khĩi cùng sư vẫn bạn mà. (Kim Địa Tạng, Tống đồng tử hạ sơn)

Cái hay của những bài thơ tiễn biệt của các nhà sư để tạo nên sự khác biệt so với các thi nhân khác chính ở chỗ họ đều hướng tới một bản chất sau

Một phần của tài liệu Không gian lữ thứ trong thơ Đường (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)