Vẻ đẹp của khơng gian lữ thứ

Một phần của tài liệu Không gian lữ thứ trong thơ Đường (Trang 60 - 69)

VẺ ĐẸP VÀ NHỮNG SẮC ĐỘ CỦA KHƠNG GIAN LỮ THỨ

3.1. Vẻ đẹp của khơng gian lữ thứ

Vẻ đẹp của một khơng gian là thiên hình vạn trạng và ở trong bài viết này, vẻ đẹp ấy sẽ được tìm hiểu từ một đặc trưng mĩ học rất ưu mĩ của Đường thi: THI HỌA ĐỒNG LÍ (thơ ca và hội họa cùng cĩ chung một nguồn gốc). Thi ca là nghệ thuật của ngơn từ, hội họa là nghệ thuật tạo hình bằng màu sắc, chỗ giống nhau là cả hai đều truyền thần- tả ý. Tả ý cĩ nghĩa là khơng chỉ miêu tả cái thần của đối tượng khách quan, mà cịn phải dùng bút vẽ truyền đạt được tư tưởng tình cảm và hứng thú nghệ thuật của tác giả, chính điểm này mà nghệ thuật họa và thơ tương thơng với nhau. Do đĩ, khơng phải ngẫu nhiên mà trong tranh thủy mặc bên cạnh những nét mực chấm phá gợi lên một khơng gian tĩnh lặng luơn cĩ một khoảng trống để đề thơ. Họa là tính bản thể của thơ khi mà mỗi chữ viết Trung Hoa theo lối tượng hình, bản thân nĩ đã là một lối vẽ, một bức tranh thu nhỏ.

Họa gia và thi gia đều nhìn thiên nhiên bằng huệ nhãn, do đĩ nắm bắt được hình tướng của vạn vật trong sự biến ảo của nĩ. Họa gia Trung Quốc

thường sống và suy tư rất lâu trong thiên nhiên và vẽ bằng trí nhớ, bằng liên tưởng. Thi gia nhìn thấy trong thiên nhiên một sự bảo lưu vĩnh cửu và hồn hảo những thiên tính của mình. Sự thưởng lãm thiên nhiên bằng bản chất anh nhi – cái nhìn trong trẻo của trẻ con, tháo bỏ tất cả để rồi đĩn nhận tất cả, cả họa sĩ và thi nhân đều cĩ chung nguyên tắc thẩm mĩ là tỉnh mục (mắt sáng rỡ, đột nhiên thấy rõ một điều gì) và sự hài hịa. Sự tỉnh mục và hài hịa ấy đã tạo tác nên những bức tranh thiên nhiên nên thơ, hữu tình tốt ra một khơng khí thanh thốt, điềm đạm, cao khiết:

Viễn thƣợng hàn sơn thạch kính tà, Bạch vân sinh xứ hữu nhân gia.

Đình xa tọa ái phong lâm vãn, Sƣơng diệp hồng ƣ nhị nguyệt hoa

Lên đỉnh non thu chếch nẻo ngồi, Giữa vùng mây trắng thống nhà ai. Dừng xe chiều ngắm rừng phong thẳm,

Lá đỏ hơn hoa giữa tháng hai. (Đỗ Mục, Sơn hành)

Cấu trúc của khơng gian trong thơ cổ điển khi mơ tả về thiên nhiên bao giờ cũng được mơ tả thành ba phần: trời – đất – để trống khoảng giữa (thiên – địa – thái hư). Trong khoảng thái hư đĩ, con người trở thành một câu nối, tồn bộ những cảnh sắc khơng gian xung quanh sẽ được thi nhân tái hiện lại bằng thơ. Và một điều được thừa nhận khi nghiên cứu về thơ Đường là “thi trung hữu họa, họa trung hữu thi”. Giữa thơ và họa cĩ những nguyên tắc chung dẫn đến sự thâm nhập lẫn nhau một cách nhuần nhị giữa hai loại hình nghệ thuật này. Bức tranh trong thơ hiện lên với tất cả thần thái của nĩ dưới ngịi bút của những thi sĩ- họa gia. Vẻ đẹp của khơng gian lữ thứ là đã nhìn thấu bản thể của thiên nhiên, của vũ trụ một cách cĩ hồn và sống động. Vì,

cuộc gặp gỡ với vũ trụ trong các nền văn hĩa Viễn đơng tƣơng tự nhƣ “cuộc gặp gỡ quyết định giữa con ngƣời với con ngƣời” trong văn hĩa châu Âu, nền văn hĩa hƣớng tới con ngƣời [chuyển dẫn 9,tr.67].

Qua gĩc nhìn hội họa, những bức tranh trong thơ gợi lên cho người đọc cảm giác về khơng gian lữ thứ cũng cĩ những màu sắc riêng của nĩ. Và bút pháp vẽ màu, nhuận sắc, nhập thần cho những bức tranh ấy cĩ thể chia làm ba loại: những bài thơ sử dụng bút pháp vẽ tranh màu, những bài thơ sử dụng thủ pháp “đạm thái”(vẽ nhạt màu),và những bài thơ sử dụng bút pháp “bạch miêu”(vẽ khơng) của hội họa. Những nhà thơ Đường đã khéo léo kết hợp các giác quan (thiên về trực giác và tiên nghiệm) để cĩ thể cảm nhận sự vật một cách trọn vẹn, cĩ thể nhìn thấu “bản tướng” của tạo vật. Màu sắc trong tranh sẽ quy định thần thái của bức tranh và vì thế sức ám gợi về một khơng gian trong bức tranh cũng cĩ sự thay đổi, những cảm nhận vui buồn về bài thơ ít nhiều cũng xuất phát từ cái nhìn hội họa. Với bút pháp vẽ tranh màu, những sắc màu nĩng – lạnh, âm – dương đi đơi với nhau thành những cặp đối lập mang lại một bức tranh kì thú, tươi tắn. Một khơng gian căng tràn sức sống đầy màu sắc. Sắc xanh của cỏ dường như bất tận khi được khốc lên lớp màu trong vắt của làn mưa, màu hồng của hoa dường như rực rỡ, tương ánh qua sự phản chiếu lung linh của mặt nước. Một bức tranh của những sắc màu lập thể:

Vũ trung thảo sắc lục kham nhiễm Thủy thƣợng đào hoa hồng dục nhiên

Màu gội trong mưa, xanh ngắt cỏ Đào phơ mặt nước, đỏ nung hoa (Cỏ dại trong mưa xanh biếc biếc

Hoa đào trên nước đỏ hây hây) (Vương Duy, Võng Xuyên biệt nghiệp)

Ở thủ pháp đạm thái (vẽ nhạt màu), thiên nhiên sơn thủy lại mang một vẻ đẹp đạm bạc nhưng sáng trong và tình cảm của con người trước sơn thủy hữu tình ấy cũng khống đạt và mênh mang sĩng nước. Và nếu những sắc màu của bút pháp vẽ tranh màu nghiêng về những cặp màu tương phản, đối lập, đem lại sự

mãn nhãn, no đầy cho thị giác, thì ở thủ pháp thứ hai (đạm thái) đĩ lại là những sắc màu lạnh và trung tính nhưng mang lại cảm giác hài hịa:

Thu sơn liễm dƣ chiếu, Phi điểu trục tiền doanh. Phỉ thúy thời phân minh,

Tịch lam vơ xứ sở.

Núi thu ánh chiều tắt Chim bay theo từng đơi

Xanh tím màu sắc cỏ Khĩi lam chiều chơi vơi. (Vương Duy, Mộc Lan sài)

Tiêu Dao lâu thƣợng vọng hƣơng quan Lục thủy hoằng trừng vân vụ gian . Bắc khứ Hành Dƣơng nhị thiên lý ,

Vơ nhân nhạn túc hệ thƣ hồn .

Lên gác Tiêu Dao vọng quê nhà Nước biếc trong, vùng mây khĩi xa Cách hai ngàn dặm Hành Dương bắc

Muốn gửi thư nhạn chẳng bay qua (Tống Chi Vấn, Đăng Tiêu Dao lâu)

Và ở bút pháp bạch miêu (vẽ khơng) dường như tất cả các màu sắc đều nhạt nhịa, u đạm. Nhưng đĩ là cái đạm sau khi đã nồng. Thiên nhiên sơn thủy trở về với dáng vẻ thanh khơng, đã đạt đến vẻ đẹp “tự nhiên nhi nhiên” của tạo hĩa:

Bộc bố sam tùng thƣờng đới vũ Tịch dƣơng thái thúy hốt thành lam

Thác nước tùng sam thường được mưa Chiều tà mây thúy bỗng thành mù (Vương Duy, Tống Vương Tơn sư quy Trung sơn )

Sơn tuỳ bình dã tận, Giang nhập đại hoang lƣu.

Nguyệt hạ phi thiên kính, Vân sinh kết hải lâu.

Đồng bằng thẳng tắp núi Sơng chảy vào hoang sơ Trăng soi gương trời bay

Mây kết tụ lâu đài (Lí Bạch, Độ Kinh Mơn tống biệt)

Việc sử dụng những sắc màu trong thơ đĩ là biệt tài của các thi nhân Đường thi, trong đĩ cĩ Vương Duy. Những sắc màu của thiên nhiên, vạn vật, sơn thủy hữu tình được Vương Duy chiêm nghiệm bằng một đơi mắt rất đặc

biệt: đơi mắt của họa gia –thi gia – thiền gia. Bút pháp vẽ loang màu – sự đan xen đầy ngẫu hứng nhưng mang lại hiệu ứng thẩm mĩ cao, đã thổi hồn cho những bức tranh thiên nhiên trong thơ Vương Duy. Đĩ là vẻ đẹp của sự bình dị, hồn nhiên, đạm viễn:

Phản cảnh nhập thâm lâm Phục chiếu thanh đài thƣợng

Nắng vào trong núi thẳm, Lên đám rêu xanh soi. (Vương Duy, Lộc trại)

Sơn lộ nguyên vơ vũ, Khơng thuý thấp nhân y.

Đường núi vốn khơng mưa Màu thúy ướt áo ai ( Dịch nghĩa:Đƣờng núi trƣớc đĩ khơng mƣa.

Thế nhƣng màu xanh lục của khơng gian và núi non thấm ƣớt cả áo ngƣời) (Vương Duy, Sơn trung)

Độc tọa thƣơng đài sắc Dục thƣớng y nhân lai

Ngồi ngắm màu rêu biếc, Như toan bám áo,lên… (Vương Duy, Thư sự)

Vẻ đẹp của khơng gian lữ thứ khơng chỉ thể hiện qua sự biến hĩa của màu sắc mà cịn thể hiện qua sự cảm nhận ánh sánggĩc nhìn mĩ thuật của Trung Quốc. Mĩ học về khơng gian đã được áp dụng để thể hiện thần sắc của vạn vật. Khác với các quy tắc hội họa của phương Tây (mà đại biểu là Leonardo da Vinci đã đưa ra như xác định đường chân trời để đặt một điểm nhìn do đĩ chỉ cĩ một khơng gian duy nhất), trong quy tắc hội họa của phương Đơng một bức tranh sẽ cĩ vơ số điểm nhìn, vì thế các tầng khơng gian trong tác phẩm sẽ xuyên thấu lẫn nhau. Để khắc họa một khơng gian đa tầng như thế, các nhà thơ Đường đã phát triển cực độ phƣơng pháp ám thị, gợi ý

trong nghệ thuật làm thơ. Điều này cũng ít nhiều thể hiện cái nhìn chủ tồn

Và cĩ thể nĩi mơ thức nghệ thuật: bi thu - sầu tây - thƣơng lạc nhật

được thi nhân sử dụng rất đắt để thể hiện sự cảm nhận ánh sáng và gĩc nhìn mĩ thuật trong bức tranh thiên nhiên của khơng gian lữ thứ. Thi nhân đã chọn những khoảnh khắc chuyển giao của khơng gian- thời gian của những cung bậc sắc màu để vẽ nên bức tranh thiên nhiên cho mình phù hợp với tâm trạng, hồn cảnh. Khơng phải ngẫu nhiên mà các cuộc tiễn đưa thường diễn ra vào mùa thu, vào những khoảnh khắc chuyển giao của ngày:bình minh, hồng hơn, tịch dương, bĩng ác tà… Thời xưa, nhà thơ hạ bút viết hai chữ “tịch dương” là gắn liền và gợi lên hàng loạt tình cảm: nỗi buồn nhớ quê hương, ốn trách sự chia li, hoặc xúc động cảnh chiều trơi chậm chạp…

Nhật mộ hƣơng quan hà xứ thị Yên ba giang thƣợng sử nhân sầu

Quê hương khuất bĩng hồng hơn Trên sơng khĩi sĩng cho buồn lịng ai (Thơi Hiệu, Hồng Hạc lâu)

Tịch dƣơng y cựu lũy, Hàn khánh mãn khơng lâm.

Chiều tà đứng tựa lũy xưa Lạnh lùng vi vút giĩ đưa khắp rừng (Lưu Trường Khanh, Thu nhật đăng Ngơ Cơng Đài thượng tư viễn điếu)

Bình sa nhật vị một Ảm ảm kiến Lâm Thao

Bãi dài đang lặn tà dương

Xa trơng thấp thống quê hương Lâm Đào (Vương Xương Linh, Tái hạ khúc)

Ý cảnh trong thơ vào buổi tịch dương chiều tà đứng bĩng gợi lên cái cảm giác cơ tịch tiêu sơ. Vì trong mắt của nhà thơ, dường như vào lúc mặt trời khuất núi, tất cả đều như sắp tiêu tan biến mất đi, ngày mai khơng cịn thuộc về của họ nữa. Ở vào khoảnh khắc chuyển giao ấy, màu sắc ánh sáng của bức tranh được cảm nhận ở độ nghiêng, độ chếch chứ khơng cịn ở chiều thẳng đứng. Ý cảnh tâm cảnh qua sự cảm nhận màu sắc như thế càng trở nên sâu hơn, cơ đọng hơn.

Những sự lựa chọn như thế đã đem lại một sự cộng hưởng giữa tình và cảnh, giữa kẻ ở và người đi. Ở cái khoảnh khắc bi thu-sầu tây-thương lạc nhật ấy, những sắc màu đều âm tính, những gam màu lạnh, trầm buồn rất phù hợp với cảnh tiễn đưa và tạo lập một khơng gian riêng biệt để thi nhân hồi cổ. Những sắc màu thường được lựa chọn là màu xanh-loại màu lạnh nhất, sâu nhất, phi vật chất trong các màu. Đĩ là sắc xanh của đài (rêu), liễu, lâm, tùng; là sắc xanh của sơn, tiên, xuyên, vân và màu trắng-màu phi thời gian:

Thanh cơ lâm thủy ánh Bạh thủy hƣớng sơn phiên

Cỏ xanh soi bĩng xuống nước long lanh Chim trắng bay về phía núi

(Vương Duy, Võng Xuyên nhàn cư kỳ nhất)

Hành nhân vơ hạn thu phong tứ, Cách thủy thanh sơn tự cố hƣơng

Tứ thu vơ hạn trong lịng kẻ lãng du Bên kia con nước và núi xanh là cố hương (Đới Thúc Luân, Đề Trĩ Châu sơn thủy)

Lƣỡng ngạn thanh sơn tƣơng đối xuất, Cơ phàm nhất phiến nhật biên lai.

Trên bến non xanh hai phía đối Cánh buồm đi đến tự bên trời (Lí Bạch, Vọng Thiên Mơn sơn)

Nhưng một điều dễ nhận thấy là những màu sắc trong thơ Đường khơng chỉ được cảm nhận bằng cịn mắt của trực giác mà bằng con mắt bên trong. Sự lựa chọn những gam màu khĩ cĩ thể gọi tên chính xác mà đĩ là sắc màu ảo hĩa, là thủy sắc, liễu sắc, … là những màu trong mối tương quan với những màu khác, tạo nên một tổng thể hài hịa trong trí tưởng tượng của người đọc, đĩ là sắc màu của hư thực tương giao. Màu sắc trong thơ Đường khơng cịn là một chất liệu nữa mà đã là một linh hồn:

Đào hồng phục hàm túc vũ Liễu lục cánh đái triêu yên

Hoa đào đỏ lại ngậm mưa đêm Lá liễu xanh cịn vương khĩi buổi sớm (Vương Duy, Điền viên lạc kỳ tứ)

Nhưng bất cứ đề tài nào cũng lấp lánh hình ảnh thiên nhiên và trong đề tài thiên nhiên điều tác giả muốn gửi gắm vẫn là chuyện con ngƣời. Cĩ một điều chung nhất ta dễ nhận thấy, đĩ là sự hƣớng về cái muơn thuở

[10,tr.46]. Và như thế, sự kết hợp giữa hội họa và thơ ca kiến tạo vẻ đẹp của khơng gian lữ thứ cũng là một cách thức để hướng về cái muơn thuở ấy. Sự du nhập của hội họa vào thơ ca đã bảo tồn được yêu cầu sáng tác nghiêm nhặt của thời đại: quý hồ tinh bất quý hồ đa. Sự gặp gỡ của hội họa và thơ ca đã tạo cho khơng gian thơ- đặc biệt là khơng gian lữ thứ “chiều thứ năm hƣ ảo” bên cạnh bốn chiều cĩ thực của nĩ. Thơng qua cách nhìn hội họa, khơng gian lữ thứ đã được cảm nhận một cách trọn vẹn đã giúp cho nhà thơ trong mối liên hệ với độc giả “tìm thấy tự ngã của mình nơi ngoại vật”. Thiên nhiên vạn vật qua cảm nhận bằng đơi mắt của họa gia đã được dựng hình trong thơ, lưu truyền mãi với thời gian như cách nĩi đa nghĩa, đầy hình ảnh:

Thi thành thảo thụ giai thiên cổ

(Thơ làm xong, cỏ cây (và cả bài thơ) đều đã trở thành thiên cổ) (Nguyễn Du, Hán Dương vãn diểu)

Đĩ mới chỉ là một mặt quan trọng của sự giao hịa giữa thơ và họa. Thiên nhiên, phong cảnh được cảm nhận qua một khơng gian đặc biệt cịn tạo nên một dấu hiệu đặc trưng cho phong cách một thời đại. Vẻ đẹp của khơng gian lữ thứ cịn đặc biệt ở chỗ: đĩ là sự cảm nhận thiên nhiên trong tính tồn cảnh, chỉnh thể và trở thành một bức tranh độc lập. Song đọc thơ và cảm nhận thơ, ít khi người ta dừng lại ở lớp nghĩa đen của bề mặt câu chữ, đằng sau lớp nghĩa đen hiển hiện qua từng con chữ ấy là cả một thế giới nghệ thuật. Thiên nhiên trong thơ trung đại của các nước Đơng Á (đặc biệt là trong thơ của các nhà nho) cĩ giá trị nhƣ là một bức tranh hồn chỉnh và độc lập. Độc lập theo nghĩa là một bức tranh hữu tình cụ thể với đầy đủ mọi tiêu chí, mọi dấu hiệu của một bức tranh: màu sắc, đƣờng nét, kết cấu. Độc lập ở chỗ, dù

khơng trực tiếp miêu tả cảm xúc, khi tư tưởng tình cảm khơng ngoại lộ, thiên nhiên vẫn cĩ một vị trí riêng và khơng “bị” so sánh với bất kì một yếu tố nào khác.Thiên nhiên được nhìn nhận hồn chỉnh, tồn mĩ, mẫu mực, lý tưởng và là hiện thân của cái đẹp vì đĩ chính là nguồn gốc đẻ ra nhân cách cao quý theo quan niệm nho gia. Thiên nhiên trở thành thước đo, thành tiêu chuẩn thẩm mĩ của vẻ đẹp con người từ ngoại hình đến nội tâm, là người bạn tri kỉ chia sẻ những tấc lịng của con người. Đĩ là sự chia tay của đơi bạn trong sự che chở và chứng giám của thiên nhiên, là sự gửi gắm những niềm riêng thầm kín khi Kiều độc thoại nội tâm, là nơi chiết tỏa sự cơ quạnh, lẻ loi của hành nhân … Vì vậy, khơng phải ngẫu nhiên mà nhiều bài thơ của Đỗ Phủ trong suốt quãng đời tao loạn của mình, khi những điều sở kiến quá xa vời với lý tưởng, khi một thực tại phũ phàng của sưu cao, thuế nặng của việc bắt lính đã đè nén biết bao số phận dân đen (lê nguyên) hiển hiện trong thơ thì thiên nhiên dường như vắng bĩng, hoặc cĩ cũng chỉ là đêm đen, là bĩng tối với những sắc màu nhợt nhạt, ảm đạm, mất hết sự linh động vốn cĩ của nĩ. Thiên nhiên trong thơ Đường chỉ tồn tại trong địa vực của cái Đẹp, là con đường dẫn đến sự hịa đồng của con người với cái vĩnh hằng tuyệt đối. Và cách nhìn thiên nhiên thành một bức tranh tổng thể và độc lập chính là chỗ phân biệt cơ bản giữa thiên nhiên trong thơ ca nhà nho với thiên nhiên trong thơ ca hiện đại. Khi Huy Cận – một nhà thơ ít nhiều chịu ảnh hưởng của phong khí Đường thi viết:

Hồn đơn chiếc nhƣ đảo rời dặm biển

Một phần của tài liệu Không gian lữ thứ trong thơ Đường (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)