Khơng gian giãn nở

Một phần của tài liệu Không gian lữ thứ trong thơ Đường (Trang 50 - 54)

NHẬN CHÂN NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT CỦA KHƠNG GIAN LỮ THỨ

2.3. Khơng gian giãn nở

Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nhận xét: tất cả các dạng thức khơng gian đều là sự khúc xạ của tâm lý tiếp nhận thực tại xã hội của con ngƣời thời xƣa, từ đĩ sinh ra những hình tƣợng nghệ thuật. Khơng gian xã hội đi vào tác phẩm văn học đã đƣợc lọc qua tâm lý tiếp nhận khơng chỉ là khơng gian chính trị - xã hội mà cịn cả khơng gian vật lí và địa lí của một thời đại xác định với kĩ thuật- trình độ tổ chức riêng [58,tr.27]. Khơng gian lữ thứ cũng là sự gặp gỡ của hai dạng thức khơng gian: khơng gian xa quê (khơng gian lưu lạc ở những vùng đất mới) và khơng gian tâm lý của thi nhân.

Sự giãn nở của khơng gian lữ thứ tạo nên độ vênh trong thơ do sự tương tác khơng đều giữa khơng gian và tình huống, giữa khơng gian vật lý và khơng gian tâm lý.

Trước những đổi thay của khơng gian lữ thứ, thi nhân thường cĩ ba trạng thái tâm lý khác nhau. Một là, trạng thái tâm lý phổ biến khi xa quê là sự buồn nhớ và nuối tiếc quê cũ, cĩ thể đĩ là sự đa cảm, nhƣng cảm giác cơ đơn mà chuyến du hành đem lại sẽ giúp con ngƣời thấu hiểu đƣợc ý nghĩa của đời sống, vì cuộc sống này, suy cho cùng, là một chuyến phiêu lƣu vơ định [65,tr.282]. Hai là, thi nhân vượt thốt khỏi những tâm trạng thường thấy, an nhiên tự tại, từng bước chấp nhận, thích nghi và tìm thấy cho mình những niềm vui nho nhỏ trên chặng đường hành trình. Và cuối cùng, ở trong khơng gian lữ thứ gián cách và trên đường thiên lý hồi hương, tưởng chừng mọi sự trải nghiệm sẽ đưa thi nhân quay lại với trạng thái thăng bằng, yên ổn. Nhưng chính trong trạng thái tâm lý này lại xuất hiện độ vênh hay sự giãn nở

trong sự cảm nhận khơng gian khi mà thi nhân đã giữ nguyên một quán tính trong sự cảm nhận khơng gian cũ (khơng gian lữ thứ) vốn xa lạ chuyển qua một khơng gian mới (khơng gian chia biệt, khơng gian làng họ, hương- tính) vốn là khơng gian gần gũi, thân thuộc với tác giả. Sự thay đổi, chuyển giao đột ngột giữa các dạng thức khơng gian nảy sinh trạng thái tâm lý hụt hẫng vì suy cho cùng khơng gian lữ thứ là khơng gian ít nhiều mang tính cảm giác.

Từ sự gặp gỡ của tình huống, của tâm trạng và khơng gian song chiếu theo những tỉ lệ chấp nhận sự sai biệt mà tính chất mờ ảo, các sắc độ của khơng gian lữ thứ cũng trở nên đa dạng hơn. Đĩ là cảm giác cơ đơn ngay trên chính quê hương qua những vần thơ Hồi hƣơng ngẫu thƣ của Hạ Tri Chương:

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi Hƣơng âm vơ cải, mấn mao tồi

Khi đi trẻ, lúc về già,

Nhi đồng tƣơng kiến bất tƣơng thức Tiếu vấn: khách tịng hà xứ lai?

Trẻ con nhìn lạ khơng chào Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi? Càng về già người ta càng nhớ quê hương, nơi đã trải qua một thời thơ ấu. Trở về quê là sống lại những kỉ niệm xa xưa. Nhưng thời gian trơi chảy, cuộc đời biến cải, những gì thân thuộc ngày xưa đã thuộc về quá khứ. Khơng gian vật lý về quê cũ vẫn cịn đĩ, nhưng khơng gian tâm thức đã thay đổi ít nhiều theo thời gian, theo sự đời. Tác giả đau vì cảm thấy sự lạc lõng trên quê hương của mình, khi bản thân mình trở thành khách lạ trên quê hương. Và cùng một cảm nhận như thế, tứ thơ của Chế Lan Viên trong Trở lại An Nhơn

cũng cĩ những nét tương đồng với Hạ Tri Chương:

Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi, Bạn chơi ngày nhỏ chẳng cịn ai.

Nền nhà nay dựng cơ quan mới, Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi ngƣời.

Hay tâm trạng chênh vênh, chơi vơi của Basho trong một đêm tịch mịch ở kinh thành nghe tiếng quốc kêu mà gọi niềm hồi cổ:

Tuy ở kinh đơ mà nhớ kinh đơ

chim cuốc

(Đêm nay nằm giữa kinh thành, Cuốc kêu, nhớ lại kinh thành năm nao)

Cũng trong tâm trạng đĩ, nhưng những nỗi lịng của Lý Tần dường như cay đắng hơn Hạ Tri Chương bội phần. Hồi hƣơng ngẫu thƣ gợi cảm giác buồn trong lịng độc giả, nhưng phảng phất đâu đĩ là nét dễ thương của trẻ con, là lẽ tự nhiên của cuộc đời đổi thay, là biến dịch mà ta cần biết trước để quen dần, để chấp nhận. Trong khi đĩ, Độ Hán giang của Lý Tần lại bày tỏ sự mất mát khơn cùng. Sự khiếp đảm khơng dám hỏi ở đây vừa chỉ sự khiếp hãi

sợ người thân mất mát, đổi thay mà khơng dám nĩi, vừa nĩi lên tác giả cũng đã bị tha hĩa trở thành tha nhân:

Lĩnh ngoại âm thƣ tuyệt Kinh đơng phục lập xuân Cận hƣơng tình cánh khiếp

Bất cảm vấn lai nhân

Ngồi ải bặt thư nhà Đơng qua, xuân về lại Gần quê, lịng kinh hãi Chẳng dám hỏi người qua (Lý Tần, Độ Hán giang)

Việc cảm nhận độ giãn nở của khơng gian lữ thứ càng tinh tế hơn ở những bài thơ tiễn biệt. Đặc biệt là những bài thơ tống tiễn nơi đất khách quê người. Với chính tác giả đĩ là hai nỗi buồn song trùng: nỗi buồn làm thân nơi đất lạ và nỗi buồn chia xa tri kỷ tình thân. Bạn bè khơng chỉ là mối tình thâm giao mà sự xuất hiện của những người bạn ở nơi đây- miền viễn cách xa vời đất cố hương cịn cĩ thể chiết tỏa những nỗi lịng vấn vương của thi nhân. Và trước mắt người đi và kẻ ở đều là cảm nhận về một khơng gian lữ thứ xa xăm mù mịt đang chờ bước chân người lữ khách ở phía trước. Đĩ là tâm trạng của Bạch Cư Dị trong tuyệt tác Tỳ bà hành khi bản thân ơng phải chịu biếm trích ở Giang Châu. Cĩ lẽ vì thế mà hơn ai hết ơng cảm nhận được sự cơ quạnh của đêm trăng: Bến Tầm Dƣơng canh khuya đƣa khách / Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu và tiếng đàn Tỳ bà mới cĩ sức tác động mạnh mẽ với ơng như thế. Và độ vênh của khơng gian lữ thứ những đã được cảm nhận một cách trọn vẹn, tinh tế qua những vần thơ của Vi Trang:

Thiên thai phƣơng thán dị hƣơng thân Hựu hƣớng thiên nhai biệt cố nhân Minh nhật ngũ canh cơ điếm nguyệt

Túy tinh hà xứ các chiêm cân

Bên trời lận đận đã thương thân Lại ở bên trời biệt cố nhân Trăng lạnh canh tàn nơi quán khách

Tỉnh say mỗi ngả lệ đầm khăn (Vi Trang, Đơng dương tửu gia tặng biệt)

Một phần của tài liệu Không gian lữ thứ trong thơ Đường (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)