NHẬN CHÂN NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT CỦA KHƠNG GIAN LỮ THỨ
2.4. Khơng gian du hiệp du lãm
Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đƣờng đã nhận xét: mặc dù rất yêu khơng gian tĩnh nhƣng con ngƣời trong thơ Đƣờng rất thích đi, và đã đi là sẽ đi xa - đến thiên lý, vạn lý. Đi là để mở rộng chân trời, mở rộng hiểu biết, mở rộng giao du. Đi là để thể hiện cái hào khí và khát khao vươn cao, vươn xa của tuổi trẻ:
Tân Phong mĩ tửu đẩu thập thiên, Hàm Dƣơng du hiệp đa thiếu niên.
Tƣơng phùng ý khí vị quân ẩm, Hệ mã cao lâu thùy liễu biên
Tân Phong rượu quý mười ngàn đấu, Du hiệp Hàm Dương khách trẻ trung. Tương phùng hào khí cùng bạn uống.
Bên lầu bờ liễu ngựa buơng cương (Vương Duy, Thiếu niên hành)
Đi là để thể hiện khí chí tráng sĩ xơng pha nơi trận mạc:
Thanh hải trƣờng vân ám tuyết san, Cơ thành dao vọng ngọc mơn quan. Hồng sa bắc chiến xuyên kim giáp,
Bất phá lâu lan chung bất hồn.
Biển xanh, núi tuyết ẩn mây ngàn, Thành cơi xa ngắm ải Ngọc Quan. Bắc phạt, bụi vàng xuyên áo giáp, Chưa diệt Lâu Lan, chẳng về làng. (Vương Xương Linh, Tịng quân hành)
Đi là để thưởng thức cái kho trời chung cho thỏa chí bình sinh:
Nhân sinh tại thế bất xứng ý Minh triêu tán phát lộng biên chu
Trần gian chưa thỏa ý người Sớm mai rủ tĩc rong chơi với thuyền (Lí Bạch, Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân) Điểm đặc biệt của thơ Đường là tác giả của nĩ hầu như ít nhiều đều cĩ một cuộc đời bơn ba, ngao du sơn thủy rất dài (tự giác hoặc khơng tự giác). Và những cuộc du lãm ấy, tâm khí của từng nhà thơ đã gĩp phần định hình cho thơ Đường thành một thời đại văn học đầy cá tính. Qua những cuộc du
lãm ấy, khơng chỉ cái đẹp của thiên nhiên được lưu giữ: sơn thủy tích văn chƣơng dĩ hiển, văn chƣơng diệc bằng sơn thủy dĩ truyền (cảnh sơn thủy mượn văn chương mà biểu lộ cái đẹp, văn chương lại nhờ cảnh sơn thủy mà lưu truyền). Mà trải qua hành trình ngao du ấy, phong cách của từng nhà thơ đã in đậm vì hành trình du lãm đối với từng nhà thơ khơng chỉ đơn thuần là thưởng lãm sơn thủy hữu tình. Qua hành trình lênh đênh cả cuộc đời của mình, thơ Đỗ Phủ gắn bĩ với dân chúng, với nổi chìm của thời đại, mang tính hiện thực sâu sắc, một hồn thơ trầm ngâm, suy tư được định hình. Bạch Lạc Thiên (Bạch Cư Dị) khi bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang ba bốn nghìn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ đều đề thơ mình, nên càng tự tin vào chủ trương thơ ca của mình: giàu tính trữ tình nhưng giản dị và nĩi được nỗi lịng của mọi người trước thế sự. Qua khơng gian du lãm, phong cốt và thần thái của từng nhà thơ đã hiển lộ tạo lập một vườn hoa Đường thi đa sắc đa hương: cái khống đạt của Vƣơng Gia Cật, cái xa vời của Mạnh Hạo Nhiên, cái thanh đạm của Vi Ứng Vật, cái đơn hậu của Trừ Quang Hy. Và nếu Tống Chi Vấn sở đắc cái tinh túy của động, Đỗ Tử Mĩ sở đắc cái cực độ của động thì Lí Bạch sở đắc cái cao độ của động…(Tuy Lý Vương – bài tựa “Tĩnh Phổ thi tập”) [47,tr.130]. Và nĩi đến khơng gian du hiệp – du lãm, đại diện tiêu biểu nhất khơng ai khác chính là thi tiên Lí Bạch. Với ơng, du lãm xuyên sơn là lẽ sống, là phẩm cách:
Ngũ Nhạc tầm tiên bất từ viễn, Nhất sinh hiếu nhập danh sơn du
(Chẳng quản ngại xa xơi tìm tiên nơi Ngũ Nhạc Cả đời chỉ thích đến với núi non)
Non Ngũ Nhạc xa xơi nào quản Cả một đời thanh thản với núi non (Lí Bạch, Lư Sơn dao ký Lư thị ngự Hư Chu)
Cuộc đời của Lí Bạch gắn liền với những địa danh trải dài trên đất Trung Quốc rộng lớn. Vốn quê ở Thanh Liêm, Chương Minh, Thiểm Tây, từ năm hai mươi tuổi, Lí Bạch chu du khắp miên Tứ Xuyên: Thành Đơ, Nga Mi, lên núi Thạch Thành đọc sách. Sau đĩ rời đất Thục, du ngoạn Động Đình hồ, đến đồng bằng sơng Tương, quay lại Giang Hạ, rồi đến An Lục, Tương Dương. Sau đĩ ơng sang phía Bắc lên Lạc Dương, Thái Nguyên và đến năm Khai Nguyên thứ chín, thi nhân rời nhà đến Duyện Châu, Sơn Đơng, rồi quay về Nam, đến Trường An, Lạc Dương, Biện Châu, Sơn Đơng, Hương Lăng, Kim Lăng, Việt Trung, Tuyên Thành, Thu Phố, Bắc Hàm Đan, U Châu, Lương Uyển, Tung Sơn, ẩn cư ở Bình phong điệp, Lư Sơn, sau đĩ là Dạ Lang, Kim Lăng… Mỗi địa danh đi qua đều để lại những ấn tượng sâu đậm khơng thể nào phai trong lịng thi nhân. Cuộc đời của Lí Bạch là một hành trình du lãm, cho dù cũng cĩ những lúc ơng từng ẩn cư ở ẩn cư ở Bình phong điệp, Lư Sơn, từng bị bắt ở Tầm Dương, bị đày đi Dạ Lang, được quay về Kim Lăng và ơm trăng qua đời ở đĩ. Những phong cảnh đẹp, hào hùng của đất nước đã được Lí Bạch ghi lại bằng thơ. Và hơn nữa, ở những trạm dừng chân trên con đường dài đĩ, Lí Bạch đã kết tình thâm giao với rất nhiều người bạn và đã sớm coi nhau là tri kỉ: Mạnh Hạo Nhiên (Tương Dương), Hạ Tri Chương (Trường An), Đỗ Phủ (Lạc Dương), Cao Thích (Biện Châu), Lý Ung (Sơn Đơng)… Vì thế những địa danh luơn gắn liền với những tình bạn tri kỷ, những cuộc tống tiễn chia tay của Lí Bạch khơng chỉ thể hiện những cảnh đẹp đến nao người mà cịn là một tấc lịng vì bạn. Đọc các bài tống biệt của ơng, thấy hầu hết là cảnh tiễn biệt bên nƣớc: hồ, sơng, bến, bãi, ao đầm… Cĩ một cái gì đĩ gặp gỡ giữa tình viễn biệt và hình ảnh ƣớc lệ trong những bài thơ đĩ của ơng - cùng dạt dào, cùng mênh mang, đƣợm một nỗi sầu trong sáng, phiêu du [69]:
Khách tự Trƣờng An lai, Hồn quy Trƣờng An khứ. Cuồng phong xuy ngã tâm,
Tây quải Hàm Dƣơng thụ. Thử tình bất khả đạo, Thử diệt hà thời ngộ. Vọng vọng bất kiến quân,
Liên sơn khởi yên vụ.
Từ Trường An khách đến, Nhắm Trường An khách về.
Lịng tơi như giĩ bão, Hàm Dương cây phủ che.
Xa nhau gặp lại khơng Tình ấy để trong lịng. Ngĩng theo người chẳng thấy
Sương núi phủ mênh mơng. (Lí Bạch, Kim Hương tống Vi Bát chi Tây Kinh)
Cố nhân tây từ Hồng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dƣơng Châu.
Cơ phàm viễn ảnh bích khơng tận, Duy kiến Trƣờng Giang thiên tế lƣu
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khĩi Châu Dương xuơi dịng Bĩng buồm đã khuất bầu khơng Trơng theo chỉ thấy dịng sơng bên trời (Lí Bạch, Hồng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Lí Bạch thừa chu tƣơng dục hồnh Hốt văn ngạn thƣợng đạp ca thanh Đào hoa đàm thủy thâm thiên xích Bất cập Uơng Luân tống ngã tình
Lí Bạch lên thuyền sắp sửa xa, Trên bờ nhịp nhảy rộn lời ca. Đào hoa đầm rộng sâu ngàn thước,
Khơn sánh tình Uơng đưa tiễn ta. (Lí Bạch, Tặng Uơng Luân)
Lí Bạch đã khắc họa thành cơng một khơng gian du lãm - lữ thứ trong thơ khơng chỉ vì cuộc đời trải dài vạn dặm theo chiều dài đất nước mà khơng gian du lãm qua những bài thơ của ơng cĩ một thần sắc riêng khĩ lẫn. Tuy Lý Vương hẳn đã rất tinh tế và rất am hiểu Thái Bạch khi nhận xét ơng sở đắc cái cao độ của động. Cái cao độ đĩ khơng chỉ là sự cảm nhận một khơng gian tráng lệ, hào hùng, khơng gian vũ trụ, khơng chỉ là sự phĩng khống của trí tưởng tượng, khơng chỉ là cảm nhận sự vật bằng nguyên tắc cao viễn của hội
họa mà hơn hết đĩ là đặc trưng của bút pháp lãng mạn trong hồn thơ của Lí Bạch:
Trƣờng phong phá lãng hơi hữu thì, Trực quải vân phàm tế thƣơng hải
Đè sĩng cưỡi giĩ hẳn cĩ lúc, Treo thẳng buồm mây vượt biển khơi.
(Lí Bạch, Hành lộ nan 1)
Khơng gian du lãm của Lí Bạch cịn đẹp bởi nĩ đề cập đến mặt thứ hai của cảm giác khi đối diện với khơng gian lữ thứ: sự hấp dẫn của cái mới. Đi xa là chia tay với những gì quen thuộc nhất để dấn thân vào một vùng đất mới lạ. Cái mới bao giờ cũng hấp dẫn và nĩ cùng song hành với cái lạ - cái đáng lo. Ở khía cạnh này, Lí Bạch hồn tồn xứng đáng với những lời khen tặng của các nhà nghiên cứu phương Tây đã phong cho ơng: nhà đạo sĩ trữ tình, ngƣời kiếm tìm ảo ảnh (Sam Hill trong cuốn "Banished immortal" -Trích tiên), kẻ lang thang tinh nghịch (David Young trong "Wang Wei - Li Po -Tu Fu - Li Ho - Four T'ang poets" -Vương Duy - Lí Bạch - Đỗ Phủ - Lý Hạ, bốn thi sĩ đời Đường). Trải nghiệm trong những khơng gian khác lạ, Lí Bạch đã cĩ những cái nhìn rất mới về phong cảnh xung quanh ơng. Đĩ là những sắc màu trong trẻo, tinh khơi, nhẹ nhàng: những từ "thanh" (xanh), "lục" (biếc), "bạch" (trắng), "minh (sáng), "kính" (gương)... xuất hiện rất nhiều trong thơ Lí Bạch. Nước biếc, hồ thu, mây trắng, trời xanh, trăng sáng... là khơng gian quen thuộc nhất. Một khơng gian bao la, khống đạt với những sắc màu tự nhiên, tươi sáng là điểm rõ nét trong thơ Lí Bạch. Cảnh sắc trong thơ Lí Bạch vì thế khơng trau chuốt, phù hoa như ở thơ ca Lục triều, cũng khơng nhã đạm như tranh thủy mặc trong tứ tuyệt Vương Duy. Nĩ mang vẻ đẹp trong sáng, phi phàm [69]:
Sơn tùy bình dã tận Giang nhập đại hoang lƣu
Nguyệt hạ phi thiên kính, Vân sinh kết hải lâu
Núi trải cùng bãi phẳng, Sơng chảy vào hoang sơ Trăng hay gương trời sáng
Mây đùn, ngất biển xa (Lí Bạch, Độ Kinh Mơn tống biệt)
Thiên Mơn trung đoạn Sở giang khai, Bích thủy đơng lƣu chí thử hồi. Lƣỡng ngạn thanh sơn tƣơng đối xuất,
Cơ phàm nhất phiến nhật biên lai
Sở Giang cuồn cuộn núi phân đơi Dịng nước về đơng trở lại rồi Trên bến non xanh hai phía đối
Cánh buồm đi đến tự bên trời (Lí Bạch, Vọng Thiên Mơn sơn)
Cái đẹp và khác lạ của khơng gian du hiệp - du lãm trong thơ Lí Bạch cịn do nhà thơ chịu sự ảnh hưởng lối sống của một kiếm khách, thích ngao du sơn thủy để làm hiệp khách cứu đời, một lối sống hào phĩng, khẳng khái, thốt tục của Đạo gia. Chính tính chất du hiệp của Đạo gia đã tạo nên một thế quân bình giữa Nho và Đạo: Nho mượn khơng gian bao la rộng mở đề nâng cao tinh thần tiến thủ, thỏa mãn nhu cầu nhập thế. Đạo lại mượn khơng gian bao la để bộc lộ cảm giác tự do của cá nhân, để thỏa mãn yêu cầu phĩng khống. Nho giáo lấy quan điểm đạo đức để tham chiếu sơn thủy, cịn Đạo gia (Trang tử) lấy nhãn quan thẩm mĩ để đối đãi với vũ trụ [29,tr.86].Và cả hai truyền thống tham chiếu khơng gian như thế đã tạo thành đặc sắc khơng gian trong thi ca Trung Quốc, và đặc biệt hơn là thi ca của Lí Bạch.
Những vần thơ du lãm của Lí Bạch đã tạo cho khơng gian lữ thứ những nét đặc biệt như lời nhận xét của Phạm Hải Anh trong cơng trình Tứ tuyệt Lí Bạch: Cĩ thể nĩi rằng sự kết hợp giữa ba yếu tố Đẹp - Hùng - Sống Động đã làm nên sắc thái độc đáo trong thơ tả cảnh, du lãm của Lí Bạch.
CHƢƠNG 3.