Các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các loại hình KCHTTM

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 86 - 88)

2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KCHTTM

2.3.Các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các loại hình KCHTTM

Tính chất cạnh tranh trong quá trình phát triển giữa các loại hình KCHTTM được thể hiện khá rõ giữa loại hình bán lẻ hiện đại và truyền thống. Xu thế chung là các loại hình bán lẻ truyền thống sẽ bị thu hẹp trước

ưu thế cạnh tranh của các loại hình bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, đây là một quá trình diễn ra lâu dài cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển, Nhà nước cần phải kiểm soát quá trình đó không chỉ vì mục tiêu đảm bảo lợi ích của mỗi loại hình, mà còn vì mục tiêu đảm bảo tính ổn định trong phát triển. Vì vậy, để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong quá trình phát triển của các loại hình KCHTTM này, những giải pháp cơ bản cần áp dụng là:

+ Các địa phương cần có quan điểm khách quan trên cơ sở đánh giá

điều kiện cần và đủ trong đầu tư phát triển các loại hình KCHTTM bán lẻ, tránh tư tưởng cấp tiến trong phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại hay bảo thủ trong việc duy trì loại hình bán lẻ truyền thống.

+ Đảm bảo điều kiện cạnh tranh công bằng giữa các loại hình bán lẻ, tránh đưa ra những qui định quá khắt khe, hay khuyến khích đầu tư quá mức

đối với loại hình bán lẻ hiện đại, đồng thời từng bước nâng cao điều kiện hay yêu cầu đối với cơ sở bán lẻ truyền thống, tăng cường quản lý các hộ

kinh doanh nhỏ, người bán hàng rong.

2.3. Các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các loại hình KCHTTM KCHTTM

Ngoài những giải pháp trên đây, đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển các loại hình KCHTTM. Bởi vì, hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào khả

năng khai thác, vận hành giá trị tài sản đã được đầu tư và điều này lại chủ

của đội ngũ lao động trong việc khai thác và vận hành các loại hình KCHTTM đã được đầu tư ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Tuy nhiên, do tính khác biệt về lao động trong từng loại hình KCHTTM, các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

(1) Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với chợ:

Những hạn chế cơ bản của các chợ hiện nay có liên quan đến mô hình quản lý chợ, nhưng sâu xa hơn chính là năng lực của lao động quản lý. Vì vậy, đối với chợ, đối tượng lao động cần được đào tạo nâng cao trình độ là đội ngũ lao động quản lý chợ.

Đối với đối tượng lao động này, những kỹ năng lao động cơ bản cần được chú trọng đào tạo là:

+ Đào tạo nâng cao kiến thức pháp luật và các qui định cụ thể có liên quan đến vấn đề như: Quản lý hộ kinh doanh nhỏ; Quản lý vệ sinh môi trường; Phòng cháy, chữa cháy; Đảm bảo an ninh, trật tự công cộng;…

+ Nâng cao hiểu biết và khả năng xây dựng mối quan hệ quản lý giữa

đơn vị quản lý chợ với các cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước. + Bồi dưỡng kiến thức marketing trong hoạt động kinh doanh chợ, tăng khả năng tiếp cận, thu hút các hộ kinh doanh của các lao động quản lý chợ.

(2) Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho siêu thị, TTTM:

Siêu thị, TTTM là loại hình kinh doanh hiện đại với trình độ tổ chức quản lý cao do đó cần có đội ngũ lao động đủ trình độ để vận hành các siêu thị một cách hiệu quả. Thực tế, nguồn lao động đáp ứng cho nhu cầu phát triển siêu thị, TTTM hiện nay còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển cả về lao động quản lý và đội ngũ lao động nghiệp vụ. Đại đa số nhân viên nghiệp vụ chưa được đào tạo cơ bản, chỉ một số ít được đào tạo một thời gian ngắn trước khi nhận việc hoặc từ nguồn khác, thiếu kiến thức văn hoá xã hội, khả năng vận hành các thiết bị còn thấp, thiếu hiểu biết tối thiểu về thương phẩm hàng hoá.

Giải pháp nâng cao trình độ của lao động quản lý siêu thị, TTTM trong những năm tới cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và khả năng xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh siêu thị, TTTM cho các lao động quản lý;

- Bồi dưỡng, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức chuỗi giá trị cung

ứng theo công nghệ logisitics vào tổ chức và quản lý hệ thống phân phối của các nhà quản lý siêu thị, TTTM.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 86 - 88)