TTTM trong vùng KTTĐMT thời kỳ 2006 - 2020
Hệ thống siêu thị và TTTM mới bắt đầu phát triển ở nước ta từ cuối những năm 90 và hoạt động tương đối thành công ở các đô thị lớn, nhất là tại TP TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các siêu thị chủ yếu phát triển ở qui mô nhỏ và rất nhỏ, các TTTM chủ yếu là các TTTM “đóng” với qui mô nhỏ, kiến trúc không hiện đại và quan trọng hơn là thiếu nhiều chức năng hoạt
động, thường chỉ tập trung vào chức năng mua, bán hàng hoá. Thực tế này cho thấy, những điều kiện kinh tế, xã hội cần và đủ cho sự phát triển của các siêu thị, TTTM ở các đô thị lớn nước ta cũng mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, những điều kiện này sẽ được bổ sung và lớn dần trong thời kỳ 2006 - 2020 tại các khu đô thị lớn của cả nước nói chung và tại vùng KTTĐMT nói riêng.
• Điều kiện kinh tế:
+ Trước hết, sự phát triển của siêu thị, TTTM gắn liền với sự phát triển của tiêu dùng của xã hội. Cơ sở kinh tế trong phát triển tiêu dùng xã hội chính là khả năng thanh toán hay mức thu nhập bình quân đầu người. Theo
đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị, đối với các
đô thị châu á, điều kiện kinh tế chín muồi cho phát triển siêu thị là mức thu nhập bình quân đầu người dân đô thị đạt tối thiểu 1000 USD/người và để
phát triển đại siêu thị là 2000 USSD/người.
+ Thứ hai, nhiều cơ sở cung cấp hàng hoá trong nước (kể cả nhà sản xuất và nhà phân phối bán buôn) đã đạt đến trình độ tiêu chuẩn hoá cao và
đảm bảo sự đồng đều về chất lượng sản phẩm,... một cách tương xứng với yêu cầu về qui cách, chất lượng hàng hoá bán qua các siêu thị, TTTM.
+ Thứ ba, các thương nhân có khả năng và sẵn sàng tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng, cũng như các dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ chuyên ngành khác đã tương đối phát triển cả về số lượng và trình độ cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Điều kiện này đặc biệt quan trọng
đối với quá trình phát triển các TTTM; • Điều kiện xã hội:
+ Các đô thị đã đạt đến trình độ đô thị hoá cao, trong đó có các khu chung cư hiện đại với mật độ dân số tập trung cao, trình độ nhận thức hay nếp sống của dân cư đô thịđã hình thành rõ nét, các điểm bán lẻ qui mô nhỏ
không có đất để phát triển, công tác tổ chức và quản lý đô thị được thực hiện dựa trên những qui định mang tính pháp luật chặt chẽ và nghiêm minh,...;
+ Tỷ lệ dân cư đô thị, kể cả dân nhập cư được đảm bảo có việc thường xuyên và thu nhập tương đối ổn định.
Đối với vùng KTTĐMT, từ thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ 2006 - 2020 cho thấy, những điều kiện kinh tế, xã hội này có thể sẽ xuất hiện vào giai đoạn sau 2010, trước hết là tại Đà Nẵng và sau 1015 tại một số đô thị lớn khác trong vùng.
• Các tiêu chuẩn đối với siêu thị và TTTM:
Các tiêu chuẩn về siêu thị và TTTM, về cơ bản, đã được thể hiện trong Qui chế siêu thị và TTTM do Bộ Thương mại ban hành. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đối với TTTM nên được tách bạch và được bổ sung một cách tương ứng với hai mô hình phát triển trên đây. Cụ thể là:
+ Các TTTM “đóng” thường được xây dựng tại các khu vực trong nội
đô, do đó, cần qui định bổ sung các tiêu chuẩn như:
Tiêu chuẩn về vị trí xây dựng toà nhà TTTM: Khoảng cách tối thiểu với các khu dân cư là 7 m, mép đường giao thông chính là 4 m, các công trình ngầm từ 15 - 30 m;
Tiêu chuẩn về diện tích mặt bằng toà nhà: Tuỳ theo quan điểm phát triển loại hình này có thể qui định mức diện tích tối đa hoặc tối thiểu. Đối với vùng KTTĐMT, trong giai đoạn 2006 - 2020, để hạn chế bớt ảnh hưởng của các TTTM này đến môi trường và thương mại (tại các loại hình bán lẻ
truyền thống), có thể qui định diện tích tối đa. Mặt khác, quỹ đất trong các khu vực nội đô thường hạn hẹp, do đó qui mô diện tích tối đa của các TTTM
hành. Diện tích toà nhà có thể chỉ từ 1.000 đến 1.500 m2 (chưa kể diện tích lưu không và diện tích đảm bảo không gian kiến trúc của công trình lớn). Tiêu chuẩn về kiến trúc: Do Bộ Xây dựng ban hành bao gồm cả kiến trúc toà nhà và cảnh quan.
Tiêu chuẩn về hoạt động tại các TTTM đóng: Có thể vận dụng tương tự như Qui chế đã ban hành, nhưng cần có bổ sung về đánh giá tác động đến môi trường của các TTTM này.
+ Các TTTM “mở” thường được xây dựng tại các khu vực ngoại vi các khu đô thị lớn, do đó, cần qui định bổ sung các tiêu chuẩn như:
Tiêu chuẩn về vị trí xây dựng TTTM mở: Bên cạnh những qui định về
khoảng cách tối thiểu với các khu dân cư, đường giao thông chính, các công trình ngầm, cần có qui định bổ sung về chiều rộng, chiều dài để tránh việc xây dựng TTTM chạy dài theo đường hay quá nông. Ngoài ra, cần có qui
định bắt buộc hay khuyến khích xây dựng TTTM mở tại các khu vực ngoại vi đô thịđể giảm thiểu tác động đến môi trường và sinh hoạt trong nội đô. Tiêu chuẩn về diện tích mặt bằng TTTM mở: Có thể áp dụng qui định về diện tích mặt bằng tối thiểu là từ 20.000 m2 trở lên và chiều dài theo
đường giao thông phải đạt tối thiểu 100 m.
Tiêu chuẩn về kiến trúc: Do Bộ Xây dựng ban hành bao gồm cả kiến trúc các toà nhà và cảnh quan.