Các giải pháp đảm bảo quan hệ phát triển giữa các loại hình KCHTTM

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 83 - 86)

2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KCHTTM

2.2.Các giải pháp đảm bảo quan hệ phát triển giữa các loại hình KCHTTM

KCHTTM

Giữa các loại hình KCHTTM có mối quan hệ với nhau trong quá trình phát triển. Các mối quan hệ đó hoặc là mang tính kế thừa, hoặc là mang tính tương tác nhau tạo điều kiện cho nhau phát triển. Hiệu quả đầu tư phát triển KCHTTM có liên quan chặt chẽ với khả năng khai thác các mối quan hệ đó

trong quá trình phát triển. Những mối quan hệ phát triển giữa các loại hình KCHTTM cần được chú trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào các loại hình KCHTTM ở nước ta nói chung và tại vùng KTTĐMT nói riêng trong thời kỳ

2006 – 2020, nhất là trong giai đoạn 2006 - 2010 do tính chất chuyển hoá giữa các loại hình KCHTTM khi nền kinh tế chuyển từ thời kỳ kém phát triển sang thời kỳ phát triển nhanh.

(1) Các giải pháp đảm bảo tính kế thừa trong quan hệ phát triển giữa các loại hình KCHTTM

Trong số 5 loại hình KCHTTM được xem xét qui hoạch trên đây, tính kế thừa trong quá trình phát triển giữa các loại hình KCHTTM được thể hiện khá rõ giữa loại hình chợ truyền thống với chợ đầu mối và giữa chợđầu mối với các cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần. Bởi vì, các chợ truyền thống qui mô lớn là những chợ đã hội tụ được những điều kiện phát triển để trở thành đầu mối trong quan hệ trao đổi hàng hoá trong phạm vi rộng. Do đó, nếu các chợ

này vẫn đáp ứng được các điều kiện phát triển như qui mô diện tích mặt bằng rộng để phát triển hoạt động kinh doanh qui mô lớn; Không gây ảnh hưởng đến trật tự đô thị, vệ sinh môi trường,… thì có thể từng bước phát triển thành chợ đầu mối trên cơ sở gia tăng các hoạt động tuyển chọn, phân loại, tiêu chuẩn hoá sản phẩm,… Hoặc, khi các chợ đầu mối phát triển đến mức có sự liên kết chặt chẽ các dịch vụ từ tìm kiếm nguồn hàng, dịch chuyển nó và đảm bảo khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm đến các cơ sở

tiêu thụ, khi đó chợđầu mối sẽ hoạt động như một cơ sở hay trung tâm cung cấp dịch vụ hậu cần cho lưu thông hàng hoá nội địa. Chính tính kế thừa trong phát triển giữa các loại hình KCHTTM này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư do: 1) Tiết kiệm quỹ đất đang ngày càng khan hiếm; 2) Tận dụng

được cơ sở vật chất - kỹ thuật và năng lực kinh doanh của các thương nhân; 3) Khắc phục nguy cơ giảm hiệu quả của cơ sở cũ khi điều kiện tồn tại của nó không còn vững chắc.

Các giải pháp cơ bản đểđảm bảo tính kế thừa trong phát triển các loại hình KCHTTM này là:

+ Trong xu thế nhu cầu xây dựng chợ đầu mối đang gia tăng nhanh hiện nay, các địa phương cần đánh giá kỹ lưỡng các điều kiện phát triển chợ

qui mô lớn hiện nay để có thể chuyển hướng phát triển thành các chợ đầu mối;

+ Khi qui hoạch và đầu tư xây dựng chợ đầu mối, các địa phương cần có định hướng phát triển lâu dài để nó trở thành các trung tâm cung cấp dịch vụ hậu thương mại phục vụ hoạt động lưu thông hàng hoá nội địa;

Đối với vùng KTTMT, những giải pháp này cũng đã được tính đến khi xác định phương án qui hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện qui hoạch sẽ có nhiều yếu tố tác động cần được đánh giá lại và điều chỉnh qui hoạch.

(2) Các giải pháp đảm bảo tính hỗ trợ trong quan hệ phát triển giữa các loại hình KCHTTM

Tính chất hỗ trợ trong quá trình phát triển giữa các loại hình KCHTTM được thể hiện khá rõ giữa loại hình chợ, chợ đầu mối, cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần với các cơ sở bán lẻ, nhất là với các cơ sở bán lẻ hiện

đại. Trong đó, sự phát triển của các cơ sở bán lẻ chính là tiền đềđể phát triển các chợđầu mối, cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần. Ngược lại, khi các chợ đầu mối và cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần phát triển sẽ làm tăng năng suất lao

động và tạo ra hiệu quả cao cho các cơ sở bán lẻ. Mối quan hệ này có thể

biểu diễn bằng sơđồ sau:

Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng Đơn chào hàng Đơn chào hàng

Hàng hoá Hàng hoá

Tính hỗ trợ trong phát triển giữa các loại hình KCHTTM này sẽ ngày càng tăng lên cùng với quá trình phát triển của phân công và hợp tác lao

động trong qui trình thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay nói chung và tại vùng KTTĐMT nói riêng, trình độ phát triển của phân công và hợp tác lao động trong qui trình thương mại vẫn còn thấp. Tuy nhiên, chính nhu cầu phát triển các chợđầu mối tại các vùng kinh tế lớn hiện nay là dấu hiệu của yêu cầu phát triển phân công và hợp tác lao động trong qui trình thương mại. Dấu hiệu này sẽ ngày càng rõ nét và phổ biến hơn trong thời kỳ 2006 - 2020. Do đó, để đảm bảo tính hỗ trợ giữa các loại hình KCHTTM trong thời kỳ qui hoạch này, các giải pháp cơ bản cần chú trọng trong quá trình phát triển, bao gồm:

+ Các địa phương cần thường xuyên đánh giá qui mô, trình độ phát triển của thị trường bán lẻ, nhất là tại các khu đô thị lớn để xác định thời

Chợ đầu mối. Cơ sở cung cấp dịchvụ hậu cần Cơ sở tiêu thụ: + TTTM + Siêu thị + Các cơ sở bán lẻ khác, kể cả chợbán Cơ sở nguồn hàng (sản xuất trong nước và nhập khẩu)

điểm cần thiết thực hiện đầu tư xây dựng chợ đầu mối và cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần;

+ Khi đã thực hiện đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần, các địa phương cần nâng cao yêu cầu hay điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở bán lẻ (yêu cầu về xuất xứ hàng hoá bán ra, về

chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, về đảm bảo vệ sinh môi trường,…) để xây dựng mối quan hệ giữa các loại hình này, qua đó tạo điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động của chợ đầu mối, cơ sở cung cấp dịch vụ

hậu cần.

(3) Các giải pháp đảm bảo tính cạnh tranh trong quan hệ phát triển

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 83 - 86)