1. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCHTTM
1.5. Giải pháp và chính sách trong đầu tư phát triển kho cảng xăng dầu
Các giải pháp và chính sách đầu tư phát triển cơ sở kho cảng xăng dầu tại vùng KTTĐMT trong thời kỳ 2006 - 2020 được đề xuất trên cơ sở và nhằm giải quyết các vấn đềđặt ra trong phát triển, như:
1) Đảm bảo sự gia tăng năng lực tiếp nhận và dự trữ xăng dầu tương ứng với sự gia tăng qui mô tiêu thụ xăng dầu của vùng KTTĐMT theo từng giai đoạn trong thời kỳ 2006 - 2020;
2) Khai thác lợi thế về phát triển các kho cảng xăng dầu tại các địa phương trong vùng KTTĐMT và đảm bảo cung cấp thuận tiện cho các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và khả năng tái xuất xăng dầu;
3) Đảm bảo vai trò điều tiết thị trường xăng dầu của nhà nước trong điều kiện có nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu. • Giải pháp và chính sách về phát triển cơ sở kho, cảng xăng dầu của
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:
Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì Việt Nam vẫn chưa mở cửa thị trường xăng dầu. Nghĩa là trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn chỉ bao gồm các thành phần kinh tế trong nước (không kể các liên doanh đầu tư vào các nhà máy lọc dầu). Vì vậy, các giải pháp và chính sách chủ yếu về phát triển cơ sở kho cảng xăng dầu ở
nước ta nói chung và vùng KTTĐMT nói riêng trong thời kỳ 2006 - 2020, như sau:
+ Trong thời kỳ 2006 - 2020, cùng với việc bãi bỏ cơ chế bù giá xăng dầu, chuyển dần kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần nhanh chóng tách chức năng dự trữ xăng dầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của doanh nghiệp xăng dầu Nhà nước về Cục dự trữ quốc gia.
+ Trong giai đoạn trước mắt (2006 - 2010) các doanh nghiệp xăng dầu Nhà nước cần đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng các cảng, kho đầu mối tiếp nhận, và kho trung chuyển xăng dầu tại các vị trí thuận lợi. Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu, Nhà nước có thể cho phép xây dựng các kho cấp phát, tiêu thụ xăng dầu
ở qui mô tương xứng với nhu cầu dự trữ lưu thông cho mạng lưới bán lẻ
xăng dầu;
+ Trong các giai đoạn tiếp theo, Nhà nước, một mặt, các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục đầu tư tăng công suất của các kho, cảng đầu mối tiếp nhận xăng dầu. Mặt khác, khi các cơ sở lọc hoá dầu trong nước đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, tại vùng KTTĐMT, Nhà nước cần tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kho cảng tiếp nhận và dự trữ dầu thô.
• Giải pháp và chính sách sử dụng đất đai xây dựng cơ sở kho cảng xăng dầu:
Hiện nay, tại vùng KTTĐMT, hầu hết các doanh nghiệp xăng dầu sử
dụng diện tích đất đai để xây dựng cơ sở kho cảng xăng dầu dưới hình thức thuê quyền sử dụng đất dài hạn của Nhà nước, nhưng cũng có doanh nghiệp
được giao quyền sử dụng đất. Trong giai đoạn tiếp theo, để phù hợp với tính chất kinh doanh mặt hàng xăng dầu và đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, Nhà nước nên thống nhất chính sách cho các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế được thuê quyền sử dụng đất đai (dài hạn) để xây dựng kho, cảng xăng dầu với giá cho thuê phù hợp với yêu cầu
đảm bảo ổn định giá kinh doanh xăng dầu.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, do điều kiện kinh doanh thực tế, việc
đầu tư xây dựng kho cảng xăng dầu vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, để tạo lợi thế phát triển trong các giai đoạn tiếp theo cho các doanh nghiệp Nhà nước có thể ưu tiên giao quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tại những vị trí thuận tiện, góp phần giảm chi phí đầu tư
xây dựng, giảm cho phí vận chuyển xăng dầu đến các điểm tiêu thụ,... Tuy nhiên, để giảm bớt tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong việc xây dựng kho đầu nguồn, Nhà nước cần có qui định các điều kiện cần thiết đối với doanh nghiệp được thuê sử dụng đất, chẳng hạn như điều kiện về phát triển kinh doanh xăng dầu đến vùng sâu, vùng xa,....
Đối với hệ thống kho xăng dầu dự trữ quốc gia, Nhà nước sẽ giao quyền sử dụng đất cho Cục dự trữ quốc gia.
• Giải pháp và chính sách về vốn đầu tư xây dựng kho, cảng xăng dầu:
Các cơ sở kho, cảng xăng dầu của các doanh nghiệp Nhà nước là tài sản cố định phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, vốn
đầu tư xây dựng do doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tự có và vốn vay
để đầu tư. Thực trạng vốn của các công ty xăng dầu vùng KTTĐMT cho thấy, nguồn vốn tự có hiện chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các kho cảng, xăng dầu trong thời kỳ
2006 - 2020 lại khá lớn. Nghĩa là, nếu tăng cường đầu tư vào xây dựng kho cảng xăng dầu, các doanh nghiệp phải huy động số lượng vốn vay lớn. Để
giải quyết khó khăn khăn này, Nhà nước có thể thực hiện chính sách như: 1) Cấp bổ sung vốn cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư lớn vào xây dựng các kho, cảng xăng dầu đầu mối tiếp nhận và kho trung chuyển;
2) Cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay với lãi suất thấp khi
đầu tư vào xây dựng kho cảng xăng dầu tiếp nhận đầu mối và kho trung chuyển;