Xác định vai trò, chức năng hoạt động của siêu thị, TTTM trong vùng KTTĐMT thời kỳ 2006

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 26 - 28)

vùng KTTĐMT thời kỳ 2006 - 2020

Những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đối với vai trò và chức năng hoạt

động của các siêu thị, TTTM trong vùng KTTĐMT thời kỳ 2006 - 2020, bao gồm:

+ Cùng với triển vọng tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐMT trong thời kỳ 2006 - 2020, mức thu nhập bình quân đầu người trong vùng, nhất là của dân cư các khu đô thị lớn sẽ nâng lên. Đây là cơ sở kinh tế làm thay đổi thói quen tiêu dùng và hành vi mua sắm của dân cư;

+ Cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trong vùng KTTĐMT thời kỳ 2006 - 2020, yêu cầu về tổ chức các khu đô thị, các khu công nghiệp theo hướng văn minh hiện đại sẽđặt ra ngày càng cấp thiết hơn.

Điều này sẽ đòi hỏi phải có những loại hình KCHTTM hiện đại và mang lại nhiều tiện ích hơn;

+ Yêu cầu phát triển Vùng KTTĐMT như một vùng động lực tăng trưởng đối với khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và tăng cường khả năng hợp tác phát triển với nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khu vực là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến vị trí và chức năng hoạt

động của các siêu thị và TTTM trong vùng.

+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị, cũng như yêu cầu đảm bảo sự phát triển của loại hình thương nghiệp bán lẻ truyền thống tại vùng KTTĐMT trong thời kỳ 2006 - 2020 sẽ

tác động đến vai trò và chức năng hoạt động của các siêu thị, TTTM theo hướng đảm bảo sự tương xứng điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai

đoạn phát triển.

Vì vậy, vai trò, chức năng hoạt động của siêu thị, TTTM tại vùng KTTĐMT trong thời kỳ 2006 - 2020 được xác định như sau:

Về vai trò của siêu thị, TTTM:

+ Các siêu thị, TTTM có vai trò như một nhân tố thúc đẩy các hoạt

động thương mại trong vùng, nhất là hoạt động bán lẻ hàng hoá phát triển theo hướng văn minh, hiện đại với phạm vi và qui mô hoạt động ngày càng tăng. Tuy nhiên, vai trò này sẽ thực sự cần thiết trước hết tại các địa phương trong vùng có tỷ lệ đô thị hoá cao.

+ Với tiềm năng phát triển kinh tế du lịch và một số ngành dịch vụ

khác của vùng KTTĐMT, siêu thị và TTTM còn có vai trò hỗ trợ cho các ngành này phát triển nhanh hơn.

+ Siêu thị, TTTM trong vùng KTTĐMT còn góp phần tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh tế gắn liền với các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây của vùng Miền Trung - Tây Nguyên và hướng tới các nước thuộc khu vực ASEAN.

Về chức năng của siêu thị và TTTM:

Đối với siêu thị, chức năng hoạt động chính là bán lẻ hàng hoá cho tiêu dùng dân cư tại các khu vực đô thị lớn trong vùng KTTĐMT.

Đối với các TTTM, cần phân biệt hai mô hình phát triển: TTTM “đóng” và TTTM “mở”. Trong đó:

+ Các TTTM “đóng” là một toà nhà qui mô lớn được thiết kế, xây dựng hiện đại và phù hợp với yêu cầu của một nơi diễn ra các hoạt động thương mại đa dạng với mật độ tập trung cao. Chức năng hoạt động của các TTTM “đóng”, về cơ bản bao gồm: Hoạt động bán lẻ của siêu thị; Hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng; Hoạt động kinh doanh

các ngành dịch vụ khác, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...; Các hoạt động môi giới, xúc tiến thương mại và đầu tư;...

+ Các TTTM “mở” là một khu vực rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ cho yêu cầu thực hiện các hoạt động kinh doanh. Chức năng hoạt động của các TTTM “mở” cũng gần tương tự với các TTTM “đóng”, nhưng có một số khác biệt: Thứ nhất, Không gian của các TTTM này là không gian mở, môi trường thông thoáng và tương đối cách biệt với khu dân cư; Thứ hai, các cơ sở cung cấp dịch vụ

phục vụ cho cá nhân và cộng đồng (mua sắm, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi...) có qui mô lớn hơn, dịch vụ đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu của số đông khách hàng, nhất là vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần; Thứ ba, trong các TTTM không có các hoạt động kinh doanh gây nguy hại hay ảnh hưởng xấu đến môi trường (khói, bụi, rác thải,...).

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Trang 26 - 28)